<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Huyện Vĩnh Tường

Vị trí

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch, phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dương, phía Đông giáp huyện Yên Lạc, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây Nam giáp tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, huyện Vĩnh Tường còn tiếp giáp với 3 trung tâm là thành phố Việt Trìthành phố Sơn Tây và thành phố Vĩnh Yên.

Thông tin sơ lược

Diện tích: 141,8 km2

Dân số: 189100 người

Mật độ: 1333 người/km2

Huyện lỵ: thị trấn Vĩnh Tường.

Huyện gồm 2 thị trấn: thị trấn Vĩnh Tường và thị trấn Thổ Tang cùng 27 xã khác: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ Sao, Đại Đồng, Tân Tiến, Lũng Hòa, Cao Đại, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Tân Cương, Phú Thịnh, Thượng Trưng, Vũ Di, Lý Nhân, Tuân Chính, Vân Xuân, Tam Phúc, Tứ Trưng, Ngũ Kiên, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa, Vĩnh Ninh.

Lịch sử

Vào đời Hậu Lê là phủ Tam Đa, sau đổi là Vĩnh Tường. Năm 1891 đổi thuộc tỉnh Vĩnh Yên, gồm 6 huyện.

Năm 1945 đổi là huyện Vĩnh Tường. năm 1968 thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1977, huyện Vĩnh Tường hợp nhất với huyện Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc. Tháng 10/1995, lại tách thành 2 huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. Huyện Vĩnh Tường là quê Nguyễn Thái học, Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Viết Xuân.

Điều kiện tự nhiên

Huyện có địa hình đồng bằng tích tụ gian sông, tương đối bằng phẳng và hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã: Lũng Hoà, Bồ Sao, Yên Lập, Việt Xuân, Kim Xá. Phía Tây và Tây Nam có nhiều ao, hồ, đầm. Có các sông: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy chảy qua. Sông Hồng chảy qua phía Tây và Nam huyện.

Là một huyện nông nghiệp với các nguồn lực chủ yếu của Vĩnh Tường là đất đai, mặt nước và nguồn lao động khá dồi dào, cụ thể.

Kinh tế

Địa hình của huyện Vĩnh Tường khá thuận lợi cho phát triển thâm canh cây trồng và chăn nuôi đa dạng với việc tạo ra các mô hình trang trại khác nhau như: nông nghiệp trồng lúa, rau xanh, mía. Chăn nuôi gia cầm, lợn, cá bò. Chế biến nông sản, các nghề thủ công mỹ nghệ, dịch vụ thương mại rất phát triển do Vĩnh Tường gần trung tâm các thành phố, thị xã lớn.

Giao thông

Huyện có mạng lưới giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh. Trong đó có các tuyến như: quốc lộ 2, tỉnh lộ 303, đường sắt  thành phố Hà NộiLào Cai chạy qua. Điều này thuận tiện cho việc lưu thông tiêu thụ nông sản, hàng hoá của huyện. Bên cạnh đó, hệ thống của các sông Hồng, sông Đáy, sông Lô cũng góp phần làm cho việc giao thông đường thuỷ thêm thuận tiện.

Xã hội

Mạng lưới giáo dục của huyện được rộng khắp, phân bố đều trên địa bàn, đáp ứng cơ bản như cầu học tập của người dân.

Cơ sở khám chữa bệnh của huyện cũng được trang bị khá đầy đủ về vật chất cũng như đội ngũ cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho nhân dân trong huyện.


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt