Biển Đông Việt Nam
Hội nghị Quốc tế biển Đông 2012
Ngày 12.9.2012, tại Viện Hải dương học Nha Trang (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị quốc tế biển Đông 2012.
Tham dự Hội nghị quốc tế biển Đông 2012 có gần 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học đến từ 14 quốc gia trên thế giới. Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày 150 báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học và đánh giá quá trình 90 năm hoạt động hải dương học trên vùng biển Việt Nam và lân cận của Viện Hải dương học Nha Trang. Ngoài ra, các đại biểu còn thảo luận, đề xuất định hướng phát triển nghiên cứu biển và các chương trình hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác.
Các tham luận tại hội nghị tập trung vào 8 chuyên đề như: đa dạng sinh học và bảo tồn biển, sinh học biển và nuôi trồng thủy sản, các quá trình hải dương học và công nghệ biển...
Trong thời gian 9 thập kỷ, Viện Hải dương học Nha Trang đã công bố 1.100 ấn phẩm, trong đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học chiếm trên 62%, về vật lý hải dương chiếm 11,6%, về sinh thái môi trường chiếm 7,6%, về địa chất địa mạo biển chiếm 5,4%...Hầu hết các công trình nghiên cứu của viện đều xoay quanh công cuộc chinh phục, khai thác và bảo vệ biển Đông.
Trung Quốc lại bắt giữ ngư dân Việt Nam
Chiều 26.3.2010, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Trung Quốc vừa bắt một tàu cá của ngư dân Việt Nam và đòi số tiền chuộc là 70.000 nhân dân tệ.
Chiếc tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ mang số hiệu QNg-50362 do ông Tiêu Viết Là (ngụ ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, trên tàu có 12 người.
Ngày 25.3.2010, ông Tiêu Viết Là gọi điện thoại về gia đình thông báo, vào ngày 21.3.2010, khi tàu của ông đang đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc bắt giữ đưa về đảo Phú Lâm từ ngày 24.3.
Chiếc tàu cá của ông Tiêu Viết Là có công suất 80 CV, trị giá hơn 250 triệu đồng cùng chi phí ngư lưới cụ và lương thực thực phẩm khoảng 200 triệu đồng.
Những kẻ bắt giữ đòi nạn nhân đưa 150 triệu đồng để chuộc tàu và người.
Trước đây, tàu của ông Tiêu Viết Là đã từng bị tàu Trung Quốc bắt giữ, sau đó được thả về. Đầu năm 2010, ông Là vay tiền mua chiếc tàu mới để đi biển và bị bắt giữ ngay trong chuyến ra khơi đầu tiên.
Đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc bắt giữ tàu cá Việt Nam đòi tiền chuộc.
Tháng 5.2007, tàu của ông Tiêu Viết Là cũng bị Trung Quốc bắt giữ trong lúc đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, sau đó tàu bị tịch thu còn người được thả về.
Ngày 16.6.2009, trong vùng đánh cá chung, tàu cá TH-90507-TS, công suất 155CV, làm nghề lưới vây do ông Tăng Văn Xô làm thuyền trưởng cùng 7 thuyền viên khác bị tàu Ngư chính của phía Trung Quốc bắt giữ.
Ngày 1.8.2009, tàu cá của ông Nguyễn Tấn Lự, thôn Định Tân, xã Bình Châu huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và 13 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang chạy tìm nơi trú bão.
Ngày 21.6.2009, lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt 3 tàu cá gồm 37 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, khi đang hành nghề đánh cá tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và xử phạt 210.000 nhân dân tệ.
Ngày 7.12.2009, tàu QNg - 66398 TS của ông Dương Lúa, ngụ tại thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có 14 lao động khi đang ở tọa độ 16 độ 45’N - 112 độ 35’E thì bất ngờ một tàu sắt Trung Quốc mang biển kiểm soát 309, có trang bị vũ khí đến khống chế bắt giữ tàu và các ngư dân về đảo Phú Lâm giam giữ.
Trưa 8.12.2009, tàu Trung Quốc 309 tiếp tục vây bắt tàu QNg - 96004 TS khi đang hành nghề tại tọa độ 16 độ 25’428”N - 112 độ 42’042”E.
Vào lúc 13 giờ cùng ngày, tàu Trung Quốc 309 tiếp tục thả ca-nô cao tốc rượt đuổi, vây bắt tiếp tàu QNg - 66119 TS lúc đang hành nghề tại tọa độ 16 độ 26’N - 112 độ 42’E.
Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, năm 2009, phía Trung Quốc đã bắt giữ 4 bốn vụ với 17 tàu cá và 210 ngư dân Việt Nam ước tổng trị giá thiệt hại khoảng 8 tỉ đồng.
Từ năm 2006 đến nay đã xảy ra 641 vụ bắt giữ ngư dân Việt Nam với 1.186 tàu cá và 7.045 người, trong đó có 29 vụ liên quan đến Trung Quốc, 45 vụ liên quan đến Malaysia, 2 vụ liên quan đến Philippines, 56 vụ liên quan đến Indonesia và Campuchia liên quan tới 29 vụ.
Trung Quốc lại bắt thêm 1 tàu cá Việt Nam
Ngày 18.4.2010, ông Võ Xuân Huyện, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, có thêm một tàu cá của ngư dân địa phương lại bị Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh bắt trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 14.4.2010, khi đang hành nghề tại khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa), tàu cá mang số hiệu QNG-66478 TS thuộc huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã bị hải quân Trung Quốc bắt giữ.
Những nạn nhân trên tàu đã gọi điện thoại về gia đình thông báo, phía Trung Quốc bắt người thân của các ngư dân phải gửi 70.000 NDT (khoảng 180 triệu đồng) để chuộc người.
Trên tàu QNG-66478 TS có 10 ngư dân do ông Mai Phụng Lưu, ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm thuyền trưởng.
Trước đó, vào ngày 26.3.2010, UBND xã Bình Châu xác nhận, tàu cá mang số hiệu QNg-50362 do ông Tiêu Viết Là (ngụ ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, trên tàu có 12 người đã bị Trung Quốc bắt giữ vào ngày 22.3.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) cho biết, hiện 12 ngư dân của địa phương trên tàu cá của ông Tiêu Viết Là vẫn chưa được phía Trung Quốc thả sau gần một tháng bị bắt.
Trong 2 tháng 3 và 4.2010, Trung Quốc đã 2 lần bắt tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi với 22 ngư dân. Hiện nay, toàn bộ 22 ngư dân này vẫn chưa được thả.
Những ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ trên tàu cá mang số hiệu QNg-50362 ngày 22.3 gồm: Tiêu Viết Là, 44 tuổi; Tiêu Viết Lành, 25 tuổi; Tiêu Viết Vấn, 18 tuổi; Nguyễn Văn Đưa, 28 tuổi; Nguyễn Đức Chung, 40 tuổi; Nguyễn Văn Thoại, 40 tuổi; Phạm Vĩnh, 37 tuổi (ngụ xã Bình Châu); Nguyễn Văn Say, 25 tuổi; Võ Thanh Tra, 32 tuổi; Huỳnh Văn Hòa, 32 tuổi; Võ Tấn Hùng, 34 tuổi; Dương Minh Tình, 24 tuổi (ngụ xã Bình Hải).
Tính từ năm 2005 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 30 tàu cá với gần 400 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ. Những vụ bắt giữ ngư dân điển hình:
Ngày 26.4.2009, tàu QNg-94734 TS của ông Phạm Tĩnh, 58 tuổi, ở thôn Phần Thất, xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ cùng 13 ngư dân đang trên đường tìm kiếm ngư trường tại tọa độ 170 vĩ Bắc - 111,500 Đông thì bị 2 tàu của Trung Quốc (số hiệu 44061, 44831) rượt đuổi, tịch thu khoảng trên 3 tấn cá.
Ngày 16 và 17.6.2009, 3 tàu cá là QNg-6364 TS, QNg-6517 TS và tàu QNg-6597 TS, cùng 37 ngư dân Quảng Ngãi đang hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc bắt giữ tại đảo Phú Lâm và đòi nộp phạt 210.000 NDT.
Ngày 1.8.2009, tàu QNg-95031 TS của ông Nguyễn Tấn Lự (57 tuổi, quê ở Bình Châu, Bình Sơn) có 13 lao động, nghe tin thời tiết xấu vào trú ẩn ở quần đảo Hoàng Sa thì bị Trung Quốc bắt giữ.
Trong 2 ngày 7 và 8.12.2009, Trung Quốc lại bắt giữ 3 tàu cá QNg-66398 TS, QNg-96004 TS và QNg-66119 TS cùng 43 ngư dân huyện đảo Lý Sơn.
Trung Quốc lại vi phạm chủ quyền Việt Nam
Ngày 22.6.2010, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối “Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020” của Ủy ban cải cách và phát triển Nhà nước Trung Quốc.
Theo nội dung của “Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020” mà Ủy ban cải cách và phát triển Nhà nước Trung Quốc vừa thông qua; trong đó xác định Khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam, Trung Quốc quản lý bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Cương yếu Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020 của Trung Quốc còn nêu kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở.
Ngày 24.6.2010, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của Trung Quốc. "Những việc làm đó của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã cùng với các nước ASEAN ký kết năm 2002".
Điểm 5 trong tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã cùng với các nước ASEAN ký kết năm 2002 khẳng định: “Các bên cam kết đảm bảo tự kiềm chế, không áp dụng các hành động mở rộng, làm phức tạp hóa tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, bao gồm không áp dụng các hành động cư trú trên các đảo, đá ngầm, bãi cát hoặc kết cấu tự nhiên khác hiện không có người cư trú, và xử lý các tranh chấp đó bằng phương thức mang tính xây dựng”.
Tính từ đầu năm 2010 đến nay, Trung Quốc đã 5 lần vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông bằng những hành động và tuyên bố vô lý.
Ngày 21.3.2010, Trung Quốc đã bắt giữ tàu cá mang số hiệu QNg-50362 do ông Tiêu Viết Là (ngụ ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, trên tàu có 12 lao động.
Ngày 14.4.2010, hải quân Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá mang số hiệu QNG-66478 TS thuộc huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khi đang hành nghề tại khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa).
Ngày 29.4.2010, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 16.5 -1.8.2010 tại một số vùng biển, trong đó có một số khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam trên biển Đông.
Sáng 25.5.2010, Trung Quốc đã khai thông mạng điện thoại di động ở đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc
Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc vừa khai trương dịch vụ bản đồ trực tuyến Map World (tại địa chỉ tianditu.cn và chinaonmap.cn), trong đó thể hiện đường yêu sách 9 đoạn bao trùm lên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam.
Ngày 5.11.2010, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nêu rõ: Việc làm của Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Đồng thời, việc làm này vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc.
Việt Nam phản đối việc làm trên và yêu cầu phía Trung Quốc gỡ bỏ các dữ liệu tại bản đồ trên, tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định, không làm phức tạp hoặc mở rộng tranh chấp ở biển Đông.
Đây không phải là lần đầu tiên, phía Trung Quốc có hành động vi phạm chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 8.5.2009, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã có công hàm số 86/HC-2009 gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ đường yêu sách chín đoạn (hay còn được gọi bằng tên khác là đường lưỡi bò).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã từng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và coi đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ là “không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn”.
Hội thảo về biển Đông lần 2
Trong hai ngày 11 và 12.11.2010, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ hai do Học viện ngoại giao và hội luật gia Việt Nam tổ chức.
Với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, trong 2 ngày hội thảo sẽ có 7 phiên thảo luận với sự tham dự của các diễn giả đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó có 16 diễn giả đến từ các nước ngoài khu vực biển Đông như Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Bỉ, Na Uy, Thụy Điển, Canada và hơn 20 diễn giả đến từ 7 nước và vùng lãnh thổ nằm xung quanh vùng biển Đông.
Trong 7 phiên họp, các đại biểu sẽ thảo luận các chủ đề: Tầm quan trọng của biển Đông trong môi trường chiến lược đang thay đổi, những diễn biến gần đây ở biển Đông, tranh chấp tại biển Đông; Những vấn đề luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột ở biển Đông; Thành quả và triển vọng, hợp tác ở biển Đông; Kinh nghiệm và bài học, thúc đẩy hợp tác vì an ninh và phát triển ở biển Đông.
Giáo sư V.Mazyrin, TT Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN - Viện nghiên cứu Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga:
Trong việc giải quyết các vấn đề ở biển Đông, Nga có thể đóng góp vai trò gián tiếp với tư cách vừa là một đồng minh của Việt Nam, vừa là một quốc gia có quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc. Trong vai trò là quốc gia gián tiếp, Nga có thể có ảnh hưởng tới một số quan điểm của Việt Nam, Trung Quốc trong cách giải quyết vấn đề.
Giáo sư G.Till, khoa Nghiên cứu quốc phòng – đại học King, London, Anh:
Đối với tôi, vấn đề biển Đông rất phức tạp, có tầm ảnh hưởng lớn đến các quốc gia trong khu vực. Cần nỗ lực giải quyết vấn đề từ nhiều phía, hơn là từ một phía, với mục đích cần phải hài hoà các lợi ích chung cho các quốc gia liên quan trên tinh thần hợp tác, trong các lĩnh vực như khai thác dầu khí, tài nguyên, an ninh, cứu hộ... Quan điểm của Anh là giải quyết các vấn đề tranh chấp một cách hoà bình, vì biển Đông có tầm quan trọng không chỉ trong khu vực mà cả thế giới.
Học giả Daniel Shaeffer (Pháp) khẳng định:
“Trong lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và hành động chiếm đóng Hoàng Sa bằng vũ lực là trái với các quy định của luật pháp quốc tế và không được cộng đồng thế giới công nhận”.
Giáo sư Hasjim Djalal (Indonesia) nhắc lại:
“Đến giờ, chúng tôi vẫn chưa hiểu được thực sự của các yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển Đông là gì? Chúng tôi cũng chưa bao giờ nhận được giải thích thỏa đáng từ các học giả Trung Quốc về vấn đề này”.
Tiến sĩ Lan Anh đã nhắc lại rằng, ở hội nghị San Francisco 1951, đại diện quốc gia Việt Nam lúc đó đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa và chẳng có nước nào phản bác.
Giáo sư Stein Tennesson của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế (Na Uy) cho rằng:
Biển Đông là một vấn đề luật pháp chứ không chỉ là một vấn đề chính trị, nên giải quyết chính đáng nhất là bằng luật pháp.
Đây là lần thứ 2, Học viện ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hội thảo về biển Đông.
Tháng 11.2009, hội thảo lần thứ nhất về Biển Đông diễn ra tại Hà Nội có sự tham gia của 50 học giả đến từ 19 quốc gia. Hội thảo về biển Đông là một trong những nỗ lực của Việt Nam trong việc quốc tế hóa các vấn đề của vùng biển này.
Khánh thành hệ thống năng lượng sạch và chiếu sáng tại Trường Sa
Sáng 11.11.2010, tại đảo Song Tử Tây đã diễn ra lễ khánh thành hệ thống năng lượng sạch và chiếu sáng quần đảo Trường Sa và các Trạm dịch vụ kinh tế - kỹ thuật (nhà giàn) DK1.
Dự án năng lượng sạch và chiếu sáng quần đảo Trường Sa được triển khai xây dựng, lắp đặt tại 9 đảo nổi, 24 điểm đảo chìm và 15 nhà giàn DK với tổng số 21 nhà trạm, 118 turbine gió, 4.093 tấm pin mặt trời 220W, 4.184 bình ắc-quy 12V/230Ah, hệ thống cáp truyền tải và các phụ kiện khác.
Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng còn lắp đặt 610 bộ đèn xung quanh 24 điểm đảo chìm, 15 nhà giàn, bố trí bổ sung xung quanh bờ kè và nội bộ 9 đảo nổi. Hệ thống đèn pha bảo vệ có tầm chiếu sáng từ 1.000 m trở lên, dùng nguồn độc lập năng lượng sạch từ turbine gió và pin mặt trời, sử dụng đèn pha cho phép trong đêm các đảo quan sát rõ các mục tiêu ở cự ly 1.000 m và nhìn thấy các mục tiêu xa hơn 1.000 m.
Tổng vốn đầu tư của dự án gần 438 tỷ đồng. Sau khi dự án hoàn thành, các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa và các nhà giàn DK sẽ được cung cấp điện 24 giờ/ngày thay cho việc cấp điện bằng nguồn diesel với công suất hạn chế.
Dự án năng lượng sạch và chiếu sáng Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 do Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân làm chủ đầu tư, tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tài trợ vốn được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn thí điểm và giai đoạn tổng thể.
Giai đoạn thí điểm được áp dụng trong khoảng thời gian từ tháng 10.2008 đến tháng 4.2009 gồm 2 công trình “Đầu tư thí điểm hệ thống chiếu sáng ở Quần đảo Trường Sa” và “Đầu tư thí điểm sản xuất năng lượng sạch trên đảo Trường Sa Lớn” với tổng mức đầu tư 37 tỷ 664 triệu đồng.
Dự án sau khi hoàn thành đã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng đường nội bộ đảo Trường Sa Lớn và xung quanh bờ kè 9 đảo nổi, đáp ứng yêu cầu bảo vệ đảo. Nguồn năng lượng sạch đảo Trường Sa Lớn đã chuyển đổi việc cấp điện bằng nguồn máy phát diesel từ 5 giờ/ngày lên 24 giờ/ngày, góp phần bảo vệ môi trường biển đảo.
Sau khi giai đoạn thí điểm hoàn thành, dự án tổng thể hệ thống năng lượng sạch và chiếu sáng Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK được tiếp tục triển khai.
Hơn 700 tấn cấu kiện thép, 732 m3 bêtông móng, 6.960 m rãnh cáp ngầm, 21 nhà trạm năng lượng, 118 tuabin gió ở đảo nổi và đảo chìm, 4.093 tấm pin mặt trời 220wp, 4.184 bình ắcquy 12V/230Ah. Hệ thống đèn chiếu sáng tổng cộng 611 đèn... đã được lắp đặt trong thời gian 1 năm.
Các thiết bị của dự án đã cung cấp tổng điện năng là 5.166 KWh/ngày (155.000kWh/ tháng). Đủ cung cấp điện 24/24 giờ cho các đảo và nhà giàn DK.
Hệ thống chiếu sáng mới tiết kiệm cho huyện đảo và nhà giàn DK hàng tỷ đồng nhiên liệu/năm chạy máy phát điện, giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường trên các đảo, nhà giàn.
Quảng Nam khánh thành trường Hoàng Sa
Ngày 16.12.2010, tại khu đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra lễ khánh thành Trường phổ thông ba cấp học Hoàng Sa.
Đây là mô hình trường học khép kín bao gồm cấp 2, 3 và đào tạo nghề hệ trung cấp, cao đẳng. Trường có diện tích 5 ha, được đầu tư thành 3 giai đoạn với tổng vốn 120 tỷ đồng.
Đến năm học 2011-2012, trường sẽ hoàn thành 100% cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 1.000 học sinh các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung.
Trong giai đoạn 1, quy mô của trường Hoàng Sa gồm có 26 phòng học, hệ thống thư viện, khu thể thao liên hợp, khu ký túc xá có sức chứa 500 học sinh, khu nhà ăn rộng 400 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 35 tỷ đồng.
Dự kiến, trường sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm hệ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề để thu hút học sinh hoàn thành chương trình lớp 9 vào học.
Toàn bộ trang thiết bị và cơ sở vật chất của trường Hoàng Sa đảm bảo theo tiêu chuẩn của giáo dục Việt Nam.
Hiện tại, trường phổ thông Hoàng Sa có 11 phòng học, 5 phòng chức năng, khu ký túc xá, khu nhà ăn và khu thể chất sẵn sàng đón nhận từ 500 - 1.000 học sinh.
Khu thể chất của trường bao gồm sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, khu ký túc xá nội trú diện tích gần 600 m2.
Việt Nam phản đối đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc
Ngày 26.1.2011, Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến “Map World” ngày 18.1, trong đó thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố: "Việc Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc chính thức cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến “Map World”, trong đó thể hiện đường yêu sách 9 đoạn ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và của các nước ven biển Đông, hoàn toàn trái với các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam phản đối việc làm này của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc gỡ bỏ ngay những nội dung sai trái trong các bản đồ nói trên”.
Đường yêu sách 9 đoạn (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đơn phương đưa ra coi gần như toàn bộ khu vực biển Đông là lãnh hải của Trung Quốc; hành động trên bị nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam kịch liệt phản đối.
Việt Nam từ lâu đã khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông.
Ngày 22.6.2011, đại diện Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối việc Ủy ban Cải cách - Phát triển Nhà nước Trung Quốc thông qua “Cương yếu Quy hoạch xây dựng - phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010 - 2020”.
Trong cương yếu, Trung Quốc xác định khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam quản lý bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nêu kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở.
Trung Quốc lại vi phạm chủ quyền Việt Nam
Ngày 17.2.2011, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: “Việc hạm đội Nam Hải của hải quân TQ tiến hành diễn tập tại quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, hoàn toàn trái với tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và TQ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình ổn định ở khu vực”.
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đưa tin ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa.
Phản ứng trước hành động trên, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga cho rằng: Việc diễn tập này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, hoàn toàn trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định ở khu vực.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không để xảy ra sự việc tương tự trong tương lai”.
Trước đó, tại cuộc gặp tại Thượng Hải (ngày 26 và 27.1.2011) của các nhà hải dương học Trung Quốc, trong đó có cả Hoa kiều. Các chuyên gia Trung Quốc tập trung thảo luận về dự án có tên nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Phản ứng về hành động trên, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga khẳng định: “lập trường của Việt Nam về Biển Đông, Trường Sa và Hoàng Sa đã được nói rõ nhiều lần”.
Thừa Thiên Huế đặt tên đường Hoàng Sa
Ngày 18.2.2011, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa gắn biển tên đường Hoàng Sa cho tuyến đường nằm ven biển.
Theo ông Nguyễn Đặng Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, thị trấn vừa hoàn thành việc đặt tên mới cho 18 con đường, trong đó tên Hoàng Sa.
Đường Hoàng Sa ở thị trấn Thuận An dài khoảng 2 km, nối hai thôn An Hải và Hải Tiến, điểm đầu nối với đường Nguyễn Văn Tuyết, điểm cuối giáp Trạm kiểm soát của Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An.
Tính đến nay, cả nước có 2 tỉnh có tên đường Hoàng Sa, Thừa Thiên-Huế là địa phương thứ 2 sau Đà Nẵng đã chọn Hoàng Sa để đặt tên đường.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã bàn giao bộ hồ sơ "Ty khí tượng tại đảo Hoàng Sa 1955" cho Bộ Ngoại giao.
Bộ hồ sơ được phát hiện đang lưu giữ tại Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Thừa Thiên-Huế bao gồm 10 trang tài liệu (6 trang tiếng Pháp và 4 trang tiếng Việt).
Đây là hồ sơ gốc của Ty Kiến Thiết (chính quyền Sài Gòn) liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa giai đoạn 1897 - 1960, trong hồ sơ có các văn bản có chữ ký, con dấu và các bút tích xử lý công việc với nội dung về việc sửa chữa Ty Khí tượng Hoàng Sa.
Trong tủ sánh gia đình ở Phủ Ngọc Sơn Công Chúa (là con Vua Đồng Khánh, em vua Khải Định, cô ruột vua Bảo Đại) nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã tìm thấy 2 tờ Châu bản và 1 văn bản chữ Hán viết trên giấy dó do làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc cất giữ từ hơn 250 năm.
Hai tờ Châu bản đều có bút tích Ngự phê của vua Bảo Đại với nội dung liên quan đến việc ban thưởng cho các cá nhân, tổ chức có công lao trong việc gìn giữ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Châu bản thứ nhất đề ngày 15 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 13 (3.2.1939) truy tặng Huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Liuis Pontan, Chánh cai đội thượng hạng nhất của đội lính Khố xanh trú đóng tại đảo Hoàng Sa qua đời do bệnh nặng trong quá trình công tác tại Hoàng Sa.
Châu bản thứ 2 đề ngày 27 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 13 (15.2.1939) tặng Huy chương Long tinh cho đơn vị lính Khố xanh ở Trung Kỳ đã có công trong việc dẹp loạn "man di" ở miền núi và lập đồn thủ ở đảo Hoàng Sa.
Còn văn bản chữ Hán, viết trên giấy dó, do làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc cất giữ từ hơn 250 với nội dung là giải quyết vụ tranh kiện giữa phường Mỹ Toàn (hiện nay là làng Mỹ Lợi) và phường An Bằng (hiện nay là làng An Bằng) về chiếc ghe của đội Hoàng Sa do quan sở tại phê phó.
Như vậy từ thời Lê, Việt Nam đã có biên chế đội Hoàng Sa chuyên trách tuần tiểu và trấn giữ quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa
Ngày 2.3.2011, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối hoạt động diễn tập chống cướp biển của biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày 25.2.2011, Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đưa tin vào ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: Việc Trung Quốc diễn tập quân sự ở khu vực quần đảo Trường Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, hoàn toàn trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và yêu cầu Trung Quốc không có những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, cùng các nước ASEAN thực hiện nghiêm túc DOC, góp phần gìn giữ hòa bình ở biển Đông.
Trước hành động diễn tập chống cướp biển tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, kể từ đầu năm 2011 tới nay, Trung Quốc đã có những hoạt động khác vi phạm chủ quyền của Việt Nam như: ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa.
Còn tại cuộc gặp tại Thượng Hải (ngày 26 và 27.1.2011) của các nhà hải dương học Trung Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc tập trung thảo luận về dự án có tên nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Việt Nam phản đối Trung Quốc và Đài Loan vi phạm chủ quyền
Ngày 10.3.2011, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, việc chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) chủ trương khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa và Đài Loan huấn luyện bắn đạn pháo ở Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo nói trên.
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Hành động của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao 2 nước về việc duy trì hòa bình ổn định, không làm phức tạp thêm tình hình tại biển Đông và cũng trái với tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay những nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong cương yếu nói trên.
Đối với hành động huấn luyện bắn đạn pháo tại khu vực xung quanh đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) của chính quyền Đài Loan, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết; đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình trong khu vực, đe dọa trực tiếp đến an ninh hàng hải, nhất là tàu thuyền qua lại đánh bắt cá.
Việt Nam yêu cầu phía Đài Loan chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự và kiên quyết phản đối các hoạt động của các bên vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này.
Việt Nam chủ trương giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có công ước LHQ về luật Biển năm 1982. Trong khi tìm kiếm một giải pháp lâu dài và có thể chấp nhận được với tất cả các bên cho các tranh chấp ở biển Đông, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, không có những hành động làm căng thẳng thêm tình hình ở khu vực, cùng tuân thủ DOC và tiến tới xây dựng bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
Bản cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12 của tỉnh Hải Nam có đoạn nói Trung Quốc "sẽ tăng cường bảo vệ các vùng biển lân cận Hoàng Sa và Trường Sa, khai thác du lịch ở Hoàng Sa và xây dựng các cơ sở hậu cần nghề cá ở Hoàng Sa".
Tại cuộc gặp tại Thượng Hải (ngày 26 và 27.1.2011) của các nhà hải dương học Trung Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc tập trung thảo luận về dự án có tên nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại đảo Cây
Ngày 8.4.2011, bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản ứng trước thông tin tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đưa đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào dự án tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Ngày 3.4.2011, Tân Hoa xã đưa tin, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã công bố đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Phản ứng trước việc làm trên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài tại hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam”.
Trong 2 ngày 26 và 27.1.2011, tại cuộc gặp tại Thượng Hải của các nhà hải dương học Trung Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận về dự án nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở khu vực chủ quyền của Việt Nam
Ngày 13.5.2011, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982".
Trước việc làm trên, bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để phản đối.
Trong 2 ngày 26 và 27.1.2011, tại cuộc gặp tại Thượng Hải, các chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận về dự án nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 3.4.2011, Tân Hoa xã đưa tin, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã công bố đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Ngày 6.5.2011, mạng tin tức Trạm Giang đưa tin tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 5 - 25.5.2011.
Trung Quốc cung cấp dịch vụ di động tại 2 quần đảo của Việt Nam
Ngày 19.5.2011, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Vào ngày 16.5.2011, Tân Hoa Xã đưa tin, công ty ChinaMobile tuyên bố đã mở rộng cung cấp dịch vụ điện thoại di động tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngoài ra, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc đã công bố “Báo cáo phát triển hải dương Trung Quốc năm 2011”, trong đó tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, in một số bản đồ có vẽ đường lưỡi bò ở biển Đông, nêu kế hoạch triển khai tự thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa và mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa.
Phản ứng về hành động trên, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Đại diện Bộ Ngoại giao cũng khẳng định, mọi hoạt động của các nước khác bao gồm việc công bố các báo cáo, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không được Việt Nam chấp thuận "đều không có giá trị pháp lý".
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo, coi trọng quan hệ hai nước, tăng cường xây dựng lòng tin, không nên có những hành động làm phức tạp thêm tình hình biển Đông.
Trong 2 ngày 26 và 27.1.2011, tại cuộc gặp tại Thượng Hải, các chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận về dự án nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 3.4.2011, Tân Hoa xã đưa tin, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã công bố đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Ngày 6.5.2011, mạng tin tức Trạm Giang đưa tin tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 5 – 25.5.2011.
Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Brunei bắt giữ trái phép 11 ngư dân Việt Nam
Chiều 25.5.2011, ông Nguyễn Bá Lộc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, tỉnh vừa ký văn bản khẩn cấp đề nghị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Ngoại giao Việt Nam can thiệp, yêu cầu Brunei trả tự do cho tàu đánh cá PY-90260 và 11 ngư dân Việt Nam.
Vào ngày 21.5.2011, tàu cá PY-90260 do ông Đỗ Văn Phụng (trú tại phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) làm thuyền trưởng đã bị 2 tàu quân sự mang quốc tịch Brunei ép sát, khống chế, dẫn giải cùng 10 ngư dân khi đang đánh bắt cá ngừ đại dương ở tọa độ 7 độ 25’ vĩ độ Bắc, 112 độ 38’ độ kinh Đông, cách đảo An Bang, huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) về phía Tây Nam khoảng 40 hải lý.
Theo Bộ đội Biên phòng Phú Yên, nơi tàu đánh cá PY-90260 đang hành nghề thuộc vùng lãnh hải Việt Nam nhưng bị phía Brunei bắt giữ là trái pháp luật.
Ngày 24.5.2011, UBND tỉnh Phú Yên nhận được công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei thông báo tàu cá PY-90260 đã bị hải quân Brunei bắt giữ.
Sáng 25.5.2011, UBND tỉnh Phú Yên có công văn hỏa tốc đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp đến Đại sứ quán Brunei tại Việt Nam giải quyết, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, đưa ngư dân về nước theo nguyện vọng, bảo vệ lợi ích cho ngư dân.
Cùng trong ngày 25.5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm gửi Đại sứ quán Brunei tại Việt Nam đề nghị thông báo đến các cơ quan chức năng Brunei xác minh lại trường hợp bắt giữ tàu cá PY-90260TS và 11 lao động của tỉnh Phú Yên; yêu cầu sớm trả tự do cho các ngư dân và tàu cá nói trên.
Trung Quốc trắng trợn vi phạm lãnh hải Việt Nam
Vào lúc 5h58’sáng 26.5.2011, khi đang khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 2 đã bị 3 tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
Thực hiện kế hoạch thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, tàu địa chấn Bình Minh 2 của tập đoàn Dầu khí triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Cả 4 lô trên đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thế nhưng tàu hải giám của Trung Quốc vẫn trắng trợn phá hoại tài sản của tàu Bình Minh.
Tọa độ tàu Bình Minh 2 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp ở vị trí 12o48’25” Bắc và 111o26’48” Đông, cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên khoảng 120 hải lý.
Sáng 27.5.2011, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Nội dung công hàm cũng nêu rõ, hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Ngày 29.5.2011, tại cuộc họp báo về sự việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2, bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, khẳng định lại quan điểm của Việt Nam: “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay mọi hành động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”.
Tại điều 76 của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc đã quy định, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852m). Chiều rộng được bảo đảm tuyệt đối kể cả khi ở trên thực tế rìa ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển hẹp hơn 200 hải lý. Còn nếu rìa ngoài thềm lục địa thực tế của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia đó có quyền mở rộng phạm vi thềm lục địa đến 350 hải lý theo đúng các quy định của công ước.
Chiếu theo công ước, Việt Nam có diện tích biển trên 1 triệu km2, chiếm 30% diện tích biển Đông (biển Đông có diện tích gần 3,5 triệu km2).
Theo quy định xác định và bảo vệ chủ quyền, biển Việt Nam có các vùng: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Việt Nam lấy Mũi Đại Lãnh và 10 đảo ven bờ như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Nhạn (Kiên Giang), Hòn Đá Lẻ (Cà Mau), Cồn Cỏ (Quảng Trị) để làm điểm mốc lập đường cơ sở ven bờ lục địa.
Bên trong đường cơ sở này là vùng nội thủy, được coi như lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối. Từ đường cơ sở ra ngoài 12 hải lý là vùng lãnh hải của Việt Nam, Việt Nam cũng được thực hiện chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn với vùng trời, đáy biển và lòng đất khu vực này.
Tiếp sau vùng lãnh hải ra ngoài 12 hải lý là vùng tiếp giáp lãnh hải. Từ vùng này trở vào, Chính phủ Việt Nam có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh, quyền lợi về hải quan, thuế, đảm bảo sự tôn trọng về y tế, di cư, nhập cư.
Sau vùng tiếp giáp lãnh hải là Vùng đặc quyền kinh tế được tính từ đường cơ sở ra 200 hải lý. Tại vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, đáy biển và trong lòng đất, đáy biển.
Việc tàu Trung Quốc xâm nhập vào khu vực cách mũi Đại Lãnh 116 hải lý là đã vào tận khu vực giữa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động phá huỷ tài sản của tàu Bình Minh 2 vì cho rằng vi phạm chủ quyền Trung Quốc là hành động phi lý, ngang ngược.
Tuyên bố Jakarta
Ngày 31.5.2011, tại thủ đô Jakarta, Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông” và ra Tuyên bố Jakarta.
Tham dự hội thảo có 150 đại biểu là các học giả, chuyên gia nghiên cứu đến từ các quốc gia như: Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ, Malaysia, Singapore, Australia và đại diện đại sứ quán các nước ASEAN, Nga, Trung Quốc.
Nội dung cuộc hội thảo làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến biển Đông cũng như mối quan hệ giữa các bên ở biển Đông, tìm giải pháp và cơ chế thích hợp giải quyết vấn đề Biển Đông trên tinh thần đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực.
Trong số 13 tham luận tại hội thảo, hầu hết đều nhấn mạnh vấn đề tranh chấp ở biển Đông cần được giải quyết thông qua thương lượng đa phương, hòa bình và đảm bảo lợi ích của các bên.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã ra Tuyên bố Jakarta nhấn mạnh, việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực, vì lợi ích chung của các nước ven biển và các nước liên quan.
Biển Đông là vấn đề đa phương, nhất trí triển khai thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã được ASEAN và Trung Quốc ký tháng 10.2002.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với “đường 9 điểm” trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích biển Đông là không phù hợp.
Các bên liên quan cần duy trì cam kết giải quyết tranh chấp ở biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế… tăng cường xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm và hướng tới ký kết Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC).
Các cường quốc bên ngoài khu vực như Mỹ, Australia, Nga, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc có vai trò hữu ích để duy trì tình trạng hiện nay và cần tiếp tục ủng hộ DOC.
ASEAN và Trung Quốc tiếp tục triển khai các bước trong vấn đề DOC, đẩy nhanh nỗ lực hướng tới COC. Ban Thư ký ASEAN có quyền hạn lớn hơn trong thực thi quá trình hòa bình để giải quyết xung đột. ASEAN cần trung thành với nguyên tắc thống nhất, đoàn kết và nhất trí trong việc phối hợp và phát triển vị thế chung của ASEAN trong đối thoại với các đối tác.
Cơ chế hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các nước đối tác (ADMM+) là diễn đàn quan trọng thúc đẩy cam kết xây dựng giữa ASEAN và các đối tác trong các vấn đề chiến lược, quốc phòng và an ninh tác động đến khu vực.
Đường “lưỡi bò”, “chữ U”, “9 điểm” “yêu sách đứt đoạn”... là cách gọi của các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines.
Năm 1947, chính quyền Trung Quốc (Quốc dân đảng) vẽ ra đường yêu sách 11 đoạn, sau đó CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc bộ).
Ngày 7.5.2009, Trung Quốc công bố sơ đồ đường yêu sách 9 đoạn với thế giới dù trong những văn bản pháp lý trước đó của CHND Trung Hoa về các vùng biển (Tuyên bố về Lãnh hải 1958, Lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, Đường cơ sở 1996 và vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998...) không hề có đường yêu sách 9 đoạn nói trên.
Tàu quân sự Trung Quốc uy hiếp ngư dân Việt Nam
Ngày 1.6.2011, khi đang đánh cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, tàu cá PY 92305 TS của ngư dân tỉnh Phú Yên đã bị 3 tàu quân sự của Trung Quốc dùng súng uy hiếp.
Trong 2 ngày 31.5 và 1.6.2011, tàu cá PY 92305 TS của ông Lê Văn Giúp (trú tại phường 6, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) đang hoạt động ở vùng biển có toạ độ 8 độ 56 phút vĩ độ Bắc, 112 độ 45 phút kinh độ Đông, cách đảo Đá Đông (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 5 hải lý về phía Đông thì bị 3 tàu của Trung Quốc, ký hiệu 989, 27 và 28 có trang bị vũ khí bắn chỉ thiên và bắn xuống nước uy hiếp.
Ngày 2.6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc lực lượng hải quân Trung Quốc dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam trong khi họ đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Công hàm nhấn mạnh, hành động trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và cản trở tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động tại khu vực này.
Trong 2 ngày 26 và 27.1.2011, tại cuộc gặp tại Thượng Hải, các chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận về dự án nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 3.4.2011, Tân Hoa xã đưa tin, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã công bố đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Ngày 6.5.2011, mạng tin tức Trạm Giang đưa tin tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 5 - 25.5.2011.
Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam
Sáng 26.5.2011, khi đang khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 2 đã bị 3 tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
Trung Quốc trắng trợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam
Khoảng 6 giờ ngày 9.6.2011, tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của 2 tàu ngư chính (số hiệu 311 và 303) đã chạy ngang qua mũi tàu Viking 2 của tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 6 độ 47,5’ Bắc và 109 độ 17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam.
Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking 2 và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking 2, khiến cho tàu Viking 2 không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226.
Chiều 9.6.2011, đại diện bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rõ lập trường của Việt Nam.
Tàu thăm dò địa chấn Viking 2 treo cờ Na Uy, được hạ thuỷ từ năm 1999, dài 92m, rộng 20m, tàu được Petro Việt Nam và một đối tác Pháp thuê.
Vào hai ngày 29 và 31.5.2011, khi đang hoạt động thăm dò khảo sát tại mỏ Đại Hùng, cách Vũng Tàu khoảng 273 km, tàu Viking 2 cũng bị tàu của Trung Quốc quấy rối.
Trong 2 ngày 26 và 27.1.2011, tại cuộc gặp tại Thượng Hải, các chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận về dự án nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 3.4.2011, Tân Hoa xã đưa tin, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã công bố đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Ngày 6.5.2011, mạng tin tức Trạm Giang đưa tin tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 5 - 25.5.2011.
Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam
Sáng 26.5.2011, khi đang khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 2 đã bị 3 tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
Tin tặc Trung Quốc tấn công nhiều trang web của Việt Nam
Ngày 9.6.2011, tại cuộc họp báo về việc tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò Viking 2 của Việt Nam, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận, website của một số cơ quan thuộc bộ Ngoại giao đã bị hacker tấn công.
Sau khi tấn công vào website của Trung tâm biên phiên dịch, tin tặc có để lại một số nội dung bằng tiếng Trung kèm hình ảnh cờ Trung Quốc. Trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao chiều 8.6 cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến người sử dụng rất khó truy cập vào website.
Trong số các trang web của Việt Nam bị hacker tấn công, thiệt hại nặng nhất là Cổng thông tin điện tử của bộ Nông nghệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT), có khoảng 20 website con thuộc Cổng thông tin của Bộ NN-PTNT đã bị tin tặc phá hoại.
Đây không phải lần đầu tiên, tin tặc Trung Quốc tấn công các trang web của nước ngoài, trước đây, mỗi khi Trung Quốc xung đột với quốc gia nào thì các website của nước đó sẽ bị hacker tấn công.
Tháng 8.2008, chính phủ Philippines đã nghi ngờ tin tặc Trung Quốc tấn công các website của họ.
Tháng 10.2008, các trang web chính phủ Nhật Bản cũng bị hacker Trung Quốc tấn công và để lại các dòng chữ tiếng Trung màu đỏ trên website.
Khánh thành phòng trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa - Trường Sa
Chiều 8.6.2011, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Viện Hải dương học đã tổ chức lễ khánh thành phòng trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa - Trường Sa.
Khu trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa - Trường Sa nằm trong đường hầm xuyên qua núi Bảo Đại dài khoảng 34m, rộng 4,5m và cao từ 4,5-6m.
Phòng trưng bày được chia thành 3 phần gồm: các mẫu vật tư liệu lịch sử nghiên cứu liên quan tới Hoàng Sa, Trường Sa; hình ảnh tư liệu nghiên cứu hải dương học về 2 quần đảo trong 90 năm thành lập và hoạt động của Viện; các mẫu vật sinh vật biển do các tàu nghiên cứu của Viện thu giữ từ năm 1927 đến nay.
Tại khu vực trưng bày có mô hình bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa, hình ảnh chiếc tàu Hải đội Hoàng Sa vào thế kỷ 17 và hàng chục nhóm mẫu vật các loài thủy hải sản được khai thác từ Hoàng Sa, Trường Sa như các mẫu ốc, san hô cứng dạng nấm, san hô gai, các bể cá sống, các mẫu cá khổng lồ…
Ngoài ra, khu trưng bày còn giới thiệu các văn bản quản lý Hoàng Sa từ sau năm 1945 và hình ảnh về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn; hình ảnh sinh hoạt đời thường của người dân và các công trình xây dựng trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa…
Được thành lập năm 1922, Viện Hải dương học Nha Trang là cơ quan nghiên cứu khoa học biển hàng đầu của Việt Nam.
Số mẫu vật được trưng bày tại phong trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa - Trường Sa là do viện thu thập qua những chuyến đi khảo sát, nghiên cứu thực tế tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Hội thảo An ninh hàng hải ở biển Đông
Trong 2 ngày 20 và 21.6.2011, tại thành phố Washington, Mỹ đã diễn ra hội thảo An ninh hàng hải ở biển Đông.
Hội thảo An ninh hàng hải ở biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Mỹ (CSIS) tổ chức, tham dự hội thảo có hơn 150 đại biểu là các học giả, nhà nghiên cứu, nhà báo đến từ nhiều quốc gia, trong đó có các chuyên gia của Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Nội dung của hội thảo xoay quanh 4 chủ đề gồm: đánh giá lợi ích và quan điểm của các bên ở biển Đông; cập nhật các diễn biến gần đây ở biển Đông; đánh giá hiệu quả của các khung an ninh biển và cơ chế ở biển Đông; khuyến nghị chính sách để thúc đẩy an ninh trong khu vực.
Tại cuộc hội thảo, nhiều học giả quốc tế đã phản bác các lập luận về chủ quyền đường chữ U (đường lưỡi bò, đường 9 khúc) trên biển Đông của Trung Quốc.
Ngoại trừ đại diện của Trung Quốc lên tiếng đòi chủ quyền vô lý ở khu vực biển Đông, các học giả quốc tế như ông Termsak Chalermpalanupap (Ban Thư ký ASEAN), Giáo sư Peter Dutton (Đại học Hải quân Mỹ), Giáo sư Carlyle Thayer (Học viện Quốc phòng Úc), bà Caitlyn Antrim (Giám đốc Ủy ban Pháp quyền đại dương của Mỹ)… đều khẳng định tuyên bố đường chữ U không có cơ sở theo luật quốc tế.
Giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ khẳng định, đường chữ U là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên biển Đông.
