Ngày 18.7.2012, tại tỉnh Đắk Lắk đã triển khai dự án Phát triển đô thị tại 3 địa phương là Hà Tĩnh, Tam Kỳ, Buôn Ma Thuột.
Theo cam kết, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) sẽ tài trợ 1 triệu USD giúp các thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk ) và Hà Tĩnh thực hiện đầu tư cải thiện đường giao thông, hệ thống thoát nước đô thị; phòng chống lũ lụt và thoát nước; quản lý chất thải rắn; tăng cường năng lực và nhận thức của cộng đồng.
Dự kiến, dự án Phát triển đô thị tại 3 tỉnh miền Trung sẽ được triển khai vào năm 2013.
Các địa phương tham gia dự án đề nghị ADB nâng tổng khoản vay bằng nguồn vốn ODA cho dự án Phát triển bắt đầu từ năm 2012 lên 150 triệu USD, với tỉ lệ vốn đối ứng 5% mỗi địa phương.
Phía ADB đề nghị nâng tỉ lệ vốn đối ứng lên 10% và lưu ý các địa phương tham gia dự án cần giải quyết tốt các vấn đề về tái định cư, an toàn xã hội, môi trường.
Chiều 25.6.2012, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp với nội dung triển khai Dự án phát triển đô thị các tỉnh miền núi phía Bắc.
Mục tiêu của dự án là nâng cấp đô thị tại 4 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc gồm: Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên.
Dự án phát triển đô thị 4 tỉnh miền núi phía Bắc là một trong những dự án góp phần giúp các địa phương có cơ hội phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ với các địa phương khác.
Dự án phát triển đô thị 4 tỉnh miền núi phía Bắc đã được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa vào Danh mục các dự án vay vốn WB trong tài khóa 2012-2014 với tổng trị giá 250 triệu USD.
Chính phủ vừa phê duyệt danh mục dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông với tổng trị giá 147,2 triệu USD, trong đó vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 130 triệu USD.
Dự án bao gồm việc hoàn thiện, mở rộng tuyến đường giao thông đô thị, xây dựng nhà máy xử lý nước thải, kè bảo vệ bờ sông, phục hồi cảng sông, mở rộng hệ thống cấp nước, xây dựng các khu rác thải hợp vệ sinh và các khu tái chế rác thải thành vật liệu, tăng cường năng lực quản lý đô thị và quy hoạch tổng thể thành phố Đông Hà.
Sau khi hoàn thành, dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và chuyển đổi các hành lang giao thông trở thành các hành lang kinh tế.
Dự kiến, dự án sẽ được triển khai tại các đô thị hưởng lợi trong vòng 6 năm (từ tháng 1.2013 đến tháng 12.2018).