<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Thành phố Vĩnh Yên

Sơ lược
 

Vĩnh Yên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên cách Hà Nội khoảng 55 km.

Lịch sử hình thành
 

Thời Hùng Vương thế kỷ thứ 7 đến năm 210 trước công nguyên, khu vực Vĩnh Yên thuộc bộ Văn Lang.

Thời Thục phán An Dương Vương 210 đến năm 179 trước công nguyên, Vĩnh Yên thuộc bộ Mê Linh.

Trong thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ, Vĩnh Yên thuộc quận Giao Chỉ, sau đó thuộc quận Phong Châu.

Thời nhà Trần, thế kỷ 13-14, Vĩnh Yên thuộc huyện Tam Dương, trấn Tuyên Quang.

Thời nhà Lê, Vĩnh Yên thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây.

Thời Nhà Nguyễn, phần lớn Vĩnh Yên thuộc phủ Tam Đái, một phần nhỏ thuộc phủ Đoan Hùng, đều thuộc trấn Sơn Tây.

Từ ngày 20/10/1890 - tháng 4/1891 Vĩnh Yên thuộc địa phận đạo Vĩnh Yên.

Ngày 12/4/1891, đạo Vĩnh Yên giải thể, Vĩnh Yên trở lại thuộc tỉnh Sơn Tây.

Ngày 29/12/1899, tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại một vùng đất thuộc xã Tích Sơn, núi An Sơn (khu đồi cao ngày nay) được gọi là Vĩnh Yên (là tên ghép của phủ Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc).

Năm 1903, đô thị Vĩnh Yên được xác lập gồm 2 phố: Vĩnh Thành, Vĩnh Thịnh và 10 làng: Cổ Độ, Bảo Sơn, Đạo Hoằng, Hán Lữ, Định Trung, Đôn Hậu, Khai Quang, Nhân Nhũng, Xuân Trừng và làng Vĩnh Yên.

Tháng 2/1950, 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Tháng 3/1968, Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 1/1/1997, Quốc hội khoá 10 quyết định chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Vĩnh Yên trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 1/12/2006, Chính phủ ra Nghị định số 146/2006 về việc thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vĩnh Yên.

Điều kiện tự nhiên
 

Vị trí địa lý

Phía Đông Vĩnh Yên giáp huyện Bình Xuyên; phía Tây giáp 2 huyện Yên Lạc, Tam Dương; phía Nam giáp 2 huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, phía Bắc giáp 2 huyện Tam Đảo, Tam Dương.

Địa hình

Địa hình đồng bằng và núi sót.

Khí hậu

Vĩnh Yên thuộc vùng khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình là 23,7oC, độ ẩm 81%, lượng mưa trung bình là 1.603 mm/năm.

Tài nguyên

Vĩnh Yên có đất sét ở đầm Vạc, Quất Lưu; cao lanh ở Ðịnh Trung; sắt ở Khai Quang

Điều kiện kinh tế, xã hội
 

Tiềm năng kinh tế

Đất đai ở Vĩnh Yên thích hợp trồng các loại cây như: lúa, ngô, nguyên liệu giấy và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.

Vĩnh Yên có thế mạnh về ngành công nghiệp cơ khí lắp ráp, cơ điện, chế biến nông sản, may mặc, dịch vụ thương mại, du lịch.

Trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có các tuyến quốc lộ 2, 2B, 2C, đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua.

Văn hoá, xã hội

Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính bao gồm 7 phường: Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Khai Quang, Đồng Tâm và 2 xã: Định Trung, Thanh Trù.

Tiềm năng du lịch

Trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có các điểm du lịch như: Bảo tàng Vĩnh Phúc, nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Hà Tiên, khu du lịch đầm Vạc, chùa Hoa Nở, chùa Cói, đền Trinh Uyển, đình Đông Đạo

Mục tiêu

Vĩnh Yên phấn đấu đến năm 2010, giá trị ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 26,1%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.249 tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2009. Vĩnh Yên sẽ tập trung phát triển những ngành chủ lực, có lợi thế như công nghiệp cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm; đưa công nghiệp về nông thôn…


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt