Chùa Phúc Quang
Đồng Phang - Yên Định - Thanh HoáĐịa chỉ hiện nay
Đồng Phang - Yên Định - Thanh Hoá
Chùa Phúc Quang, do Quang Thục Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ vua Lê Thánh Tông) dựng ở quê là xã Đồng Phang, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Sau khi bà mất, thờ tại chùa, cho nên cũng gọi là đền Phúc Quang.
xã Đào Mỹ - huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc GiangĐịa chỉ hiện nay
Đồng Phang - Yên Định - Thanh Hoá
Địa chỉ hiện nay
xã Đào Mỹ - huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang
Phúc Quang tự hay còn gọi là chùa Trăm Gian, chùa Ba Nước, toạ lạc ở thôn Ruồng Cái, thuộc vùng đất cổ Đào Quán xưa, nay là xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Chùa Phúc Quang là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tôn giáo của nhân dân thôn Ruồng Cái, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 18).
Di tích chùa Phúc Quang được xây dựng trên thế đất đẹp, cao ráo, thoáng đãng, nằm về phía bắc của xã Đào Mỹ, sân chùa được lát gạch đẹp, xung quanh rợp mát bóng cây, tạo không gian, cảnh quan thanh tịnh.
Phúc Quang tự là một ngôi chùa cổ với 4 mái đao cong, bờ nóc lợp bằng ngói bò úp, chính giữa đắp nổi bức đại tự đề 3 chữ Hán “Phúc Quang Tự”, bờ dải xây bằng gạch ngoài phủ vữa, soi gờ và quét xi-măng, mái chùa lợp ngói ta. Chùa Phúc Quang có kiến trúc “nội Công ngoại Quốc” bề thế, uy nghiêm với toà tiền đường, thượng điện, hậu đường, hai dãy hành lang, nhà tổ và khu vườn chùa.
Giá trị của chùa Phúc Quang được phản ánh qua hệ thống các cổ vật, di vật và đồ thờ được lưu giữ trong di tích, tiêu biểu như: hệ thống tượng Phật cổ, cây hương đá cổ... các cổ vật thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn (tạo tác vào thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20), cùng nhiều đồ thờ cổ khác… Đây là những tài liệu - hiện vật có giá trị khoa học, lịch sử - văn hóa, bộ khung kiến trúc gỗ và các kết cấu chịu lực trong chùa có giá trị nghiên cứu về kiến trúc - nghệ thuật. Năm 2010, chùa Phúc Quang được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.