Giám đốc chính trị và an ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap cho biết, ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và hiện ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long của đại học Maine nhận định, hầu hết các chuyên gia ở cuộc hội thảo vẫn sử dụng tài liệu từ năm 1945 đến nay. Người Pháp thời điểm lúc đó có nhiều vấn đề lịch sử họ không rõ. Tôi nghiên cứu nhiều bản đồ Trung Quốc thấy rõ cho tới tận thời Thanh, Trung Quốc chưa bao giờ có bản đồ nói về Trường Sa - Hoàng Sa. Ranh giới của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Chúng ta cần tiếp tục nói mạnh những dẫn chứng lịch sử này. Nếu im lặng chúng ta sẽ mất.
Giáo sư Stein Tonnesson, Học viện Hòa bình Mỹ, chỉ ra rằng, dù chính quyền Bắc Kinh luôn tuyên bố “trỗi dậy trong hòa bình”, song trên thực tế Trung Quốc lại đẩy mạnh vũ trang và phát triển vũ khí tấn công cho lực lượng hải quân, đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển cũng như bắt giữ tàu thuyền ngư dân nước ngoài.
Một mặt Trung Quốc kêu gọi “gác lại tranh chấp để cùng khai thác”, nhưng mặt khác họ lại đe dọa, gây sức ép đối với các tập đoàn dầu mỏ thăm dò trên vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác.
Không chỉ có các học giả, chuyên gia phản ứng trước các lập luận vô lý về đường chữ U của Trung Quốc mà 2 thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain và thượng nghị sĩ James M. Inhofe cũng bày tỏ quan điểm về những hành động hung hăng của Trung Quốc trong thời gian qua và gọi đó là những hành động không thể chấp nhận được.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khai thác 5 mỏ dầu mới tại biển Đông
Ngày 5.7.2011, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2011, PVN sẽ đưa 5 mỏ dầu khí mới vào khai thác.
Trong năm 2011, mục tiêu của PVN là sản lượng khai thác quy dầu đạt 23 triệu tấn, trong 6 tháng cuối năm, PVN sẽ phối hợp với các nhà thầu khai thác dầu khí đưa 5 mỏ dầu khí vào khai thác nhằm gia tăng sản lượng khai thác dầu khí.
Các mỏ dầu khí mới sẽ được đưa vào khai thác gồm: mỏ Visovoi-Nhennhexky-Liên bang Nga, mỏ Tê Giác Trắng, mỏ Đại Hùng giai đoạn 2, mỏ Chim Sáo và mỏ Dana lô SK305 - Malaysia.
Ngoài việc khai thác 5 mỏ dầu khí mới, PVN sẽ tiếp tục công tác khảo sát địa chấn của tàu bình Minh 02 ở thềm lục địa của Việt Nam.
Dự kiến từ nay đến cuối năm 2011, PVN sẽ giới thiệu 3 sản phẩm mới gồm: giàn khoan tự nâng 90m nước lần đầu tiên đóng tại Việt Nam, sản phẩm xơ sợi phục vụ ngành dệt may và sản phẩm nhiên liệu sinh học Ethanol.
Ông Phùng Đình Thực, Tổng giám đốc PVN khẳng định: chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ là bất biến, nên bằng mọi cách chúng ta phải bảo vệ. Trên cơ sở đó, mọi hoạt động của tập đoàn liên quan đến các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển vẫn diễn ra bình thường theo kế hoạch đã đặt ra từ đầu năm, không có sự thay đổi nào.
Trung Quốc hành hung ngư dân Việt Nam
Ngày 13.7.2011, Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết, các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS của ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vừa bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Vào khoảng 10 giờ ngày 5.7.2011, tại vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo.
Chiếc tàu chiến thả một canô chở 10 người trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng Nguyễn Thừa và lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển nói trên.
Đây là lần thứ 2 trong tháng 7, tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
Chiều 8.7.2011, UBND huyện Lý Sơn cho biết, chiều 7.7.2011, ở khu vực cách đảo Lý Sơn khoảng 4 hải lý về phía Đông Bắc, tàu QNg 6025 TS do ông Trần Văn Có ở thôn Đông, xã An Vĩnh làm thuyền trưởng đã bị tàu vận tải Trung Quốc có tên Hoa Lư đâm chìm.
Sau khi tàu QNg 6025 TS chìm và 2 lao động trên tàu rơi xuống biển, tàu vận tải Trung Quốc đã vớt và chở 2 lao động trên tàu cá về cảng Quy Nhơn (Bình Định).
Trong 2 ngày 26 và 27.1.2011, tại cuộc gặp tại Thượng Hải, các chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận về dự án nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 3.4.2011, Tân Hoa xã đưa tin, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã công bố đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Ngày 6.5.2011, mạng tin tức Trạm Giang đưa tin tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 5 - 25.5.2011.
Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam
Sáng 26.5.2011, khi đang khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 2 đã bị 3 tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
ASEAN và Trung Quốc thông qua hướng dẫn thực thi DOC
Chiều 21.7.2011, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc diễn ra ở Bali (Indonesia), các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc đã chính thức thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
DOC thể hiện cam kết chung thúc đẩy hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hợp tác xây dựng lòng tin và giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Năm 2002, tuyên bố DOC được ký kết nhưng kể từ năm 2009, Trung Quốc bắt đầu chủ trương tuyên bố chủ quyền toàn bộ các đảo ở Biển Đông.
Từ năm 2002 đến nay, ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo để thúc đẩy thực hiện DOC và xây dựng COC, nhưng lần nào Trung Quốc cũng đều bác bỏ. Văn bản hướng dẫn thực thi DOC mà ASEAN trao cho Trung Quốc lần này là bản dự thảo thứ 21.
Tám điểm hướng dẫn thực thi DOC gồm: việc thực thi DOC nên được thực hiện theo cách tiếp cận từng bước theo các điều khoản của DOC ; các bên tham gia DOC sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại và tham vấn theo tinh thần của DOC; việc thực thi các hoạt động, dự án theo quy định tại DOC nên được xác định rõ ràng; sự tham gia vào các hoạt động, dự án nên được thực hiện trên cơ sở tự nguyện; hoạt động ban đầu theo phạm vi của DOC nên được thực hiện bằng biện pháp xây dựng lòng tin; quyết định để thực hiện các biện pháp cụ thể hoặc hoạt động của DOC nên dựa trên sự đồng thuận giữa các bên có liên quan, và dẫn đến việc thực hiện cuối cùng một Quy tắc ứng xử (COC); trong việc thực hiện các dự án đã thoả thuận theo DOC, các dịch vụ của các chuyên gia và người nổi tiếng, nếu cần thiết, sẽ được tìm kiếm để cung cấp cho các dự án có liên quan; tiến độ thực hiện các hoạt động đã thoả thuận, và các dự án thuộc DOC sẽ được báo cáo hàng năm cho Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc (PMC).
Trung Quốc thăm dò địa chất trên lãnh hải Việt Nam
Ngày 8.8.2011, tại cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 2.8.2011, Tân Hoa xã đưa tin, từ ngày 13.6 – 30.7, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với Pháp đã sử dụng tàu thăm dò Tan Bao Hao tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa đến phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước hành động trên của Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam phản đối các hoạt động của phía Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Trong 2 ngày 26 và 27.1.2011, tại cuộc gặp tại Thượng Hải, các chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận về dự án nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 3.4.2011, Tân Hoa xã đưa tin, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã công bố đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Ngày 6.5.2011, mạng tin tức Trạm Giang đưa tin tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 5 - 25.5.2011.
Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam
Sáng 26.5.2011, khi đang khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 2 đã bị 3 tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
Chiều 7.7.2011, tại khu vực cách đảo Lý Sơn khoảng 4 hải lý về phía Đông Bắc, tàu QNg 6025 TS do ông Trần Văn Có ở thôn Đông, xã An Vĩnh làm thuyền trưởng đã bị tàu vận tải Trung Quốc có tên Hoa Lư đâm chìm.
Ngày 13.7.2011, Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết, các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS của ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vừa bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc
Ngày 19.8.2011, sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình xác nhận, có 5 ngư dân trên một tàu cá của xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới bị Trung Quốc bắt giữ.
Chiếc tàu cá bị bắt giữ mang số hiệu QB 1825 TS có công suất 65CV, tải trọng 10 tấn, xuất bến từ ngày 1.8.2011.
Trên tàu QB 1825 TS có 5 ngư dân gồm: Nguyễn Văn Thảnh (SN 1957, thuyền trưởng), Nguyễn Văn Tiến (1985), Lê Văn Hiến (1975) cùng trú tại xã Bảo Ninh; Nguyễn Văn Hạnh (1971), Hồ Văn Tịnh (1972) cùng trú ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch.
Ngày 8.8.2011, khi đang đánh bắt tại tọa độ 170 40’ Bắc - 1090 20’ Đông cách cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) 110 hải lý về hướng Đông Bắc thì bị tàu ngư chính Trung Quốc bắt giữ.
Ngày 18.8.2011, bà Nguyễn Thị Hằng vợ ông Thảnh nhận được một cuộc điện thoại từ phía Trung Quốc đòi phải trả 6.250 USD mới chịu thả tàu và người.
Trong 2 ngày 26 và 27.1.2011, tại cuộc gặp tại Thượng Hải, các chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận về dự án nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 3.4.2011, Tân Hoa xã đưa tin, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã công bố đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Ngày 6.5.2011, mạng tin tức Trạm Giang đưa tin tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 5 - 25.5.2011.
Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam
Sáng 26.5.2011, khi đang khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 2 đã bị 3 tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
Chiều 7.7.2011, tại khu vực cách đảo Lý Sơn khoảng 4 hải lý về phía Đông Bắc, tàu QNg 6025 TS do ông Trần Văn Có ở thôn Đông, xã An Vĩnh làm thuyền trưởng đã bị tàu vận tải Trung Quốc có tên Hoa Lư đâm chìm.
Ngày 13.7.2011, Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết, các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS của ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vừa bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Từ ngày 13.6 – 30.7, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với Pháp đã sử dụng tàu thăm dò Tan Bao Hao tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa đến phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa tàu cá tới Trường Sa
Chiều 16.9.2011, người phát ngôn bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ, các ý kiến phản đối của Trung Quốc về việc Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại lô 127, lô 128 thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị.
Ngày 15.9.2011, bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối việc Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại lô 127, lô 128 thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo người phát ngôn bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị, Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại lô 127, 128, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tập quán và thực tiễn quốc tế và các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam ký kết.
Trong kỳ họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 14 Việt Nam - Ấn Độ diễn ra tại Hà Nội ngày 16.9.2011, Việt Nam và Ấn Độ đã nhất trí phấn đấu đưa thương mại hai chiều đạt 7 tỷ USD vào năm 2015 và giảm nhập siêu của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam và Ấn Độ sẽ hợp tác trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, thủy sản và chăn nuôi, thông tin và viễn thông, y tế, du lịch, môi trường, tư pháp, giáo dục, văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực.
Cũng trong cuộc họp báo ngày 16.9.2011, trước thông tin Trung Quốc đưa tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa, người phát ngôn bộ Ngoại giao cho biết: Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu các bên không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Hội thảo quốc tế về biển Đông
Ngày 21.9.2011, tại thủ đô Hà Nội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới”.
Tham dự hội thảo có gần 80 nhà khoa học đến từ các nước và vùng lãnh thổ như: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Singapore, Nhật Bản và Đài Loan.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã cùng trao đổi về vị trí chiến lược của biển Đông, diễn biến mới ở biển Đông và tác động của biển Đông đối với hòa bình, ổn định của khu vực. Trong hội thảo, các học giả cũng thảo luận các giải pháp duy trì hòa bình, an ninh và giải quyết tranh chấp ở khu vực biển Đông, tránh xảy ra xung đột trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Theo các nhà khoa học, phương án hợp lý giải quyết các tranh chấp biển Đông là đàm phán hòa bình, đảm bảo hợp lý về lợi ích cho các quốc gia liên quan dựa trên Luật pháp quốc tế. Cơ sở đàm phán là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông.
Các chuyên gia cũng kiến nghị thu hút các nhà khoa học các nước tham gia nghiên cứu, trao đổi các vấn đề liên quan; đưa thêm vấn đề biển Đông vào thảo luận trong khuôn khổ ASEAN+3...
Theo các chuyên gia, hiện có 3 mâu thuẫn chính liên quan đến biển Đông là lãnh thổ, an ninh và kinh tế. Có thể giải quyết từng mâu thuẫn nhưng phải đặt trong tổng thể chung, phải tính đến yếu tố lịch sử, tâm lý và nhấn mạnh vai trò của học giả của các quốc gia.
Cách thức giải quyết mâu thuẫn là chọn những lợi ích để cùng hợp tác, xây dựng cơ chế lòng tin, nhưng phải có thiện chí, kiên trì thực hiện.
ASEAN soạn thảo bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông
Ngày 4.10.2011, ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN đã nhất trí thành lập nhóm chuyên viên để soạn thảo bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) nhằm thúc đẩy giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh hải tại khu vực này.
Trước đó vào ngày 24.9.2011, tại New York, Mỹ đã diễn ra cuộc họp không chính thức giữa các bộ trưởng ASEAN, các bộ trưởng đã nhất trí rằng, nhóm chuyên viên cần "khởi động soạn thảo các chi tiết chính” của COC, vốn có tính ràng buộc hơn so với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Vào tháng 7.2011, ASEAN và Trung Quốc cũng đã thông qua Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Trong khi 10 nước ASEAN đang tiến hành lập nhóm soạn thảo COC thì Nhật Bản muốn đề xuất một khung an ninh hàng hải mới để tiến tới DOC.
Dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN cùng Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc họp cấp chính phủ và các chuyên gia về an ninh hàng hải và đưa vấn đề này vào tuyên bố chung của hội nghị.
Theo Nhật Bản, nếu các quốc gia trên đồng ý thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông sẽ dẫn tới một khung đa phương mới để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông và các vùng lãnh hải gần đó.
Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 3
Ngày 4.11.2011, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”.
Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 3 diễn ra trong 2 ngày 4 và 5.11, tham dự hội thảo có hơn 200 đại biểu là các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia về an ninh, hàng hải, luật pháp quốc tế đến từ các cơ quan, trung tâm nghiên cứu của các nước và vùng lãnh thổ như: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Mỹ, Anh, Thụy Điển, Australia, Nga, Na Uy.
Trong khuôn khổ hội thảo có 8 phiên làm việc gồm: trao đổi các vấn đề liên quan đến tầm quan trọng của biển Đông trên thế giới và trong khu vực; lợi ích của các bên có liên quan, các phương cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông; vấn đề giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột cùng những diễn biến gần đây ở biển Đông.
Trước Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 3, Việt Nam đã tổ chức 2 hội thảo quốc tế về biển Đông vào các năm 2009 và 2010.
Do tính chất phức tạp của vấn đề biển Đông liên quan tới các khía cạnh luật pháp, kỹ thuật, chính trị nội bộ, chính trị quốc tế, chiến lược, kinh tế... nên vấn đề biển Đông thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực.
Trong năm 2009, trên thế giới có 3 hội thảo quốc tế về biển Đông, năm 2010 có 7 hội thảo và trong năm 2011, có 15 hội thảo về biển Đông.
Cụm bia chủ quyền Trường Sa là di tích cấp tỉnh
Ngày 3.11.2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh cho cụm bia chủ quyền đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa.
Cụm bia chủ quyền Trường Sa được xây dựng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển Trường Sa, đây là di tích chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa nhưng hiện nay, cụm bia đã bị xuống cấp.
Sau khi được xếp hạng, chính quyền địa phương sẽ quản lý di tích cụm bia chủ quyền theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Ngành văn hóa tỉnh Khánh Hòa đã có kế hoạch đo, vẽ, khảo sát để thực hiện việc tôn tạo bia chủ quyền tại đảo Nam Yết và đảo Song Tử Tây.
Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Hoàng Sa
Chiều 24.11.2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.
Trước đó, vào ngày 22.11.2011, sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phê duyệt cho phép một công ty của Trung Quốc mở tuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa.
Ông Lương Thanh Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài tại 2 khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần DOC.
Cũng theo ông Lương Thanh Nghị, hòa bình, ổn định an ninh và tự do an toàn hàng hải ở Biển Đông, là lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước; các bên liên quan cần giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 13 vào sáng 25.11.2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử để khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam đã làm chủ thực sự ít nhất là từ thế kỉ 17, khi 2 quần đảo chưa thuộc bất kì quốc gia nào, làm chủ trên thực tế, liên tục và hòa bình.
Vào năm 1956, Trung Qquốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa). Chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp.
Chính phủ Cách mạng lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng nêu trên. Lập trường nhất quán của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Việt Nam chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc, UNCLOS và DOC.
Vào năm 1975, hải quân Việt Nam tiếp quản 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa gồm: Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Nam Yết và Sơn Ca; sau đó, mở rộng thêm lên 21 đảo và xây dựng 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi thuộc 200 hải lí thềm lục đia và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hiện Trung Quốc chiếm 7 đảo đá ngầm; Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philippines chiếm 9 đảo, Malaysia chiếm 5 đảo, riêng. Brunei đòi chủ quyền nhưng không chiếm giữ đảo nào.
Hiện Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và có đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo với 21 hộ và 80 khẩu, trong đó có 6 nhân khẩu sinh ra và lớn lên ở các đảo này.
Hội nghị quốc tế về Biển Đông tại Malaysia
Trong 2 ngày 12-13.12.2011, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia đã diễn ra Hôi nghị quốc tế với chủ đề “Biển Đông: Diễn biến gần đây và những đề xuất hướng tới giải quyết tranh chấp hòa bình”.
Tham dự Hội nghị quốc tế về Biển Đông tại thủ đô Kuala Lumpur có khoảng 120 học giả, chuyên gia, nhà ngoại giao đến từ 25 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tại hội nghị, các học giả và các chuyên gia nghiên cứu đến từ các quốc gia như: Malaysia, Philippines, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Australia và Singapore đã trình bày tham luận, chia sẻ thông tin và đề xuất phương án giải quyết tình hình tranh chấp ở Biển Đông hiệu quả hơn, hướng tới hợp tác khu vực sâu rộng hơn.
Ngoài các tham luận, các đại biểu còn thảo luận các chủ đề như việc thực hiện Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), tầm quan trọng chiến lược của các tuyến hàng hải ở Biển Đông đối với thương mại châu Á và các hoạt động quân sự tại những khu vực tranh chấp.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam Trần Trường Thủy đã nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng COC với nội dung và các điều khoản cụ thể nhằm tăng cường xây dựng lòng tin, tăng cường hợp tác khu vực trong việc giải quyết tranh chấp.
Tính đến nay, Việt Nam đã tổ chức 3 hội thảo quốc tế về biển Đông vào các năm 2009, 2010 và 2011. Còn trên thế giới đã có nhiều cuộc hội thảo quốc tế về biển Đông, trong năm 2009, có 3 hội thảo quốc tế về biển Đông, năm 2010 có 7 hội thảo và trong năm 2011, có 15 hội thảo về biển Đông.
Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên biển Đông
Ngày 20.1.2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012.
Trước đó, vào ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định:
“Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc và phản đối việc làm nói trên của Trung Quốc”
Đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc thông báo cấm hoạt động nghề cá trên vùng biển của Việt Nam. Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc cũng đăng thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5.2011 đến 12 giờ ngày 1.8.2011, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Đài Loan xây dựng hệ thống không lưu trên quần đảo của Việt Nam
Ngày 6.2.2012, cơ quan quốc phòng lãnh thổ Đài Loan thông báo, sẽ xây dựng hệ thống hướng dẫn không lưu trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hệ thống hướng dẫn không lưu mà Đài Loan dự kiến xây dựng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm một cột đèn hiệu cao 8m gửi tín hiệu về điểm hạ cánh cho các chuyến bay.
Theo dự kiến, dự án xây dựng hệ thống hướng dẫn không lưu trên đảo Ba Bình sẽ được khởi công xây dựng vào cuối tháng 2.2012 và hoàn thành trong thời gian 2 tháng.
Đây không phải là lần đầu tiên, lãnh thổ Đài Loan xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của việt Nam, vào năm 2006, Đài Loan đã xây dựng đường băng dài 1.150m trên đảo Ba Bình, bất chấp phản đối của các nước tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa.
Việt Nam phản đối những hoạt động của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa
Chiều 23.2.2012, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã phản đối việc Trung Quốc triển khai nhiều hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin một số hoạt động của nhiều bộ ngành của Trung Quốc trên Biển Đông từ đầu năm 2012 đến nay như: bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao; Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương Nam Hải thực hiện dự án đo đặc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu Nam Hải Trung Quốc phát biểu về kế hoạch xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.
Trước những hành động trên từ phía Trung Quốc, ông Lương Thanh Nghị cho biết: "Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với 2quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển".
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC.
Trong 2 ngày 26 và 27.1.2011, tại cuộc gặp tại Thượng Hải, các chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận về dự án nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 3.4.2011, Tân Hoa xã đưa tin, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã công bố đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Ngày 6.5.2011, mạng tin tức Trạm Giang đưa tin tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 5 - 25.5.2011.
Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam
Sáng 26.5.2011, khi đang khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 2 đã bị 3 tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
Chiều 7.7.2011, tại khu vực cách đảo Lý Sơn khoảng 4 hải lý về phía Đông Bắc, tàu QNg 6025 TS do ông Trần Văn Có ở thôn Đông, xã An Vĩnh làm thuyền trưởng đã bị tàu vận tải Trung Quốc có tên Hoa Lư đâm chìm.
Ngày 13.7.2011, Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết, các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS của ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vừa bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Từ ngày 13.6 – 30.7.2011, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với Pháp đã sử dụng tàu thăm dò Tan Bao Hao tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa đến phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 16.9.2011, Trung Quốc đưa tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa.
Ngày 22.11.2011, sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phê duyệt cho phép một công ty của Trung Quốc mở tuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tịch thu ngư cụ
Ngày 22.2.2012, tàu cá của ngư dân Đặng Tằm (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 11 ngư dân đang hành nghề trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu tuần tra Trung Quốc mang số 789 bắt giữ.
Sau khi bắt giữ trái phép tàu cá của ông Đặng Tằm, tàu Trung Quốc đã tịch thu toàn bộ đồ nghề lặn biển, gây thiệt hại khoảng 300 triệu đồng và thả các ngư dân, đến sáng 24.2, tàu cá QNg-90281-TS của ông Đặng Tằm đã cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu) an toàn.
Khu vực các ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắt giữ là đảo Xà Cừ thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đây không phải lần đầu tiên, tàu cá của ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang hoạt động khai thác hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa.
Trong 2 ngày 31.5 và 1.6.2011, tàu cá PY 92305 TS của ông Lê Văn Giúp (trú tại phường 6, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) đang hoạt động ở vùng biển có toạ độ 8 độ 56 phút vĩ độ Bắc, 112 độ 45 phút kinh độ Đông, cách đảo Đá Đông (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 5 hải lý về phía Đông thì bị 3 tàu của Trung Quốc, ký hiệu 989, 27 và 28 có trang bị vũ khí bắn chỉ thiên và bắn xuống nước uy hiếp.
Ngày 5.7.2011, tại vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo. Chiếc tàu chiến thả một canô chở 10 người trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển nói trên.
Chiều 7.7.2011, ở khu vực cách đảo Lý Sơn khoảng 4 hải lý về phía Đông Bắc, tàu QNg 6025 TS do ông Trần Văn Có ở thôn Đông, xã An Vĩnh làm thuyền trưởng đã bị tàu vận tải Trung Quốc có tên Hoa Lư đâm chìm.
Ngày 19.8.2011, sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình xác nhận, có 5 ngư dân trên một tàu cá của xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới bị Trung Quốc bắt giữ.
Tài trợ cho những công trình về Hoàng Sa Trường Sa
Ngày 20.2.2012, công ty Cổ phần truyền hình cáp Sông Thu, Đà Nẵng cho biết, công ty đã kiến nghị Hội Nghiên cứu lịch sử thành phố Đà Nẵng, UBND huyện đảo Hoàng Sa, xin làm Mạnh Thường Quân tài trợ cho những đề tài nghiên cứu mới về Hoàng Sa - Trường Sa.
Các đề tài được công ty Cổ phần truyền hình cáp Sông Thu tài trợ dao động ở mức từ 1.000 - 2.000 USD là luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu về lịch sử, con người đi khai phá biển đảo, nghiên cứu địa chất, khí hậu, ngư trường đánh cá... ở khu vực 2 quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa.
Mức tài trợ cho các đề tài cần phải khảo sát thực địa ở biển đảo sẽ cao hơn để đảm bảo kinh phí cho người tham gia nghiên cứu.
Trung Quốc nhiều lần vi phạm chủ quyền Hoàng Sa
Ngày 15.3.2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã đưa ra tuyên bố về phản ứng của Việt Nam trước các hoạt động của phía Trung Quốc tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Theo đó "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”.
Từ đầu tháng 3 tới nay, Trung Quốc tổ chức nhiều hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như: Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 1 hải lý; ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa; ngày 12.3, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa); vào ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Từ đầu năm 2012 đến tháng 2.2012, Trung Quốc đã có những hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam như: bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao; Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương Nam Hải thực hiện dự án đo đặc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu Nam Hải Trung Quốc phát biểu về kế hoạch xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.
Trong 2 ngày 26 và 27.1.2011, tại cuộc gặp tại Thượng Hải, các chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận về dự án nghiên cứu sâu ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).
Ngày 3.2.2011, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã diễn tập phòng ngự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 24.2.2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 3.3.2011, trong cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12, chính quyền tỉnh Hải Nam đã công bố kế hoạch khai thác kinh tế và du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 3.4.2011, Tân Hoa xã đưa tin, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã công bố đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011.
Ngày 6.5.2011, mạng tin tức Trạm Giang đưa tin tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 5 - 25.5.2011.
Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng Thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam
Sáng 26.5.2011, khi đang khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 2 đã bị 3 tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
Chiều 7.7.2011, tại khu vực cách đảo Lý Sơn khoảng 4 hải lý về phía Đông Bắc, tàu QNg 6025 TS do ông Trần Văn Có ở thôn Đông, xã An Vĩnh làm thuyền trưởng đã bị tàu vận tải Trung Quốc có tên Hoa Lư đâm chìm.
Ngày 13.7.2011, Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết, các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS của ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vừa bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Từ ngày 13.6 – 30.7.2011, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với Pháp đã sử dụng tàu thăm dò Tan Bao Hao tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa đến phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 16.9.2011, Trung Quốc đưa tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa.
Ngày 22.11.2011, sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phê duyệt cho phép một công ty của Trung Quốc mở tuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá của ngư dân Lý Sơn
Chiều 20.3.2012, UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hai tàu cá QNg-66074TS và QNg-66101TS trong khi đang đánh bắt hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc bắt giữ.
Chiều 3.3.2012, khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam, hai tàu cá mang số hiệu QNg-66074 TS, công suất 45 CV do ông Trần Hiền (32 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn) là chủ tàu kiêm thuyền trưởng có 11 lao động và tàu QNg-66101 TS, công suất 39 CV do ông Bùi Thu (48 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) làm thuyền trưởng có 10 lao động đã bị tàu Trung Quốc bắt và đưa về đảo Phú Lâm giam giữ.
Đến ngày 12.3.2012, vợ ông Trần Hiền là bà Lê Thị Phúc cho biết, ông Hiền đã gọi điện về báo tin 2 tàu cá và các ngư dân đang bị giam giữ tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa), phía Trung Quốc yêu cầu mỗi tàu phải nộp 70.000 nhân dân tệ thì mới thả tàu.
Sau khi ông Trần Hiền gọi điện thoại về báo tin, người nhà và chính quyền địa phương không thể liên lạc được với các ngư dân bị bắt.
Đây là lần thứ 3 kể từ đầu năm 2012, tàu cá của ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang hoạt động khai thác hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa.
Trước đó vào ngày 22.2.2012, tàu cá của ngư dân Đặng Tằm (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 11 ngư dân đang hành nghề trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu tuần tra Trung Quốc mang số 789 bắt giữ.
Vào ngày 27.2.2012, hai tàu cá QNg 96 197 TS (260 CV) của ông Phạm Mỹ (1971) quê ở thôn Tây, xã An Vĩnh, trên tàu có 15 lao động và tàu cá QNg 96 103 TS của ông Lê Văn Phước (1966) quê ở thôn Tây, xã An Vĩnh, trên tàu có 16 lao động khi hành nghề trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa cũng bị phía Trung Quốc đập phá tài sản, xua đuổi không cho đánh bắt.
Trong năm 2011, tàu cá Trung Quốc cũng đã nhiều lần bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Trong 2 ngày 31.5 và 1.6.2011, tàu cá PY 92305 TS của ông Lê Văn Giúp (trú tại phường 6, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) đang hoạt động ở vùng biển có toạ độ 8 độ 56 phút vĩ độ Bắc, 112 độ 45 phút kinh độ Đông, cách đảo Đá Đông (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 5 hải lý về phía Đông thì bị 3 tàu của Trung Quốc, ký hiệu 989, 27 và 28 có trang bị vũ khí bắn chỉ thiên và bắn xuống nước uy hiếp.
Ngày 5.7.2011, tại vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo. Chiếc tàu chiến thả một canô chở 10 người trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển nói trên.
Chiều 7.7.2011, ở khu vực cách đảo Lý Sơn khoảng 4 hải lý về phía Đông Bắc, tàu QNg 6025 TS do ông Trần Văn Có ở thôn Đông, xã An Vĩnh làm thuyền trưởng đã bị tàu vận tải Trung Quốc có tên Hoa Lư đâm chìm.
Ngày 19.8.2011, sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình xác nhận, có 5 ngư dân trên một tàu cá của xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới bị Trung Quốc bắt giữ.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tuyến du lịch tới Hoàng Sa
Ngày 9.4.2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối việc Trung Quốc mở tuyến du lịch thử nghiệm đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trước đó, vào tối 6.4.2012, Tân Hoa xã đưa tin, tàu du lịch Coconut Princess của công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam đã bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Phản ứng trước hành động của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. “Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở biển Đông”.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có những hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam như: bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao; Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương Nam Hải thực hiện dự án đo đặc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa. Cục trưởng Cục ngư chính khu Nam Hải Trung Quốc phát biểu về kế hoạch xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.
Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 1 hải lý.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Năm nhà sư đã ra Trường Sa
Chiều 12.4.2012, tại tỉnh Khánh Hòa, đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa, trong đó có 5 vị tăng (một người sẽ đi chuyến sau) đầu tiên tình nguyện ra Trường Sa làm nhiệm vụ phật sự tại các chùa ở huyện đảo.
Dự kiến, Đại đức Thích Thánh Thành cùng Thượng tọa Thích Tâm Hiện (hiện tu tại chùa Tân Long, Diên Khánh, Khánh Hòa) sẽ tiếp quản chùa ở đảo Song Tử Tây. Đại đức Thích Giác Nghĩa, trụ trì chùa Vạn Đức và chùa Phước Trí (Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang) cùng Đại đức Thích Ngộ Thành tiếp quản chùa ở đảo Trường Sa Lớn. Đại đức Thích Đạo Biện, trụ trì chùa Long Thọ và Đại đức Thích Đức Hỷ trụ trì chùa Hưng Long (thị xã Ninh Hòa) tiếp quản chùa ở đảo Sinh Tồn.
Ngoài 5 tăng sĩ làm nhiệm vụ Phật sự, đoàn công tác bao gồm 69, trong đó có các nhà khoa học làm nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thực hiện và mở rộng các đề tài khoa học tại Trường Sa.
Các đề tài nghiên cứu gồm: trồng thử nghiệm các giống rau xanh, cây ăn trái chịu mặn trồng được trên đảo; phát triển nuôi trồng hải sản; nghiên cứu triển khai thử nghiệm công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải trên đảo; Nghiên cứu các biện pháp chống rong rêu trên các thiết bị vật dụng trên đảo …
Trong đợt phát động tăng sĩ tình nguyện tu hành tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo của Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, có 12 tăng sĩ đăng ký đi Trường Sa và 6 người được chọn.
Trên quần đảo Trường Sa hiện có 3 ngôi chùa, một ở Trường Sa Lớn, một ở Song Tử Tây và một ở Sinh Tồn. Mỗi ngôi chùa sẽ có 2 nhà sư đến hành đạo trong thời gian 6 tháng. Nếu các chư tăng có nguyện vọng ở lại tiếp tục tu hành trên đảo thì sẽ được Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa xem xét.
Trung Quốc xây cầu cảng trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Ngày 26.4.2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trên website của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc thông báo chính phủ nước này đã phê chuẩn kế hoạch xây một cầu tàu diện tích 3,3 km2 tại đảo Duy Mộng nhằm phục vụ các hoạt động du lịch và đánh bắt ở biển Đông. Duy Mộng là một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Phó Tỉnh trưởng tỉnh đảo Hải Nam cho biết, nước này đang chuẩn bị đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam như: bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao; Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương Nam Hải thực hiện dự án đo đặc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa. Cục trưởng Cục ngư chính khu Nam Hải Trung Quốc phát biểu về kế hoạch xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.
Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 1 hải lý.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Tối 6.4.2012, tàu du lịch Coconut Princess của công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam đã bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 24.4.2012, Phó Tỉnh trưởng tỉnh đảo Hải Nam (Trung Quốc) tuyên bố phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong năm 2012.
Quy hoạch đảo của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam
Ngày 24.4.2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã yêu cầu Trung Quốc phải huỷ bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Phản ứng trước hành động nói trên của Trung Quốc, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Việc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở biển Đông”.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam như: bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao; Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương Nam Hải thực hiện dự án đo đặc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa. Cục trưởng Cục ngư chính khu Nam Hải Trung Quốc phát biểu về kế hoạch xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.
Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 1 hải lý.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Tối 6.4.2012, tàu du lịch Coconut Princess của công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam đã bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền trên biển Đông
Ngày 10.5.2012, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn bộ Ngoại giao đã phản đối những hoạt động trên biển Đông của Trung Quốc và Đài Loan.
Trước việc một số quan chức Đài Loan tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa và “tuyên bố chủ quyền” đối với đảo này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết: “Đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở biển Đông. Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động sai trái đó”.
Về thông tin Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác dầu khí, trong đó có việc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động tại biển Đông, ông Lương Thanh Nghị cho rằng, hoạt động của các nước ở biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, không xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác.
Cũng tại buổi họp báo, ông Lương Thanh nghị cho biết, bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Google nêu quan điểm của Việt Nam về việc từ khóa trên bản đồ của Google Maps thể hiện sai về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Google đã sửa chữa những lỗi này.
Trước đây, trên bản đồ Google Maps đặt cơ chế tự động hiển thị cụm “Paracel Islands, Hainan” trong ô tìm kiếm, mặc định rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.
Phản ứng trước những thông tin sai lệch chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ trực tuyến Google Maps, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định:
“Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các thông tin không phản ánh đúng điều này là sai trái và vô giá trị. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các nhà xuất bản, các công ty in ấn những tài liệu, bản đồ và dữ liệu chính xác về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”.
Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá trên biển Đông
Ngày 15.5.2012, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối quyết định đơn phương của Cục Ngư chính Trung Quốc về lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông và coi quyết định trên không có giá trị.
Trước thông tin Cục Ngư chính Trung Quốc công bố việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông từ ngày 16.5 đến ngày 1.8.2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết: “Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20.1.2012”.
Còn ông Trần Cao Mưu, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định: “Lệnh cấm đánh cá trên biển Đông của Trung Quốc, trong đó có cả một số vùng biển của Việt Nam là xâm phạm đến lãnh hải Việt Nam, hoàn toàn sai trái, bất hợp lý, vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá bất hợp lý này”.
Kể từ năm 1999, vào khoảng thời gian từ ngày 16.5 đến 1.8 hàng năm, Trung Quốc thường công bố lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông để bảo vệ nguồn thuỷ sản.
Trong năm 2012, phạm vi lệnh cấm bao gồm khu vực phía Bắc của vĩ tuyến 12 vĩ độ Bắc gồm đảo Hoàng Nham nhưng không liên quan tới đảo Nam Sa. Những trường hợp vi phạm sẽ bị bắt, tịch thu thuyền và thu hồi giấy phép, ngoài ra còn phải đóng gần 8.000 USD tiền phạt. Lệnh cấm đánh bắt này được áp dụng cho cả thuyền cá nước ngoài.
Đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc đơn phương công bố lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngày 11.5.2011, trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc cũng đăng thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt cá ở khu vực biển Đông năm 2011 từ 12 giờ ngày 16.5.2011 đến 12 giờ ngày 1.8.2011, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Chiều 20.7.2012, tại Campuchia, thay mặt nước Chủ tịch ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong đã công bố "Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông".
Theo kết quả tham vấn, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã tái khẳng định cam kết của các nước thành viên như sau:
1. Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
2. Hướng dẫn thực hiện DOC (2011).
3. Sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
4. Hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đã được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
5. Các bên tiếp tục kiềm chế và không sử dụng bạo lực.
6. Giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Nguyên tắc 6 điểm khẳng định, ASEAN tiếp tục duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm của mình trong các vấn đề của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Các nguyên tắc trên đã khẳng định lại các nguyên tắc căn bản của ASEAN trong vấn đề Biển Đông: Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là quan tâm chung của các nước ASEAN, cũng như của các nước trong khu vực và trên thế giới, vấn đề Biển Đông không chỉ là vấn đề song phương giữa một vài nước ASEAN và Trung Quốc.
Nguyên tắc trên cũng khẳng định, các thành viên ASEAN đều có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển 1982, DOC, COC…
Việc ra tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông tạo cơ sở để đảm bảo các bên liên quan tôn trọng, tuân thủ trong hành xử ở Biển Đông và khẳng định các hành vi vi phạm những nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng tới ASEAN.
Tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 diễn ra tại Phnom Penh vào ngày 13.7, sau khi kết thúc đã không ra được Tuyên bố chung do bất đồng về việc đề cập đến vấn đề tranh chấp Biển Đông. Đây cũng là lần đầu tiên trong 45 năm, các thành viên ASEAN đã không nhất trí về tuyên bố chung sau khi sự kiện kết thúc.
Biển Đông là khu vực diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và 4 quốc gia Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển này.
Đài Loan kéo dài đường băng trên đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 15.7.2012, mạng Thời báo tự do đưa tin Đài Loan dự tính kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phản ứng trước thông tin trên, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia, bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
“Mọi hoạt động của các bên tại khu vực quần đảo Trường Sa mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), gây căng thẳng tình hình biển Đông”, vị đại diện này nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu phía Đài Loan “chấm dứt các hoạt động và kế hoạch tương tự”.
Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam có chu vi 2,8 km, rộng 43,2 ha, được bao bọc bởi một vòng đá san hô và nằm cách đảo Đài Loan 1.376 km.
Năm 2006, Đài Loan đã xây dựng trái phép trên đảo Ba Bình một đường băng có chiều dài 1.150 m bất chấp sự phản đối từ các nước có tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, đặc biệt là Việt Nam.
Việt Nam đã thông qua luật Biển
Ngày 21.6.2012, Quốc hội đã thông qua luật Biển nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển.
Cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam. Người phát ngôn cũng kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm cả quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam.
Với sự tán thành của 495/496 đại biểu có mặt (1 không biểu quyết), luật Biển Việt Nam đã được quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2013.
Luật Biển gồm 7 chương, 55 điều quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Luật Biển cũng tiếp tục quy định "đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam" là nhằm nhấn mạnh hơn nữa sự gắn bó, không thể chia cắt của bộ phận lãnh thổ này, khẳng định chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn đối với các đảo, quần đảo.
Trung Quốc chi 10 tỷ Nhân dân tệ nâng cấp trái phép đảo Phú Lâm
Trung Quốc vừa công bố kế hoạch trái phép chi hơn 10 tỷ Nhân dân tệ để nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự tại khu vực đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Kế hoạch trái phép nói trên bao gồm xây dựng khu phức hợp tại cái gọi là thành phố Tam Sa, mở rộng một sân bay, xây dựng một cơ sở hỗ trợ quân sự và trung tâm hỗ trợ ngư nghiệp cùng các tàu hải giám.
Ngoài ra, Trung Quốc dự định xây 1 hải cảng mới, một nhà máy khử muối có khả năng xử lý 1.000 tấn nước biển/ngày, một trạm phát điện năng lượng mặt trời có công suất 500 KW và các cơ sở xử lý rác và xử lý nước thải. Trung Quốc cũng đã công bố triển khai chương trình xây dựng nhà ở với tổng số vốn là 2.970.000 USD với 7 con đường có tổng chiều dài 5 km sẽ được nâng cấp hoặc xây dựng mới tại Hoàng Sa.
Tất cả những hành động ngang ngược nói trên của phía Trung Quốc đều vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 26.4.2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.6.2012, trên trang mạng của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã công bố mới thầu 9 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài trên vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ngày 12.7.2012, Trung Quốc đã xua 30 tàu cá đến khu vực đảo Đá Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 15.7.2012, mạng Thời báo tự do đưa tin Đài Loan dự tính kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 17.7, đội tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt cá tại bãi Su Bi của Việt Nam.
Ngày 20.7.2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập và triển khai bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Ngày 21.7.2012, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) phát tin hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở ba quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã "đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND thành phố Tam Sa khóa 1".
Ngày 24.7.2012, truyền thông Đài Loan đưa tin, Đài Bắc sẽ bổ sung thêm pháo cao xạ và súng cối vào kho vũ khí triển khai trên biển Đông.
Ngày 7.8.2012, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan tuyên bố đang hợp tác với cơ quan tuần duyên để nâng cao khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình.
Ngày 28.8, tỉnh Hải Nam ban hành quy định phòng chống thiên tai khí tượng cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1.9.2012.
Ngày 28.8.2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý.
Ngày 4.9.2012, lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết, Đài Loan đã tập trận bắn đạn thật tại đảo Thái Bình, tức đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 1.10, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 3.10, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.
Ngày 8.10, Trung Quốc thành lập Phòng Khí tượng ở cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Việt Nam phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc
Ngày 11.10.2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã bày tỏ phản ứng trước các động thái xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông từ phía Trung Quốc.
Từ đầu tháng 10 tới nay, Trung Quốc liên tục có những hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào ngày 1.10, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 3.10, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.
Ngày 8.10, Trung Quốc thành lập Phòng Khí tượng ở cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10-2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình biển Đông thêm phức tạp. Những việc làm của phía Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng tuyên bố lập trường cho rằng Trung Quốc cần tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và có các động thái tích cực nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 26.4.2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.6.2012, trên trang mạng của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã công bố mới thầu 9 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài trên vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ngày 12.7.2012, Trung Quốc đã xua 30 tàu cá đến khu vực đảo Đá Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 15.7.2012, mạng Thời báo tự do đưa tin Đài Loan dự tính kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 17.7, đội tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt cá tại bãi Su Bi của Việt Nam.
Ngày 20.7.2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập và triển khai bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Ngày 21.7.2012, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) phát tin hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở ba quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã "đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND thành phố Tam Sa khóa 1".
Ngày 24.7.2012, truyền thông Đài Loan đưa tin, Đài Bắc sẽ bổ sung thêm pháo cao xạ và súng cối vào kho vũ khí triển khai trên biển Đông.
Ngày 7.8.2012, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan tuyên bố đang hợp tác với cơ quan tuần duyên để nâng cao khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình.
Ngày 28.8, tỉnh Hải Nam ban hành quy định phòng chống thiên tai khí tượng cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1.9.2012.
Ngày 28.8.2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý.
Ngày 4.9.2012, lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết, Đài Loan đã tập trận bắn đạn thật tại đảo Thái Bình, tức đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đài Loan xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Theo truyền thông Đài Loan, vào ngày 31.8.2012, một nhóm quan chức cấp cao Đài Loan đã cắm cờ và tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Bàn Than thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong chuyến thị sát đảo Ba Bình và bãi cạn Bàn Than trái phép nói trên, quan chức Đài Loan còn tuyên bố xây dựng bệnh viện và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời phục vụ lực lượng quân sự Đài Loan đồn trú trái phép tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước các hành động xâm phạm chủ quyền Trường Sa của Việt Nam, ngày 7.9.2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Phía Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan chấm dứt ngay các hoạt động sai trái này, không tiến hành những hoạt động làm phức tạp tình hình ở khu vực Trường Sa.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 26.4.2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.6.2012, trên trang mạng của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã công bố mới thầu 9 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài trên vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ngày 12.7.2012, Trung Quốc đã xua 30 tàu cá đến khu vực đảo Đá Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 15.7.2012, mạng Thời báo tự do đưa tin Đài Loan dự tính kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 17.7, đội tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt cá tại bãi Su Bi của Việt Nam.
Ngày 20.7.2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập và triển khai bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Ngày 21.7.2012, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) phát tin hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở ba quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã "đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND thành phố Tam Sa khóa 1".
Ngày 24.7.2012, truyền thông Đài Loan đưa tin, Đài Bắc sẽ bổ sung thêm pháo cao xạ và súng cối vào kho vũ khí triển khai trên biển Đông.
Ngày 7.8.2012, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan tuyên bố đang hợp tác với cơ quan tuần duyên để nâng cao khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình.
Ngày 28.8, tỉnh Hải Nam ban hành quy định phòng chống thiên tai khí tượng cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1.9.2012.
Ngày 28.8.2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý.
Ngày 4.9.2012, lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết, Đài Loan đã tập trận bắn đạn thật tại đảo Thái Bình, tức đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đài Loan bắn đạn thật trên đảo Ba Bình
Ngày 4.9.2012, lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết, Đài Loan đã tập trận bắn đạn thật tại đảo Thái Bình, tức đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việc tổ chức bắn đạn thật là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, tiếp theo những hành động khiêu khích và gây căng thẳng trên khu vực biển Đông từ phía Đài Loan.
Ví dụ như vụ 3 nghị sĩ Đài Loan, người đứng đầu hội đồng an ninh Đài Loan và nhiều quan chức cấp cao khác đã ra đảo Ba Bình trái phép, việc dựng ăngten bất hợp pháp tại Trường Sa ...
Ngày 23.8.2012, Việt Nam đã chính thức yêu cầu Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 26.4.2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.6.2012, trên trang mạng của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã công bố mới thầu 9 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài trên vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ngày 12.7.2012, Trung Quốc đã xua 30 tàu cá đến khu vực đảo Đá Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 15.7.2012, mạng Thời báo tự do đưa tin Đài Loan dự tính kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 17.7, đội tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt cá tại bãi Su Bi của Việt Nam.
Ngày 20.7.2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập và triển khai bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Ngày 21.7.2012, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) phát tin hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở ba quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã "đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND thành phố Tam Sa khóa 1".
Ngày 24.7.2012, truyền thông Đài Loan đưa tin, Đài Bắc sẽ bổ sung thêm pháo cao xạ và súng cối vào kho vũ khí triển khai trên biển Đông.
Ngày 7.8.2012, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan tuyên bố đang hợp tác với cơ quan tuần duyên để nâng cao khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình.
Ngày 28.8, tỉnh Hải Nam ban hành quy định phòng chống thiên tai khí tượng cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1.9.2012.
Ngày 28.8.2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý.
Đài Loan gây hấn trên biển Đông
Ngày 12.8.2012, lực lượng Bảo vệ bờ biển Đài Loan cho biết, Đài Loan sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Dự kiến cuộc tập trận phi pháp này của Đài Loan sẽ diễn ra vào tháng 9.2012, lần tập trận này có một số loại vũ khí mới của Đài Bắc như pháo cao xạ 40mm và súng cối 120mm.
Động thái leo thang này của Đài Loan đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và làm dấy lên những căng thẳng mới.
Trước đó, vào ngày 7.8.2012, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan tuyên bố đang hợp tác với cơ quan tuần duyên để nâng cao khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình.
Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện bị Đài Loan chiếm giữ trái phép. Từ năm 2000, Đài Loan đã chuyển quyền phòng vệ đảo Ba Bình từ lực lượng thủy quân lục chiến sang lực lượng tuần duyên.
Đây không phải là lần đầu tiên, Đài loan có hành động gây hấn trên biển Đông. Vào tháng 5.2012, Ủy ban Quốc phòng thuộc Viện lập pháp (Quốc hội) Đài Loan đã thông qua dự luật yêu cầu Bộ Quốc phòng vận chuyển vũ khí ra đảo. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng thành lập đơn vị không vận đặc biệt sẵn sàng triển khai ở quần đảo Trường Sa trong vòng vài tiếng.
Ngày 15.7.2012, mạng Thời báo tự do đưa tin Đài Loan dự tính kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 24.7.2012, truyền thông Đài Loan đưa tin, Đài Bắc sẽ bổ sung thêm pháo cao xạ và súng cối vào kho vũ khí triển khai trên biển Đông.
Thành lập viện Biển Đông
Thủ tướng vừa có Quyết định 29/2012/QĐ-TTg về việc bổ sung cơ cấu của Học viện Ngoại giao từ 16 đơn vị lên thành 17 đơn vị trực thuộc, đơn vị mới được thành lập là viện Biển Đông.
Đơn vị mới được bổ sung trực thuộc Học viện Ngoại giao là viện Biển Đông. Chức năng của viện Biển Đông là tổ chức nghiên cứu, tổng hợp và dự báo chiến lược về tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, luật pháp, văn hoá và chính sách đối ngoại của các quốc gia và vùng lãnh thổ, tham mưu cho Bộ trưởng bộ Ngoại giao trong việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước.
Kể từ ngày 1.9.2012, ngoài 16 đơn vị trực thuộc hiện nay gồm: Viện Nghiên cứu Chiến lược ngoại giao; Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ đối ngoại; Trung tâm Thông tin, Tư liệu; Văn phòng; Phòng Quản lý Khoa học; Phòng Đào tạo; Phòng Công tác chính trị, quản lý sinh viên; Khoa Đào tạo sau đại học; Khoa Lý luận chính trị; Khoa Chính trị quốc tế và ngoại giao; Khoa Kinh tế quốc tế; Khoa Luật quốc tế; Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại; Khoa Tiếng Anh; Khoa Tiếng Pháp; Khoa Tiếng Trung Quốc, Học viện Ngoại giao có thêm đơn vị mới là viện Biển Đông.
Trao Công hàm phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Ngày 27.6.2012, bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao Công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối việc mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
Từ ngày 23.6.2012, trên trang mạng của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã công bố mới thầu 9 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài, tổng diện tích của khu vực này là 160.129,38 km2.
Theo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, sau khi kiểm tra tọa độ do phía Trung Quốc công bố, các lô này nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí.
Petrovietnam đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu 9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc gọi thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Ngày 26.6.2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp".
Ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Tại hội thảo về biển Đông ở Washington (Mỹ) trong 2 ngày 27 và 28.6.2012, các học giả quốc tế cũng khẳng định, các lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc mời thầu thăm dò, khai thác tại biển Đông đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã hợp tác với Công ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) tại Lô 128; Tập đoàn Gazprom (Nga) tại các Lô từ 129 đến 133; Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) tại các Lô từ 156 đến 158 và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP-đơn vị thành viên của Petrovietnam) tại các Lô 148, 149.
Ngày 29.6.2012, Hội Dầu khí Việt Nam đã đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu 9 lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 28.6.2012, Hội Luật gia Việt Nam thông cáo phản đối vụ việc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên.
Trung Quốc leo thang trên biển Đông
Ngày 30.7.2012, tờ Nhân Dân nhật báo đưa tin, Trung Quốc có kế hoạch xây 83 căn hộ cho thuê giá rẻ tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo tờ báo trên, hiện có 159 người sống đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, dự kiến trong thời gian 2 năm, Trung Quốc sẽ hoàn thành dự án nhà mới.
Hiện tại, Trung Quốc đang âm mưu xây dựng cuộc sống trái phép của người dân trên đảo Phú Lâm của Việt Nam thông qua các dự ánh như xây dựng một nhà máy xử lý nước mưa và một bể nước mưa, mua 2 bộ máy phát điện chạy bằng diesel 500kw. Ngoài ra, Trung Quốc còn dự kiến xây cả siêu thị, ngân hàng, quán ăn, quán cà phê, bệnh viện trên đảo.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 26.4.2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.6.2012, trên trang mạng của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã công bố mới thầu 9 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài trên vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ngày 12.7.2012, Trung Quốc đã xua 30 tàu cá đến khu vực đảo Đá Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 17.7, đội tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt cá tại bãi Su Bi của Việt Nam.
Ngày 20.7.2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập và triển khai bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Ngày 21.7.2012, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) phát tin hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở ba quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã "đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND thành phố Tam Sa khóa 1".
Trung Quốc đưa tàu cá đến quần đảo Trường Sa
Ngày 12.7.2012, Trung Quốc đã xua 30 tàu cá đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Số tàu nói trên được chia thành 2 biên đội gồm sáu tổ nhỏ từ cảng Tam Á sẽ đánh bắt tại Đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mỗi tàu cá Trung Quốc có trọng tải từ 140 tấn trở lên, chở được 15-16 ngư dân. Trong số tàu trên có một tàu tiếp tế nặng khoảng 3.000 tấn cung cấp nước, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cho các tàu cá còn lại trong thời gian đánh bắt kéo dài khoảng 20 ngày.
Hàng năm, ngư dân ở Hải Nam đều tổ chức một chuyến đánh bắt kéo dài một tháng nhưng đây là lần đầu tiên, việc đánh bắt cá có sự tham gia của các hiệp hội nghề cá Trung Quốc.
Thời gian qua, Trung Quốc thực hiện nhiều hành động phi pháp xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam như thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, mời thầu dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 13.7.2012, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế".
Ngư dân quảng Ngãi bị Trung quốc bắt giữ trái phép
Chiều 9.7.2012, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã gửi công văn khẩn tới UBND huyện về việc các tàu cá của địa phương bị phía Trung Quốc bắt giữ trái phép khi đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa.
Ngày 2.7.2012, tàu QNg 44867TS do anh Nguyễn Duy Việt (28 tuổi) làm thuyền trưởng bị đứt cáp nên cùng tàu cá QNg 94411TS (125CV) do anh Nguyễn Duy Nam (26 tuổi) làm thuyền trưởng vào đảo Hải Nam để cấp cứu thuyền viên bị thương. Đến ngày 5.7, phía Trung Quốc bắt giữ tàu cá QNg 94411TS và cho tàu anh Việt cùng 11 ngư dân về nước.
Ngày 6.7.2012, tàu QNg 94484TS (360CV) của anh Trần Minh Khiêm (29 tuổi) làm thuyền trưởng và tàu QNg 96845TS (150CV) do anh Võ Quốc Việt làm thuyền trưởng khi đang hành nghề kéo lưới đôi ở vùng biển Hoàng Sa đã bị phía Trung Quốc bắt giữ. Đến ngày 8.7, phía Trung Quốc chỉ thả tàu QNg 96845TS cùng 11 ngư dân về nước.
Cùng ngày 6.7, hai tàu cá QNg 94779TS (125CV) của ông Lục Nghĩa Minh và tàu QNg 94096TS (180CV) của ông Lục Nghĩa Thành với 8 lao động hành nghề kéo lưới đôi trên vùng biển Hoàng Sa cũng bị các tàu Trung Quốc bắt giữ. Đến ngày 8.7, phía Trung Quốc chỉ thả tàu cá QNg 94096TS cùng 8 lao động về nước, còn ngư lưới cụ bị tịch thu hết .
Đây là lần thứ 5 kể từ đầu năm 2012, tàu cá của ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang hoạt động khai thác hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa.
Trước đó vào ngày 22.2.2012, tàu cá của ngư dân Đặng Tằm (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cùng 11 ngư dân đang hành nghề trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu tuần tra Trung Quốc mang số 789 bắt giữ.
Vào ngày 27.2.2012, hai tàu cá QNg 96 197 TS (260 CV) của ông Phạm Mỹ (1971) quê ở thôn Tây, xã An Vĩnh, trên tàu có 15 lao động và tàu cá QNg 96 103 TS của ông Lê Văn Phước (1966) quê ở thôn Tây, xã An Vĩnh, trên tàu có 16 lao động khi hành nghề trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa cũng bị phía Trung Quốc đập phá tài sản, xua đuổi không cho đánh bắt.
Chiều 3.3.2012, khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam, hai tàu cá mang số hiệu QNg-66074 TS, công suất 45 CV do ông Trần Hiền (32 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn) là chủ tàu kiêm thuyền trưởng có 11 lao động và tàu QNg-66101 TS, công suất 39 CV do ông Bùi Thu (48 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) làm thuyền trưởng có 10 lao động đã bị tàu Trung Quốc bắt và đưa về đảo Phú Lâm giam giữ.
Ngày 16.5.2012, cơ quan ngư chính Trung Quốc đã bắt giữ 2 tàu cá QNg50003TS và QNg55003TS cùng 14 ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đến 13 giờ ngày 21.5.2012, phía Trung Quốc đã thả tàu QNg 50003TS và 14 ngư dân, nhưng vẫn tịch thu tàu QNg 55003TS cùng toàn bộ hải sản và ngư cụ của 2 tàu trên.
Phản đối quyết định phi pháp của Trung Quốc
Ngày 23.6.2012, ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tuyên bố, chính thức phản đối quyết định phi pháp của Trung Quốc khi thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, bao gồm cả huyện đảo Trường Sa của tỉnh Khánh Hòa.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa.
Chính quyền và người dân Khánh Hòa hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa. Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý.
Ông Nguyễn Chiến Thắng tuyên bố: "Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này".
Ngoài phản ứng của tỉnh Khánh Hoà, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định, huyện đảo Hoàng Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của thành phố Đà Nẵng.
Theo ông Văn Hữu Chiến, chính quyền và người dân thành phố Đà Nẵng hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa.
"Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước ".
Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Ngày 21.7.2012, truyền thông Trung Quốc loan tin cử tri đã đi bỏ phiếu bầu hội đồng nhân dân “thành phố Tam Sa” khóa 1.
Phản ứng trước hành động vi phạm chủ quyền nghiêm trọng nói trên, Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này cũng đã được nêu trong nhiều tư liệu lịch sử có giá trị pháp lý, được quy định và bảo vệ bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam là một thành viên.
Ngày 24.7.2012, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết, Việt Nam đã gửi công hàm gửi tới bộ Ngoại giao Trung Quốc để phản đối việc thành lập “cơ quan chỉ huy quân sự” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và việc tổ chức bầu cử đại biểu đại hội đại biểu Nhân dân khoá 1 của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Theo người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, các hoạt động nói trên của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và là vô giá trị.
Ngày 20.7.2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập và triển khai bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Bộ chỉ huy lực lượng quân đội đồn trú ở các đảo, bãi thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc xâm chiếm trái phép đang được đặt tại đảo Phú Lâm.
Phú Lâm là đảo lớn nhất trên biển Đông, chiều dài từ đông sang tây 1.950m, chiều rộng 1.350m, diện tích đất nổi 2,13 km2.
Năm 1991, Trung Quốc đã xây dựng một sân bay quân sự có đường băng dài 1.000m, năm 2022, Trung Quốc lấp biển, kéo dài đường băng lên hơn 2.000m.
Việc Trung Quốc lập ra cái gọi là “Khu Cảnh bị thành phố Tam Sa” cho thấy dã tâm của Trung Quốc trong việc thôn tính biển Đông.
Ngày 21.7.2012, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) phát tin hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở ba quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã "đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND thành phố Tam Sa khóa 1".
Từ đầu năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có những hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 26.4.2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.6.2012, trên trang mạng của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã công bố mới thầu 9 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài trên vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ngày 12.7.2012, Trung Quốc đã xua 30 tàu cá đến khu vực đảo Đá Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 17.7, đội tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt cá tại bãi Su Bi của Việt Nam.
Trung Quốc rượt đuổi ngư dân Quảng Ngãi
Ngày 6.6.2012, ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang đánh bắt cá ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa thì bị một tàu cá của Trung Quốc rượt đuổi.
Chiếc tàu cá bị rượt đuổi mang số hiệu QNg 90281 TS của ông Đặng Tằm (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu), trên tàu có 12 ngư dân.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2012, tàu của ông Đặng Tằm bị rượt đuổi, trước đó, vào ngày 22.2. 2012, ông Đặng Tằm bị tàu cá Trung Quốc rượt đuổi và cướp, phá tài sản gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng khi đánh bắt trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa
Tính từ đầu tháng 5 đến nay, xã Bình Châu có 3 tàu cá và 25 ngư dân bị tàu Trung Quốc bắt giữ và cướp tài sản, hiện 2 tàu cá QNg-66101TS của ông Lê Vinh (xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) và QNg-55003TS của chủ tàu Trần Phương (xã Bình Châu) vẫn chưa được Trung Quốc trả lại.
Đây là lần thứ 5 kể từ đầu năm 2012, tàu cá của ngư dân Việt Nam bị uy hiếp khi đang hoạt động khai thác hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa.
Trước đó, vào ngày 16.5.2012, cơ quan ngư chính Trung Quốc đã bắt giữ 2 tàu cá QNg50003TS và QNg55003TS cùng 14 ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đến 13 giờ ngày 21.5.2012, phía Trung Quốc đã thả tàu QNg 50003TS và 14 ngư dân, nhưng vẫn tịch thu tàu QNg 55003TS cùng toàn bộ hải sản và ngư cụ của 2 tàu trên.
Vào ngày 22.2.2012, tàu cá của ngư dân Đặng Tằm (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 11 ngư dân đang hành nghề trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu tuần tra Trung Quốc mang số 789 bắt giữ.
Vào ngày 27.2.2012, hai tàu cá QNg 96 197 TS (260 CV) của ông Phạm Mỹ (1971) quê ở thôn Tây, xã An Vĩnh, trên tàu có 15 lao động và tàu cá QNg 96 103 TS của ông Lê Văn Phước (1966) quê ở thôn Tây, xã An Vĩnh, trên tàu có 16 lao động khi hành nghề trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa cũng bị phía Trung Quốc đập phá tài sản, xua đuổi không cho đánh bắt.
Chiều 3.3.2012, khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam, hai tàu cá mang số hiệu QNg-66074 TS, công suất 45 CV do ông Trần Hiền (32 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn) là chủ tàu kiêm thuyền trưởng có 11 lao động và tàu QNg-66101 TS, công suất 39 CV do ông Bùi Thu (48 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) làm thuyền trưởng có 10 lao động đã bị tàu Trung Quốc bắt và đưa về đảo Phú Lâm giam giữ.
Trong năm 2011, tàu cá Trung Quốc cũng đã nhiều lần bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Trong 2 ngày 31.5 và 1.6.2011, tàu cá PY 92305 TS của ông Lê Văn Giúp (trú tại phường 6, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) đang hoạt động ở vùng biển có toạ độ 8 độ 56 phút vĩ độ Bắc, 112 độ 45 phút kinh độ Đông, cách đảo Đá Đông (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 5 hải lý về phía Đông thì bị 3 tàu của Trung Quốc, ký hiệu 989, 27 và 28 có trang bị vũ khí bắn chỉ thiên và bắn xuống nước uy hiếp.
Ngày 5.7.2011, tại vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo. Chiếc tàu chiến thả một canô chở 10 người trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển nói trên.
Chiều 7.7.2011, ở khu vực cách đảo Lý Sơn khoảng 4 hải lý về phía Đông Bắc, tàu QNg 6025 TS do ông Trần Văn Có ở thôn Đông, xã An Vĩnh làm thuyền trưởng đã bị tàu vận tải Trung Quốc có tên Hoa Lư đâm chìm.
Ngày 19.8.2011, sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình xác nhận, có 5 ngư dân trên một tàu cá của xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới bị Trung Quốc bắt giữ.
Khánh thành công trình văn hóa tại Trường Sa
Ngày 6.6.2012, tại đảo Trường Sa lớn, tỉnh Khánh Hoà đã diễn ra lễ khánh thành công trình văn hóa gồm lá cờ Tổ quốc và 4 bức phù điêu bằng gốm.
Bốn bức phù điêu bằng gốm được gắn vào 2 bức tường ở khu vực cột mốc chủ quyền trên đảo, còn lá cờ Tổ quốc bằng gốm được đặt trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn.
Các họa sĩ và thợ gắn gốm đã tạo hình lá cờ có kích thước 12,40mx25m, diện tích 310m2, nặng 3,5 tấn, ghép từ 310.000 viên gốm mosaic (kích thước mỗi viên 3cmx3cm) có khả năng chịu được nắng, mưa, độ mặn của muối biển và không bay màu
Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.
Công trình văn hóa trên đảo Trường Sa là món quà do cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đóng góp kinh phí tài trợ và được thực hiện tại làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).
Lá cờ Việt Nam bằng gốm trên mái hội trường đảo Trường Sa xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng ở Hà Nội.
Lá cờ đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Trung Quốc đưa tàu ra biển Đông
Ngày 27.12.2012, phía Trung Quốc đã đưa tàu Hải tuần 21, tàu chuyên tuần tra biển có sân bay dành cho trực thăng ra khu vực biển Đông.
Tàu Hải tuần 21 trang bị bãi đáp trực thăng được Trung Quốc bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2002, Hải tuần 21 dài 93,2m, nếu bơm đầy nhiên liệu có thể hoạt động liên tục 7.408 km. Tốc độ tối đa của tàu là 40,74km/giờ, trên tàu có sân bay dành cho trực thăng nằm phía đuôi tàu dài 21m, rộng 11m.
Đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc có hành động khiêu khích trên khu vực biển Đông, trong đó có vùng chủ quyền của Việt Nam. Trong năm 2012, Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 26.4.2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.6.2012, trên trang mạng của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã công bố mới thầu 9 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài trên vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ngày 12.7.2012, Trung Quốc đã xua 30 tàu cá đến khu vực đảo Đá Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 15.7.2012, mạng Thời báo tự do đưa tin Đài Loan dự tính kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 17.7, đội tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt cá tại bãi Su Bi của Việt Nam.
Ngày 20.7.2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập và triển khai bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Ngày 21.7.2012, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) phát tin hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở ba quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã "đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND thành phố Tam Sa khóa 1".
Ngày 24.7.2012, truyền thông Đài Loan đưa tin, Đài Bắc sẽ bổ sung thêm pháo cao xạ và súng cối vào kho vũ khí triển khai trên biển Đông.
Ngày 7.8.2012, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan tuyên bố đang hợp tác với cơ quan tuần duyên để nâng cao khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình.
Ngày 28.8, tỉnh Hải Nam ban hành quy định phòng chống thiên tai khí tượng cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1.9.2012.
Ngày 28.8.2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý.
Ngày 4.9.2012, lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết, Đài Loan đã tập trận bắn đạn thật tại đảo Thái Bình, tức đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 1.10, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 3.10, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.
Ngày 8.10, Trung Quốc thành lập Phòng Khí tượng ở cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.11.2012, Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 27.11.2012, tỉnh Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng.
Ngày 5.12.2012, quan chức tỉnh Hải Nam, Trung Quốc tuyên bố cho phép bộ đội biên phòng “ngăn, kiểm tra, trục xuất” tàu nước ngoài trên biển Đông nhắm vào ngư dân Việt Nam.
Ngày 25.12.2012, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này sẽ đầu tư hơn 10 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,6 tỷ USD) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng phi pháp trên các hòn đảo ở khu vực biển Đông.
Trung Quốc làm đứt cáp tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam
Ngày 30.11.2012, tại vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 2 đã bị các tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp thu nổ địa chấn.
Trong khi tàu Bình Minh 2 đang di chuyển ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát thì có 2 tàu kéo mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 2 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 2 cách phao đuôi khoảng 25m.
Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17026 Bắc và 108002 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía Đông Nam và cách đường trung tuyến Việt Nam - Trung Quốc 20 hải lý về phía Tây.
Ngày 3.12, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự.
Đây không phải là lần đầu tiên, tàu Trung Quốc cản trở hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam.
Vào ngày 26.5.2011, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 2 cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 9.6.2011, khi tàu Viking 2 đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D tại lô 136.03, tọa độ 6º47’5” bắc, 109º17’5” kinh đông khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking 2 và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking 2 làm cho tàu Viking 2 không thể hoạt động bình thường.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 26.4.2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.6.2012, trên trang mạng của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã công bố mới thầu 9 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài trên vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ngày 12.7.2012, Trung Quốc đã xua 30 tàu cá đến khu vực đảo Đá Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 15.7.2012, mạng Thời báo tự do đưa tin Đài Loan dự tính kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 17.7, đội tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt cá tại bãi Su Bi của Việt Nam.
Ngày 20.7.2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập và triển khai bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Ngày 21.7.2012, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) phát tin hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở ba quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã "đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND thành phố Tam Sa khóa 1".
Ngày 24.7.2012, truyền thông Đài Loan đưa tin, Đài Bắc sẽ bổ sung thêm pháo cao xạ và súng cối vào kho vũ khí triển khai trên biển Đông.
Ngày 7.8.2012, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan tuyên bố đang hợp tác với cơ quan tuần duyên để nâng cao khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình.
Ngày 28.8, tỉnh Hải Nam ban hành quy định phòng chống thiên tai khí tượng cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1.9.2012.
Ngày 28.8.2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý.
Ngày 4.9.2012, lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết, Đài Loan đã tập trận bắn đạn thật tại đảo Thái Bình, tức đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 1.10, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 3.10, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.
Ngày 8.10, Trung Quốc thành lập Phòng Khí tượng ở cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.11.2012, Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 27.11.2012, tỉnh Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng.
Ngày 5.12.2012, quan chức tỉnh Hải Nam, Trung Quốc tuyên bố cho phép bộ đội biên phòng “ngăn, kiểm tra, trục xuất” tàu nước ngoài trên biển Đông nhắm vào ngư dân Việt Nam.
Trung Quốc đầu tư 1,6 tỷ USD xây dựng trái phép trên biển Đông
Theo truyền thông Trung Quốc ngày 25.12.2012, nước này sẽ đầu tư hơn 10 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,6 tỷ USD) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng phi pháp trên các hòn đảo ở khu vực biển Đông.
Trung Quốc dự kiến sẽ xây sân bay, cầu tàu và các cơ sở hạ tầng trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà nước này lập ra một cách phi pháp vào tháng 7.2012 trên khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, một phần khoản kinh phí 1,6 tỷ USD được sử dụng để triển khai cái gọi là "thực thi pháp luật hàng hải và khai thác thủy sản" trên biển Đông bao gồm hoạt động của các lực lượng tuần tra, ngư nghiệp...
Đây là hành động leo thang của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đơn vị hành chính thuộc quyền quản lý của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
Cái gọi là "thành phố Tam Sa" bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả bãi cạn Scarborough mà Philippinese đang quản lý.
Trong năm 2012, Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 17.1.2012, mạng Ngư nghiệp Trung Quốc đăng Thông báo số 01 ngày 12.1.2012 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về thời gian mùa nghỉ đánh bắt cá năm 2012. Theo nội dung của thông báo trên, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông năm 2012 từ 12 giờ ngày 16.5.2012 đến 12 giờ ngày 1.8.2012, phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
Ngày 2.3.2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 7.3.2012, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và tỉnh Hải Nam hợp tác mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 12.3.2012, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy Nam Hải (Biển Đông) và trạm công tác Tây Sa (Hoàng Sa).
Ngày 28.3.2012, tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19.4.2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 26.4.2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thông qua đề xuất của tỉnh Hải Nam về việc xây dựng một cầu tàu tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.6.2012, trên trang mạng của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã công bố mới thầu 9 lô dầu khí hợp tác thăm dò khai thác trong năm 2012 với các công ty nước ngoài trên vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ngày 12.7.2012, Trung Quốc đã xua 30 tàu cá đến khu vực đảo Đá Chữ Thập trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 15.7.2012, mạng Thời báo tự do đưa tin Đài Loan dự tính kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 17.7, đội tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt cá tại bãi Su Bi của Việt Nam.
Ngày 20.7.2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập và triển khai bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).
Ngày 21.7.2012, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) phát tin hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở ba quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã "đi bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND thành phố Tam Sa khóa 1".
Ngày 24.7.2012, truyền thông Đài Loan đưa tin, Đài Bắc sẽ bổ sung thêm pháo cao xạ và súng cối vào kho vũ khí triển khai trên biển Đông.
Ngày 7.8.2012, Cơ quan Quốc phòng Đài Loan tuyên bố đang hợp tác với cơ quan tuần duyên để nâng cao khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình.
Ngày 28.8, tỉnh Hải Nam ban hành quy định phòng chống thiên tai khí tượng cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1.9.2012.
Ngày 28.8.2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý.
Ngày 4.9.2012, lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết, Đài Loan đã tập trận bắn đạn thật tại đảo Thái Bình, tức đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 1.10, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 3.10, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.
Ngày 8.10, Trung Quốc thành lập Phòng Khí tượng ở cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 23.11.2012, Trung Quốc cho xuất bản bản đồ “Tam Sa”, phạm vi bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 27.11.2012, tỉnh Hải Nam thông qua bản sửa đổi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, trong đó đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng.
Ngày 5.12.2012, quan chức tỉnh Hải Nam, Trung Quốc tuyên bố cho phép bộ đội biên phòng “ngăn, kiểm tra, trục xuất” tàu nước ngoài trên biển Đông nhắm vào ngư dân Việt Nam.
Trung Quốc tập trận trái phép ở Hoàng Sa
Ngày 2.1.2013, Trung Quốc đã tổ chức tập trận trên đảo Quang Hoà thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Từ tháng 6.2012, lấy lý do đảo Quang Hòa là một trong các đảo chiến lược quan trọng nhất nằm gần cái gọi là “thành phố Tam Sa”, Trung Quốc đã đưa 6.000 binh lính cùng khí tài đến đồn trú ở khu vực đảo Hoàng Sa.
Mặc dù dân số trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” chỉ khoảng 1.000 người, nhưng lực lượng quân đội đồn trú gấp 6 lần dân thường.
Cái gọi là “thành phố Tam Sa” là đơn vị hành chính mới mà Trung Quốc thành lập trái phép vào ngày 21.6.2012 để quản lý toàn bộ vùng biển Đông kể cả vùng lãnh hải của Việt Nam và vùng tranh chấp chủ quyền với các quốc gia trong khu vực.
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc in hộ chiếu có đường lưỡi bò