Chùa Khánh An
xã Mỹ Phong - thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền GiangĐịa chỉ hiện nay
xã Mỹ Phong - thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang
Ngôi chùa ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa do Phạm Văn An xây dựng năm 1960 để thực hiện ước nguyện sống ẩn dật tịnh tu của mình. Năm 1969, giáo hội Phật giáo đã bổ nhiệm thượng tọa Thích Tâm Tuế về trụ trì chùa.
Năm 1989, chùa được tiến hành trùng tu vứi quy mô lớn. Cổng tam quan được xây dựng kiên cố với hoa văn chạm trổ tinh xảo nhiều màu sắc mang đậm nét kiến trúc hệ Bắc tông. Nhà tổ được xây dựng khang trang hơn. Phía trong có hai pháp đàn gồm Kim Can Giới và Thai Tạng Giới thuộc chi họ Mặc tông, mô tả các vị tổ. Tất cả các tượng Phật trong chùa điều được làm bằng gỗ giáng hương. Trong kháng chiến, chùa từng là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng cách mạng. Ngày nay, ngoài các hoạt động Phật sự, chùa còn tham gia tích cực các hoạt động từ thiện.
Hiện nay chùa vẫn còn lưu giữ được tài sản vô cùng quý giá là một bộ kinh Phật giáo bằng tiếng Tạng, bao gồm: Kim Can Đảng: 3 quyển, Kim Can Phong Lầu Pháp: 1 quyển, Tu Tất Địa: 3 quyển. Tất cả điều được dịch sang tiếng Việt.
TP Phan Thiết - Bình ThuậnĐịa chỉ hiện nay
xã Mỹ Phong - thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang
Địa chỉ hiện nay
TP Phan Thiết - Bình Thuận
Vị trí
Chùa Khánh An được nhân dân tạo dựng vàp cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 trên đồi cát làng Khánh Thiện nay là khu phố 8, phường Mũi Né, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa nằm trên một đồi cát cao rộng chừng 1,5 mẫu.
Kiến trúc
Ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ, đến tháng 9 năm Quý Dậu 1873 đời Tự Đức 26, chùa trùng tu lại gồm ba toà: Chánh điện, nhà Tổ và nhà ông Giám (nay đã bị sụp), năm 1968 chùa tu bổ nhà Tổ, năm 1993 tiếp tục trùng tu Chánh điện, năm 1997 xây cổng Tam Quan và dựng tượng Quan Âm lộ thiên.
Không gian cổ kính của chùa được bao bọc bởi những cây bàng cây bồ đề hàng trăm tuổi, có cả những cây me còn cao hơn tuổi khiến cho lữ khách như được tịnh tâm trước những cảnh trí hữu tình của chốn thiền lâm này. Đứng dưới chân tượng Quán Âm lộ thiên nhìn về phía cổng Tam Quan, thấp thoáng biển xanh rì rầm sóng vỗ. Phía sau khu chùa, là cụm chùa Ông và chùa Bà cũng được xây dựng hàng trăm năm trước theo tín ngưỡng của người Hoa. Giữa vùng du lịch Mũi Né, chùa Khánh An, một điểm viếng thăm hấp dẫn đối với du khách.
Di vật
Chùa hiện lưu giữ một bảo chúng do Hòa thượng Đạo Hương Đức Tín đúc năm Giáp Tuất 1814 (Gia Long thứ 13) và một đại hồng chung cao 1,2m đúc năm 1900 (Thành Thái thứ 12). Tại nội điện có trên 30 pho tượng thờ Tam Thế Phật, Bồ Tát, Kiên Lao, Địa Tạng, Tổ sư Đạt Ma, Thập điện Diêm Vương… bằng đồng và đất nung, tất cả đều được tạc trong khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Trải qua ba đời Hòa thượng và Thượng Tọa trụ trì (đều viên tịch) cho đến nay mặc dù chỉ có một ban hộ tự quản lý, song cung cách thờ cúng vẫn giữ nguyên nét tín ngưỡng Phật giáo truyền thống.
quận 12 - thành phố Hồ Chí MinhĐịa chỉ hiện nay
xã Mỹ Phong - thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang
Địa chỉ hiện nay
TP Phan Thiết - Bình Thuận
Địa chỉ hiện nay
quận 12 - thành phố Hồ Chí Minh
Ngôi chùa ở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được hình thành trên phần đất cho ông Biện Lục hiến cúng, khi phong trào Văn Thân rút vào bưng chống Nhật và Pháp. Thầy Năm Phận tức hoà thượng Trí Hiền là trụ trì đầu tiên của chùa. Năm 1942, hoà thượng Trí Hiền bị bắt do tham gia phong trào cứu nước, hoà thượng Hồng Lạc kế vị trụ trì. Năm 1998, hoà thượng Hồng Lạc viên tịch, thượng tọa Trí Chơn tiếp nhận trụ trì chùa.
Sau này, một phần diện tích của chùa bị trưng dụng làm trường học, nhà chùa chỉ còn lại 7.000 m2 diện tích. Thượng tọa Trí Chơn cho xây dựng lại chùa mới ba tầng lầu, với kinh phí 20 tỷ VNĐ. Đây là lần trùng tu thứ tư, lớn nhất sau năm 1981, 1985, 1993. Chùa Khánh An đã được công nhận di tích lịch sử, vì từng là căn cứ cách mạng và tiền cách mạng.