Làng cổ Quan Tử
Địa chỉ hiện nay
Sơn Đông - Lập Thạch - Vĩnh Phúc
Vị trí
Quan Tử là một làng nho học, là một trong bốn làng thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Lịch sửTừ triều Lê về trước, làng có tên trang Sơn Đông (ấp Sơn Đông) thuộc huyện Lập Thạch, lộ Tam Đái. Đến triều Lê, lộ được đổi thành phủ và nhập vào Sơn Tây thừa tuyên, đời nhà Nguyễn đổi thành tỉnh Sơn Tây.
Cảnh quanLàng có cảnh quan của một làng đồng bằng, mặc dù ở bên dòng sông Lô, một vùng trung du, trên các ngả đường dẫn vào làng đều có các cổng lớn được xây bằng gạch, 2 bên cổng có khắc câu đối:
Danh Quan Tử ấp thuần phong tục
Diện tướng công từ thụy khí danh
Rực rỡ thay ấp Quan Tử phong tục thuần hậu.
Trước đền tướng công khí làng đầy đặn.
Di tíchTrong làng có khu đền thờ của Đỗ Khắc Chung, đền thờ tả tướng Trần Nguyên Hãn, chùa Vĩnh Phúc còn gọi là chùa Am, đền thờ tổ của dòng họ Lê và cũng là nơi cư ngụ của dòng họ Đặng Dung. Đỗ Khắc Chung được tôn là thành hoàng vì có công xây dựng nền Nho học của làng. Chùa Am, nơi có chuông đúc thờ vào đời Cảnh Thịnh (1793 – 1800).
Chợ Quan Tử còn gọi chợ Gốm, là một chợ lớn ở vùng Bạch Hạc. Ca dao vùng này có câu: “Nhất kinh kỳ, nhì Gốm Hạc” là chỉ vùng quê trù phú này.
Làng Quan Tử nổi tiếng nhất vì làng có đến 12 vị tiến sĩ thời Lê sơ và thời Mạc, đồng thời là một làng văn hoá truyền thống ở đất Vĩnh Yên xưa.