Chùa Quan Đế
xã Vĩnh Trạch - thị xã Bạc Liêu - tỉnh Bạc LiêuĐịa chỉ hiện nay
xã Vĩnh Trạch - thị xã Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu
Chùa Quan Đế hay còn gọi là chùa Ông, tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Thực chất đây là ngôi miếu thờ Quan Công, nhưng người Việt quen gọi là chùa. Chùa được xây dựng năm 1835, do ông chủ tô muối Châu Quai đứng ra vận động đóng góp kinh phí xây dựng.
Ngay bên trên lối vào tòa nhà chính có bức hoành phi đề chữ Hán: 關帝廟 - Quan Đế Miếu. Trong điện thờ có tượng Quan Công mặc giáp trụ uy nghi, hai bên là Quan Bình và Châu Xương. Bên trong chùa còn giữ được khá nhiều bức hoành lớn được các nghệ nhân người Hoa chạm khắc từ những năm 1865 - 1897. Ngoài ra chùa Quan Đế còn có một án thư quý giá.
Đối với người Hoa, Quan Công là bậc tuyệt tín. Người Hoa thờ Quan Công bởi họ coi trọng chữ tín trong làm ăn buôn bán. Chùa Ông là nơi họ đến cầu khẩn, thậm chí giao kèo với nhau trong mua bán. Ngoài ra, trong chùa còn thờ Thiên Hậu, Thần Tài. Chùa Ông là một trong những điểm tham quan ở thị xã Bạc Liêu.
phường 2 - thị xã Tây Ninh - tỉnh Tây NinhĐịa chỉ hiện nay
xã Vĩnh Trạch - thị xã Bạc Liêu - tỉnh Bạc Liêu
Địa chỉ hiện nay
phường 2 - thị xã Tây Ninh - tỉnh Tây Ninh
Miếu Quan Đế do người Hoa được xây dựng tại khu phố 4, phường II, thị xã Tây Ninh, người Việt thường gọi là chùa Ông. Miếu thờ Quan Công, một nhân vật trong thời Tam quốc ở Trung Quốc và được xem như là người "Vạn cổ nhất nhân" tượng trưng cho Đức – Trí – Dũng và được người Hoa tôn sùng lập Miếu thờ nhiều nơi.
Kiến trúcMiếu được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ truyền thống Trung Hoa. Toàn bộ công trình được kiến trúc khép kín theo hình chữ Quốc, dài 23cm, rộng 20m (chu vi 86m). Mặt cắt dọc hình chữ nhị. Ở giữa có sân nắng (giếng trời- theo quan niệm của người Hoa). Cột gỗ tròn, vách gạch, mái lợp ngói âm dương và ngói mũi hài sơn màu vàng, đỏ.
Chính giữa Miếu thờ Tượng Quan Công cao 0,5m, trong tư thế một tay vuốt râu, một tay cầm quyển sách – Hai bên tả, hữu thờ tượng Châu Xương và Quan Bình. Hai gian bên thờ mẹ Sinh, mẹ Độ và Thần Tài. Gian chính được bài trí trang nghiêm và lộng lẫy bởi các đồ thờ tự, bát bửu, lư hương và các mảng chạm khắc đều trên 100 năm tuổi. Hai bên còn gọi là Đông lang và Tây Lang. Sân vườn trước Miếu rộng, có hồ bán nguyệt, trồng sen và nhiều cây cảnh quý hiếm.
Lễ hộiHằng năm vào ngày rằm tháng Giêng và ngày 26 tháng 4 âm lịch tổ chức cúng lễ. Đông đảo cộng đồng người Hoa ở Tây Ninh đến cúng bái.