Miếu Tiên Công
Cẩm La - Yên Hưng - Quảng NinhĐịa chỉ hiện nay
Cẩm La - Yên Hưng - Quảng Ninh
Vị trí
Ngôi miếu ở xã Cẩm La, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, cạnh trụ sở UBND xã. Miếu được xây dựng từ lâu, đến năm Gia Long thứ 3 (1804) thì xây dựng lại và được trùng tu, sửa chữa nhiều lần về sau.
Đối tượng suy tôn
Miếu thờ 19 vị Tiên Công có công đầu tiên trong việc quai đê lấn biển, lập nên đảo Hà Nam với xóm làng trù phú như ngày nay. Theo truyền thuyết xưa kia đảo Hà Nam là một bãi bồi ngập nước ở cửa sông Bạch Đằng. Năm 1434, khi vua Lê Thái Tông lên ngôi, cho mở mang kinh thành, 19 chàng trai quê ở phường Kim Hoa, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long đã rủ nhau xuống đây khai phá vùng đất mới. Các chàng trai đã dựa vào các doi đất cao ở bãi bồi này cùng với dân vạn chài ở đây quai đê lấn biển, lập nên phường Bông Lưu (sau thành xã Phong Lưu, gồm Cẩm La, Yên Đông, Phong Cốc).
Kiến trúc
Miếu kiến trúc theo kiểu chữ 二 Nhị gồm Tiền đường 3 gian và Hậu cung 3 gian. Các khám thờ bài vị, bia đá, câu đối, đại tự được chạm trổ điêu khắc mang dấu ấn thời Nguyễn. Hằng năm, miếu mở hội vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Miếu đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1990.
xã Liên Hoà - thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng NinhĐịa chỉ hiện nay
Cẩm La - Yên Hưng - Quảng Ninh
Địa chỉ hiện nay
xã Liên Hoà - thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh
Miếu Tiên Công nằm ở xóm 1, thôn Trung Bản, xã Liên Hoà, thị xã Quảng Yên (huyện Yên Hưng cũ), tỉnh Quảng Ninh, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số số 51/2001/QĐ-BVHTT, ngày 27/12/2001,
Miếu có tên là miếu Tiên Công bởi miếu thờ hai vị tiên công của làng là Hoàng Nông và Hoàng Nênh. Hai vị Tiên Công Hoàng Nông, Hoàng Nênh có công chiêu mộ nhân dân đến vùng đất mới khai canh lấn biển, lập làng. Từ bãi bồi lau sậy của những năm đầu thế kỷ 15, ngày nay đảo Hà Nam đã trở thành một vùng quê giàu có, trù phú, nhà ngói, nhà tầng san sát, các hoạt động văn hoá xã hội, y tế, giáo dục phát triển. Có được ngày nay không thể không nhắc tới công lao của các vị Tiên Công, những người có công đầu trong việc biến bãi bồi thành xóm làng đông vui trù phú. Bởi vậy ngay từ thời Hậu Lê, nhân dân ở xứ Bản Động đã suy tôn 2 cụ là Nhị vị Tiên Công, xây dựng miếu thờ, hàng năm cúng tế để ghi nhớ công ơn. Hai cụ được coi như Thành hoàng của xứ Bản Động bấy giờ và là Tiên Công của xã Liên Hoà ngày nay.
Khởi dựng miếu Tiên Công chỉ là nhà tranh. Đầu thời Nguyễn, miếu được chuyển về xứ đồng Đìa Đa, thôn Trung Bản. Đến thời Duy Tân chuyển về xóm Thượng, thôn Trung Bản, nay là xóm 1, thôn Trung Bản, xã Liên Hoà. Thời kỳ này miếu được nhân dân đầu tư công sức, tiền của xây dựng khang trang, đến thời Duy Tân nhị niên (1908) miếu được trùng tu.
Không chỉ có giá trị về lịch sử - văn hoá, miếu Tiên Công còn là một “Bảo tàng” mỹ thuật trưng bày các hiện vật rất có giá trị về điêu khắc gỗ. Ngoài các bức chạm truyền thống được thể hiện ở các vì kèo, đầu bẩy, đầu dư, con rường… các đồ thờ tự ở đây đều thể hiện được sự điêu luyện của nghề mộc mỹ nghệ của nhân dân địa phương. Những đường nét chạm trổ trên các hiện vật thờ tự, từ bài vị cho đến các khám thờ, các bức cửa võng, đại tự, câu đối, đều mang đậm nét riêng biệt của bản sắc văn hoá dân tộc với nhiều đề tài phong phú, đa dạng như tứ linh, hổ phù, rồng chầu, hoa lá cách điệu, mây mác, cá chép hoá rồng… tất cả đều tạo nên một vẻ linh thiêng, tôn kính.
Để tưởng nhớ công lao của hai vị tiên công Hoàng Nông, Hoàng Nênh hàng năm vào ngày mùng 5 tháng Giêng, dân làng tổ chức lễ hội. Vào ngày này các gia đình ở Trung Bản có cụ thượng thọ 80, 90, 100 tuổi thì trong nhà trang trí thật đẹp, làm các loại bánh cổ truyền để khao họ hàng, trên bàn thờ thì có câu đối, đồ thờ tự và mâm ngũ quả, trong mâm ngũ quả là hình ảnh một con long mã (bằng hoa quả) biểu tượng cho một loài vật dữ ở biển đã quy y nhà phật, làm công việc trị thuỷ giúp dân… Sáng 5 tháng Giêng, các gia đình rước cụ thượng lên miếu Tiên Công, đến 12 giờ trưa khi tất cả các cụ đã có mặt đầy đủ thì lần lượt các cụ vào lễ trong nhà thờ tổ. Sau đó thì các vị chức sắc trong làng chọn ra 4 cụ thượng mạnh khoẻ, gia đình phương trưởng bê 4 hòn đất đã được xẻ vuông vắn đặt trước bàn thờ Tiên Công. Đây gọi là lễ động thổ.
Lễ hội ở miếu Tiên Công là dịp con cháu trong dòng họ, dân làng tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn đối với tổ tiên của dòng họ, với các vị Tiên Công của làng.