Chùa Phúc Lâm
Văn Tiến - Yên Lạc - Vĩnh PhúcĐịa chỉ hiện nay
Văn Tiến - Yên Lạc - Vĩnh Phúc
Chùa Phúc Lâm, toạ lạc ở thôn Đông Cao, xã Văn Tiến, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa được xây dựng vào thời Lê, mắt chùa quay hướng Đông Bắc. Trong chùa hiện nay, còn lưu giữ một số pho tượng cổ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa Phúc Lâm, từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng. Hằng năm, chùa có tổ chức lễ chùa vào các ngày 24 tháng Giêng, Rằm tháng Hai và 9 tháng Chín.
Đại Đồng - Vũ Thư - Thái BìnhĐịa chỉ hiện nay
Văn Tiến - Yên Lạc - Vĩnh Phúc
Địa chỉ hiện nay
Đại Đồng - Vũ Thư - Thái Bình
Chùa Phúc Lâm xã Đồng Đại, xã Đồng Thanh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa dựng đời Trần Duệ Tông (1373 - 1377), trong vườn chùa có tháp Ứng Thiên, giếng Hoằng Hải.
Thanh Thuỳ - Thanh Oai - thành phố Hà NộiĐịa chỉ hiện nay
Văn Tiến - Yên Lạc - Vĩnh Phúc
Địa chỉ hiện nay
Đại Đồng - Vũ Thư - Thái Bình
Địa chỉ hiện nay
Thanh Thuỳ - Thanh Oai - thành phố Hà Nội
Ngôi chùa có tên nôm là chùa Dạo, làng Dụ Tiền, xã Thanh Thuỳ, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Chùa có từ thời Lý, được tu sửa, xây dựng lại từ thời Trần, thời Mạc, thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn. Kiến trúc hiện nay, mang phong cách thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII).
Chùa còn lại một số đá kê cột thời Lý và thời Trần. Một bia thời Trần và nhiều gạch khắc hình thú, hoa cỏ thời Mạc, tượng gỗ thời Lê Trung Hưng, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Ngoài ra còn có 12 tấm bia đời vua Cảnh Trị (Lê Huy Tông 1675 - 1700).
Bia thời Trần dựng trước chùa, có nhà bia trơ gạch cũ, đã mòn vẹt nhiều mép. Niên đại ghi trên bia là năm Đại Trị 3 (1360, Trần Dụ Tông). Bia có hình trụ đứng, lâu đời bị nghiêng lệch, trên đế bia là một con rùa mòn nhẵn đã mất đầu, song vẫn nhìn rõ vệt đuôi rùa. Trên bia, trang trí hình mặt nguyệt, tua mây, các hạt mưa rơi chéo song song điểm chùm hạt tròn. Diềm bia trang trí hoa văn dây leo. Bản văn khắc trên 4 mặt bia. Một mặt bia ở phía nam, không còn rõ nét chữ nữa, mà chỉ còn 4 chữ đại tự trên án bia là “Thạch trụ tam bảo” (trụ đá chùa).
Nội dung văn bia ghi rằng, chùa Phúc Lâm cổ xưa linh thiêng ứng nghiệm, Minh Tông hoàng đế ban chữ là “Đại thành danh lam”. Vào đời vua Trần Dụ Tông, người anh của vua là Ai Quốc Cung Dung Đại vương cho xây dựng chùa quy mô, khởi công từ tháng 11 năm Tân Mão (1351) đến tháng 12 năm Quý Tị (1353). Sau đó, các vương tôn, công chúa tiến thí mua ruộng, đất, ao, đầm làm của tam bảo. Phần còn lại của bia, ghi ruộng và tên các xứ đồng. Đây là 1 trong số 2 bia thời Trần quý hiếm còn lại ở Thanh Thuỳ.
Thượng Lâm - Na Hang - Tuyên QuangĐịa chỉ hiện nay
Văn Tiến - Yên Lạc - Vĩnh Phúc
Địa chỉ hiện nay
Đại Đồng - Vũ Thư - Thái Bình
Địa chỉ hiện nay
Thanh Thuỳ - Thanh Oai - thành phố Hà Nội
Địa chỉ hiện nay
Thượng Lâm - Na Hang - Tuyên Quang
Chùa Phúc Lâm nằm ở bản Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Na Hang, chùa toạ lạc trên một khu đất cao, rộng và bằng phẳng.
Tư liệu cổ có liên quan tới lịch sử của ngôi chùa Phúc Lâm là bản sao Phó ý bằng giấy bản khổ 23 x 15cm, gồm 12 trang được viết bằng chữ Nôm - Tày, có niên hiệu Thành Thái thứ 14 (1902).
Theo tư liệu trên, chùa Phúc Lâm được khởi dựng từ thời nhà Trần, sau nhiều thế kỷ, ngôi chùa đã từng được trùng tu, sửa chữa, gia cố nhiều lần...các pho tượng trong chùa Phúc Lâm đã được xác định có niên đại vào khoảng thế kỷ 14. Đây là một trong số ít các pho tượng có niên đại thời Trần được phát hiện ở vùng miền núi phía Bắc.
Kiến trúc chùa Phúc Lâm là một tổng thể kiểu dáng, vật liệu kiến trúc và phong cách điêu khắc, hoạ tiết hoa văn trang trí của kiến trúc và mỹ thuật tôn giáo thời Trần.
Khuôn viên của chùa Phúc Lâm nằm trên gò đất rộng khoảng 600m2 dưới chân núi Chùa. Hiện nay, trên nền cũ vẫn còn giữ được nền móng kiến trúc chính của ngôi chùa xưa, chùa Phúc Lâm cũ có hình chữ Đinh, gồm Toà Tiền Đường và Toà Thượng Điện, móng được gia cố bằng đá tự nhiên, nền chùa nằm cao hơn mặt đất chừng 20-30cm.
Trên nền chùa cũ phát lộ một tổ hợp các mảnh ngói lợp ở góc phía Đông Nam của ngôi chùa, theo các chuyên gia, có thể khi ngôi chùa bị đổ, mái ngói đã bị rơi xuống phía Đông Nam.
Cũng ở trên nền của ngôi chùa xưa, có 14 tảng kê chân cột bằng đá xanh hình vuông, trên bề mặt, nơi tiếp xúc với cột được tạc hình tròn có đường kính từ 20-35cm, một số tảng kê chân cột vẫn còn đặt ở vị trí ban đầu, một số được xếp thành một hàng.
Kiến trúc ban đầu của ngôi chùa Phúc Lâm là một toà nhà được dựng bằng gỗ với hệ thống kèo và tảng kê chân cột bằng đá có nhiệm vụ đỡ cho hệ thống mái. Toàn bộ sức kéo của mái được dồn xuống hệ thống cột và tảng kê chân cột.
Trong gian Tiền Đường của chùa Phúc Lâm có 2 pho tượng đặt sát vách tường, trên 2 tảng kê chân cột bằng đá xanh. Tượng được làm bằng gỗ, để mộc, không sơn son thếp vàng. Tượng có khuôn mặt phụ nữ, đầu búi tóc, phần dưới của tượng đã bị hư hại, tượng có chiều cao khoảng 65cm.
Giữa gian Tiền Đường là nơi đặt hương án. Phía sau là Phật điện (toà Tam Bảo). Toà Tam Bảo gồm 4 lớp tượng Phật, bệ tượng được làm theo kiểu dật cấp. Các pho tượng đều được tạc bằng gỗ, để mộc ở tư thế ngồi thiền trên toà sen. Các pho tượng không được chạm khắc trau truốt, các đường nét không mềm mại nhưng dáng vẻ tự nhiên.
Tại chùa Phúc Lâm, các chuyên gia cũng đã phát hiện tổ hợp các mảnh tháp đất nung gồm: mái tháp, thân tháp, đế tháp và các mảng phù điêu trang trí kiến trúc với các chủ đề như: rồng, chim phượng hoàng, mảnh tháp có trang trí hình cánh sen cách điệu ở đế tháp... Các mảng phù điêu hình rồng mang đặc trưng tranh rồng thời Trần như: bờm chải ngược uốn cong hướng lên trên đỉnh đầu, mắt mở to, chân có 3 móng vuốt... các hiện vật được tạo dáng hình khoẻ khoắn, đường nét điêu khắc rõ ràng.
Đặc biệt, một góc của tầng tháp đất nung có trang trí hình chim thần Garadu đang trong tư thế vươn mình lên, giơ 2 tay đỡ lấy mái tháp rất sống động.
Hiện nay ngôi chùa cũ không còn, người dân địa phương đã dựng lên một ngôi chùa nhỏ bằng gỗ ngay chính giữa toà Tam Bảo của ngôi chùa xưa, ngôi chùa mới gồm một gian hai chái mái lợp lá cọ trên nền của ngôi chùa cũ. Cửa chùa quay theo hướng Tây Nam, phía trước là cánh đồng Thượng Lâm và dòng suối Nà Tông, bao bọc xung quanh là núi Thượng Lâm.
Du khách muốn đến chùa Phúc Lâm đi từ thị xã Tuyên Quang tới thị trấn Na Hang và đi tiếp khoảng 25km sẽ tới Thượng Lâm, sau đó đi tiếp tới chùa Phúc Lâm.
Số 120 đường Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Thành phố Hà NộiĐịa chỉ hiện nay
Văn Tiến - Yên Lạc - Vĩnh Phúc
Địa chỉ hiện nay
Đại Đồng - Vũ Thư - Thái Bình
Địa chỉ hiện nay
Thanh Thuỳ - Thanh Oai - thành phố Hà Nội
Địa chỉ hiện nay
Thượng Lâm - Na Hang - Tuyên Quang
Địa chỉ hiện nay
Số 120 đường Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội
Chùa Phúc Lâm trước thuộc thôn Phúc Lâm, nay là số nhà 120 đường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Đây là khu vực tiếp giáp với phố Hàng Đậu và gầm cầu Long Biên.
Chùa được xây dựng từ đầu thế kỉ XIX và được bảo tồn khá tốt trong thời Pháp thuộc, nhưng đã bị phá huỷ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngôi chùa hiện nay là ngôi chùa được dựng lại bằng những vật liệu lấy từ một ngôi đình đã bị phá huỷ nên chùa Phúc Lâm vẫn có vẻ cổ kính như những ngôi chùa cổ khác.
Trước chùa có cổng tam quan rộng khoảng 8m và gồm 3 cửa. Trên tam quan có ba chữ Hán Phúc Lâm tự. Chùa Phúc Lâm được xây theo kiểu chuôi vồ. Thân vồ là tiền đường, chuôi vồ là hậu cung. Chùa quay mặt ra đường cái, tức hướng Đông, khác với nhiều chùa khác đều theo hướng Tây.
Trong hậu cung được xây lên ba bệ thờ. Trên bệ thứ nhất có đặt tượng A Di Đà, Bồ Tát và Di Lặc, trên bệ thứ hai đặt tượng Cửu Long. Trên cả hai bệ này ngoài tượng Phật còn có nhiều đồ thờ tự nhưng trên bệ thứ ba thì chỉ hoàn toàn có đồ thờ như bát hương, mâm đồng, chân đèn...
Ngoài ra, tiền đường cũng có xây các bệ thờ. Bệ bên phải có tượng Đức Thánh Khải Giáo và bên trái là tượng Đức Ông và các Thánh Mẫu (5 tượng) với nhiều đồ thờ tự như trong hậu cung. Trong các bức tượng nói trên thì có tượng Di Lặc bằng đồng có từ trước ở chùa cũ, còn các tượng khác đều làm bằng gỗ. Chùa còn có 2 chuông, 1 quả treo bên phải tiền đường, đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800), còn quả kia nhỏ hơn, không rõ đúc năm nào, được treo ở bên trái. Trong chùa còn có một cuốn thư với ba đại tự Phúc Lâm Tự, 5 bức hoành phi và ba câu đối. Ngoài sân chùa phía trước có 5 tấm bia đá.
Chùa là nơi thu hút nhiều Phật tử trong cùng đến tham quan, chiêm ngưỡng.