<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Bản làng Huyền Du

Vị trí

Bản Huyền Du, thuộc xã Lệnh Cấm, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.

Lịch sử

Huyền Du, là tên của bà Nguyễn Thị Duệ, bí danh Diệu Huyền, còn chữ Du là tên huý của bà. Bà là người con gái đầu tiên ở nước ta đỗ tiến sỹ. Tác phẩm nổi tiếng của bà là cuốn từ điển chữ Nôm “Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa”. Bà được tôn vinh là danh nhân thế kỷ thứ XVII.

Đến Hạ Lang, bà được nhân, dân cho tá túc ở chùa Sùng Phúc. Bà có công tu sửa chùa, trông nom hương khói, mở lớp dạy cho dân biết chữ Hán, chữ Nôm; giảng về kinh phật, đạo lý làm người tu nhân tích đức. Bà tài cao học rộng uyên thâm về giáo lý đạo phật, quan Đỗ Đình Bá mến mộ bà, nên truyền cho tất cả nhân dân ngoài vùng, ra ''lệnh cấm'' không cho ai được vãng lai đến chùa này, để che dấu tung tích bà, vì quan quân nhà Lê - Trịnh đang truy tìm bà. Tên gọi xã ''Lệnh Cấm'' có từ thời đó. Vì theo nhà Mạc, khi nhà Lê - Trịnh năm 1677, đánh tán quân Mạc, chiếm được vương phủ ở Cao Bình, bà Duệ sợ nhà Lê - Trịnh bắt tội phò nhà Mạc, nên đã đóng giả người đi ăn xin, lẩn trốn, đi bộ nhiều ngày trên các đường mòn mới đến châu Hạ Lang, một miền biên ải xa xôi hẻo lánh.

Khi quan quân vua Lê và chúa Trịnh biết tin, tìm đến Hạ Lang bắt được bà. Được quan châu Đỗ Đình Bá xin miễn tha cho tội chết. Nhà Lê - Trịnh biết bà tài giỏi, uyên bác, nên không bắt bà, mà mời bà về kinh đô để dạy cho các hoàng tử, công chúa trong cung vua, phủ chúa và bà được phong chức ''Lê Thi''. Để tưởng nhớ công đức bà đã mở mang trí thức cho nhân dân vùng Hạ Lang, nên địa phương đặt tên bà cho một làng là làng Huyền Du.


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt