<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Khu đô thị mới
Khởi công xây dựng khu đô thị căn cứ Cam Ranh

Sơ lược
 

Ngày 21.9.2012, tại tại bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Bộ tư lệnh hải quân đã khởi công giai đoạn 1 khu đô thị căn cứ Cam Ranh.

Chi tiết
 

Giai đoạn 1 của khu đô thị căn cứ Cam Ranh có diện tích gần 33,5 ha gồmi 8 chung cư (mỗi chung cư cao 6 tầng với 872 căn hộ), đảm bảo chỗ ở cho khoảng 3.500 người kèm theo các công trình phụ trợ như: trường mầm non, trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở với tổng mức đầu tư 1.456 tỷ đồng.

Dự kiến đến năm 2014 sẽ hoàn thành giai đoạn 1, sau khi hoàn thành, khu đô thị căn cứ Cam Ranh sẽ đáp ứng như cầu lưu trú, nghỉ ngơi, học tập của các gia đình thuộc lực lượng hải quân công tác tại Cam Ranh.

Thông tin mở rộng
 

Khu đô thị căn cứ Cam Ranh là khu đô thị quân sự đầu tiên của Việt Nam, khu đô thị sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho cán bộ công tác trong căn cứ Cam Ranh và quần đảo Trường Sa.

Theo quy hoạch đến năm 2020, khu đô thị căn cứ Cam Ranh có tổng diện tích 342 ha với quy mô dân số khoảng 38.000 người, tổng vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng.

Sau khi xây dựng hoàn chỉnh, khu đô thị có quảng trường trung tâm, bệnh viện 150 giường, hệ thống trường học từ mẫu giáo đến THPT, tổ hợp thương mại - siêu thị - ngân hàng, trung tâm văn hóa - thể thao, thư viện - bảo tàng...

Thông tin tham khảo
 


Khu đô thị "Vầng trăng khuyết" ở Đà Nẵng

Sơ lược
 

Ngày 29/2/2008, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng khu đô thị “Vầng trăng khuyết” (hay còn có tên gọi là khu đô thị Đa Phước, khu đô thị Daewon D-City), thuộc phường Thuận Phước, quận Hải Châu.

Lý do xây dựng "Vầng trăng khuyết"
 

Với địa thế nhìn ra vịnh Đà Nẵng và đối diện với bán đảo Sơn Trà, khu đất Đa Phước được ví như “nóc nhà” của Đà Nẵng bởi từ các điểm cách xa thành phố như đèo Hải Vân, đỉnh Sơn Trà có thể quan sát được cảnh quan đô thị và nhận biết các tuyến hàng không đi qua vùng trời, các luồng hàng hải đi qua vùng biển...

Vì thế trong số hàng loạt dự án mở rộng không gian đô thị, kéo dài bãi biển của thành phố Đà Nẵng có tổ hợp đô thị - trung tâm thương mại - sân gofl - điểm nghỉ mát hình trăng lưỡi liềm với tên gọi là “Vầng trăng khuyết”.

Những đặc điểm của "Vầng trăng khuyết"
 

Khu phức hợp này được nhà đầu tư áp dụng các biện pháp khoa học để lấn biển, tạo nên một khu đô thị mang hình dáng vầng trăng khuyết uốn dọc theo bờ biển.

Khu đô thị “Vầng trăng khuyết” có tổng diện tích 210 ha, bao gồm các hạng mục: resort, sân golf 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, bến cảng du thuyền, khách sạn quốc tế, trung tâm hội nghị quốc gia, tòa nhà văn phòng cao cấp 60 tầng, các  trung tâm thương mại, biệt thự cao cấp và chung cư với quy mô 8.500 căn hộ.

Khu đô thị “Vầng trăng khuyết” là dự án lấp biển được áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất trong việc khảo sát địa hình, nghiên cứu dòng chảy và xây dựng công trình. Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến là 250 triệu USD, thời gian hoàn thành trong 10 năm.

Trong khu phức hợp, khu khách sạn cao tầng, căn hộ cao cấp kết hợp đài quan sát để ngắm cảnh thành phố Đà Nẵng từ trên cao sẽ chạy dọc theo vòng cung ôm lấy vịnh Đà Nẵng. Khu vực sân gofl nhìn ra biển và không bị các toà nhà cao tầng che khuất, còn Nhà hát kiêm Trung tâm hội nghị sẽ được đưa ra trên mặt biển, mang biểu tượng con mắt, sử dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày và ánh sáng điện vào ban đêm làm cho nổi bật.

Phía đối diện với sân gofl là khu vực trung tâm thương mại bố trí xen kẽ căn hộ liền kề, nhà ở thấp tầng… nối kết với nhau bằng những con kênh đào.

Giữa các công trình này sẽ là các công viên, khu vực cây xanh… Ngoài ra, còn có khu trường học quốc tế, cầu lạc bộ biển, bến du thuyền. Dọc theo bờ biển là tuyến đường đi bộ dành cho du khách. Một đại lộ sẽ nối khu Trung tâm văn hoá với các công trình ở phía trong…

Khoảng 180 ha mặt nước ven Vịnh Đà Nẵng được san lấp để phục vụ cho dự án này. Dự kiến trong năm 2010 sẽ hoàn thành việc san lấp đất và 10 năm sau, khu đô thị “Vầng trăng khuyết” sẽ được đưa vào sử dụng.

Những con số của dự án "Vầng trăng khuyết"

Tống vốn đầu tư cho dự án là 250 trịêu USD, trong đó chi phí nguyên vật liệu cho dự án là 50 triệu USD, riêng công đoạn xây dựng hệ thống đập ngăn nước biển và bồi đất là 80 triệu USD và kéo dài trong thời gian 30 tháng.

Khu đô thị “Vầng trăng khuyết” là dự án lớn nhất trong khối đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng.

Thời gian xây dựng hạ tầng của khu đô thị là 15 tháng.

Khu thương mại, dân cư của “Vầng trăng khuyết” có tổng diện tích 40 ha.

Khu resort, sân golf 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế có diện tích 80 ha.

Khu chung cư cao tầng có diện tích 17,2 ha.

Các hạng mục chính của “Vầng trăng khuyết” sẽ được đưa vào sử dụng từ 24-36 tháng.

Khu căn hộ cao cấp cao “Vầng trăng khuyết” có 33 tầng với quy mô 8.500 căn hộ.

Thời gian hoàn thiện toàn bộ dự án “Vầng trăng khuyết” là 10 năm.

Những công ty tham gia dự án "Vầng trăng khuyết"

Chủ đầu tư xây dựng khu đô thị “Vầng trăng khuyết” là Công ty Daewon Cantavil, thuộc Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc).

Lập quy hoạch là Công ty Yamasaki (đơn vị từng thiết kế toà tháp đôi Trung tâm Thương mại ở New York và tháp ngân hàng 40 tầng ở Seattle, Hoa Kỳ).

Đối tác cùng tham gia dự án với Yamasaki là các công ty Jina (hiện đang là công ty quy hoạch thủ đô mới của Hàn Quốc); Orange Engineering (chuyên về sân gofl, từng xây dựng một sân gofl ở Hàn Quốc, nằm trong số 100 sân gofl tốt nhất thế giới), Handong E & C chuyên về quy hoạch cơ sở hạ tầng.

Những ý kiến về "Vầng trăng khuyết"

Ông Chung Young Woo, Chủ tịch HĐQT Daewon cho biết, đây là dự án lớn nhất trong số 5 dự án của tập đoàn tại Việt Nam và cũng là dự án lớn thứ 2 trên thế giới của tập đoàn.

Theo ông Trần Mạnh Cường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Đà Nẵng), khu đô thị Đa Phước nằm ở bãi bồi trước cửa vịnh Đà Nẵng, bên trong bờ kè vốn đã có từ lâu ngăn với dòng chảy từ sông Hàn ra biển nên không gây ảnh hưởng đến dòng chảy này. Khu đô thị này cũng không gây ảnh hưởng đến mực nước ngầm trong khu vực vì nằm ở cửa sông. Tác động lớn nhất mà khu đô thị này gây ra là phải sử dụng khối lượng đất cát cực lớn để bồi lấp lấn biển. Nguồn cát này được lấy từ nơi khác và cũng đã được các cơ quan chức năng quy hoạch cụ thể.

Ông Tae Sun Hong, chủ nhiệm đồ án Đa Phước cho biết: “Nơi đây sẽ là tổ hợp đô thị, trung tâm thương mại và là nơi nghỉ mát ven biển trên diện tích 204 ha. Chúng tôi muốn xây dựng những công trình có tính biểu tượng như nhà hát “Con sò” ở Úc, đồng thời tạo hình ảnh một khu đô thị - sân gofl hình trăng lưỡi liềm, có thể nhìn thấy từ vệ tinh". “Phương án thiết kế sẽ giảm tác động đến môi trường, không lấn ra sông nhiều gây cản trở dòng chảy, tàu thuyền vẫn qua lại vùng cửa sông này dễ dàng. Tuy nhiên để dự án thành công cần có sự hỗ trợ tích cực về cơ sở hạ tầng như điện, nước, viễn thông…; làm sạch môi trường trên sông Hàn và khu vực bãi biển và có các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài vào đây!”

Ông Nguyễn Bá Thanh (Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng) nhận định: “Khu đô thị - sân gofl Đa Phước thiết kế hình vòng cung là rất hợp lý, ôm lấy vịnh Đà Nẵng. Ban đêm, từ đèo Hải Vân, Sơn Trà, Liên Chiểu nhìn về đây sẽ rực sáng và hết sức sôi động!”.

Những mốc thời gian liên quan đến "Vầng trăng khuyết"
 

Ngày 11/6/2005, thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng xây dựng khu đô thị và sân golf Đa Phước trên bờ Tây cửa sông Hàn với diện tích 203 ha.

Ngày 16/11/2006, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và Chủ tịch Công ty Daewon (Hàn Quốc) đã ký thoả thuận nguyên tắc về việc phát triển dự án Khu đô thị - sân gofl Đa Phước.

Ngày 6/5/2007, đại diện Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc) đã báo cáo với UBND thành phố Đà Nẵng về quy hoạch tổng thể dự án khu đô thị “Vầng trăng khuyết”.

Ngày 13/11/2007, UBND thành phố Đà Nẵng trao Giấy phép đầu tư  dự án "Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước" cho công ty Xây dựng Daewon Cantavil thuộc Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc).

Ngày 29/2/2008, Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc) đã khởi công dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước.

Tháng 8/2008, xây dựng xong nhà mẫu và trong năm 2010 sẽ đưa vào sử dụng các hạng mục chính gồm khách sạn và sân golf.

Dự kiến đến năm 2018 sẽ hoàn tất toàn bộ công trình.

"Vầng trăng khuyết" và mục tiêu phát triển của Đà Nẵng
 

Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Tuấn (Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng) cho biết, thành phố Đà Nẵng có tiềm năng phát triển đô thị hướng biển mà không phải nơi nào cũng có được. Chính vì lẽ đó, chính quyền Đà Nẵng đã quyết định “kéo dài bãi biển” đưa cả đô thị ra trước biển.

“Vầng trăng khuyết” là khu đô thị lấn biển đầu tiên của Đà Nẵng; mục tiêu mà thành phố Đà Nẵng hướng tới là không phát triển thành đô thị sầm uất như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà phát triển theo hướng thành phố công nghệ cao, thành phố môi trường và thành phố du lịch.

Khu đô thị “Vầng trăng khuyết” là một quần thể kiến trúc đẹp, hài hòa với thành phố và thiên nhiên xung quanh như bán đảo Sơn Trà, vịnh Đà Nẵng, sông Hàn….

Thành phố Đà Nẵng hy vọng trong tương lai, khu đô thị “Vầng trăng khuyết” không chỉ là trung tâm giải trí lớn của địa phương mà còn trở thành biểu tượng của thành phố lớn nhất khu vực miền Trung.

Tài Liệu tham khảo
 


Khởi công xây dựng thành phố Bình Dương

Sơ lược
 

Ngày 26.4.2010, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khởi công xây dựng thành phố mới Bình Dương.

Chi tiết
 

Thành phố Bình Dương có quy mô 1.000 ha, nằm trên địa bàn phường Phú Mỹ, xã Định Hoà (thị xã Thủ Dầu Một) và các xã Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Vĩnh Hiệp (huyện Tân Uyên); Hoà Lợi, huyện Bến Cát. Sau khi hoàn thành, thành phố Bình Dương sẽ trở thành trung tâm hành chính của tỉnh Bình Dương.

Theo thiết kế, dự án thành phố bao gồm các hạng mục: trung tâm chính trị – hành chính tập trung, khu công nghệ kỹ thuật cao do tập đoàn Mapletree (Singapore) đầu tư; trường đại học quốc tế Miền Đông, trường Quốc tế do tập đoàn giáo dục Kinderworld đầu tư; trung tâm thương mại – tài chính – ngân hàng, văn phòng làm việc loại A, khu nhà ở cao cấp... phục vụ cho 125.000 người định cư và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.

Dự kiến từ nay đến năm 2020, tổng vốn đầu tư cho trung tâm thành phố mới Bình Dương là hơn 150.000 tỷ đồng. Hiện đã có 20 tập đoàn và các công ty lớn cam kết đầu tư vào trung tâm thành phố mới Bình Dương.

Theo công ty Becamex IDC, chủ đầu tư dự án, hiện các phân khu, các hạng mục trong dự án thành phố mới đã được triển khai xây dựng. Ngoài trục giao thông chính (có bề rộng mặt đường trên 83 m, với 12 làn xe), nhiều tuyến đường nội khu khác có từ 6 – 8 làn xe cũng cơ bản hoàn thành. Dọc theo các tuyến giao thông này là hệ thống điện chiếu sáng, điện, cấp, thoát nước… hầu hết được ngầm hoá, cũng đã được thi công.

Thông tin mở rộng
 

Các hạng mục chính của thành phố

Với tổng vốn đầu tư 150.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), thành phố mới Bình Dương sẽ bao gồm: trung tâm chính trị hành chính tập trung; trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế; khu công viên công nghệ kỹ thuật cao (Business park); trường Đại học Kỹ thuật quốc tế với quy mô 24.000 sinh viên; trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, khách sạn; khu căn hộ cao cấp, khu biệt thự sinh thái.

Hướng phát triển cho thành phố mới

Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Dương thường cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước.

Bình Dương có tỉ lệ công nghiệp chiếm tới trên 62,3% cơ cấu kinh tế, dịch vụ là 32,4% và nông nghiệp chiếm 5,3%.

Thành phố mới Bình Dương được quy hoạch để trở thành một khu đô thị văn minh, hiện đại, là quận trung tâm của thành phố Bình Dương trực thuộc trung ương trong tương lai. Thành phố Bình Dương nằm ở vị trí kết nối với các huyện Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một, vùng kinh tế trọng điểm phía nam, các tỉnh tây nguyên, các tỉnh miền tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh thông qua các trục đường giao thông như: đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh, các đường vành đai ngoài của thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn Bình Dương.

Đặc biệt, thành phố mới sẽ kết nối với đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 1A hoặc qua đường Mỹ Phước – Tân Vạn để đến Sân bay quốc tế Long Thành, cảng biển quốc tế và ngược lại.

Dự án đã hoàn thành công tác đền bù, giải toả

Thành phố mới Bình Dương nằm trong dự án Khu liên hiệp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương có tổng diện tích gần 4.200 ha. Trong đó diện tích quy hoạch dành cho lĩnh vực phát triển công nghiệp sạch là 2.000 ha, đô thị cao cấp là 1.000 ha và còn lại là các lĩnh vực dịch vụ, thương mại cao cấp.

Ban quản lý (BQL) dự án khu liên hợp Công nghiệp-Dịch vụ - Đô thị Bình Dương cho biết, từ năm 2004 đến nay, toàn bộ diện tích gần 4.200 ha liên quan đến trên 7.000 hộ dân đã được bồi thường giải tỏa.

Theo ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc BQL khu liên hợp, tại 8 khu tái định cư cho người dân vùng quy hoạch, chủ đầu tư là Cty Becamex IDC đã làm 120 km đường phố cùng hệ thống cấp thoát nước, điện, đèn chiếu sáng, chợ, trung tâm thương mại...

Thông tin tham khảo
 


Khởi công khu đô thị trung tâm Metropolitan

Sơ lược
 

Ngày 15.1.2011, Công ty Cổ phần Địa ốc Khang Linh đã khởi công xây dựng khu đô thị trung tâm Metropolitan Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng.

Chi tiết
 

Dự án Metropolitan Vũng Tàu nằm trên Đại Lộ 51B, phường 11, thành phố Vũng Tàu, liền kề dự án là những công trình đã và đang được hình thành như: trường trung học chuyên Lê Quý Đôn, bệnh viện Lê Lợi, khu dân cư Dầu khí.....

Khu đô thị Metropolitan Vũng Tàu có tổng diện tích 43 ha, giáp với Trung tâm hành chính mới của thành phố Vũng Tàu, có khả năng dáp ứng từ 8.000 đến 12.000 dân, bao gồm 236 biệt thự song lập, 21 biệt thự VIP và 672 nhà liền kề.

Thông tin mở rộng
 

Đến năm 2012 sẽ hoàn thành hạ tầng

Khu đô thị Metropolitan Vũng Tàu do kiến trúc sư Ngô Quan Hiền (Công ty kiến trúc NQH) kết hợp với nhà thiết kế nội thất Okura (Nhật Bản) thiết kế.

Theo dự kiến, dự án Khu đô thị Metropolitan Vũng Tàu sẽ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật vào năm 2012.

Khách hàng sẽ được Ngân hàng BDIV hỗ trợ vay vốn

Trong Khu đô thị Metropolitan Vũng Tàu có 50% diện tích dùng để xây dựng công trình công cộng xã hội, giao thông và bãi đậu xe, 15% trồng cây xanh.

Dự án do Công ty Địa ốc Khang Linh, thành phố Vũng Tàu và Công ty cổ phần đầu tư An Trung, thành phố Hồ Chí Minh hợp tác đầu tư.

Theo chủ đầu tư, ngay sau khi ký hợp đồng, tất cả các khách hàng tham gia đầu tư vào dự án sẽ được Ngân hàng BDIV hỗ trợ vay vốn với thời hạn từ 15 – 20 năm.

Thông tin tham khảo
 


Khởi công xây dựng Khu đô thị Tokyu Bình Dương

Sơ lược
 

Ngày 2.3.2012, tại khu vực thành phố mới Bình Dương đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Khu đô thị Tokyu Bình Dương (Tokyu Binh Duong Garden City).

Chi tiết
 

Khu đô thị Tokyu Bình Dương do công ty TNHH Becamex Tokyu (liên doanh giữa Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex IDC và Tập đoàn Tokyu của Nhật Bản) làm chủ đầu tư.

Dự án được xây dựng trên diện tích gần 71,5 ha với tổng vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1,2 tỷ USD), bao gồm 7.500 căn hộ, nhà ở, các khu thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí…

Thông tin mở rộng
 

Được thành lập từ năm 1922, Tokyu là tập đoàn đa ngành nghề, phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực như ngành tàu điện, phát triển kiến tạo đô thị, giao thông - vận tải, kinh doanh bán lẻ siêu thị, khách sạn, văn hóa giáo dục...

Hiện Tokyu có 243 công ty thành viên và hơn 74.000 lao động trên toàn cầu.

Thông tin tham khảo
 


Triển khai Khu đô thị Đại lộ Đông Tây tại Bến Tre

Sơ lược
 

Tỉnh Bến Tre vừa đồng ý cho Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh bất động sản Phước Kiển (thành phố Hồ Chí Minh) triển khai dự án khu đô thị Đại lộ Đông Tây tại thành phố Bến Tre.

Chi tiết
 

Khu đô thị Đại lộ Đông Tây có vốn đầu tư 6.798 tỷ đồng, trong đó chi phí cho hệ thống hạ tầng hơn 3.000 tỷ đồng. Khu đô thị Đại lộ Đông Tây tại thành phố Bến Tre có diện tích hơn 80 ha, chiều dài 2,7 km nối liền đường tránh quốc lộ 60 tới đường Nguyễn Huệ, đi qua địa bàn 4 xã, phường của thành phố Bến Tre là xã Bình Phú, phường 6, phường 7 và phường Phú Khương.

Dự kiến đến tháng 4.2012 sẽ triển khai dự án và hoàn thành vào năm 2021.

Thông tin mở rộng
 

Dự án Khu đô thị Đại lộ Đông Tây được tỉnh Bến Tre chấp thuận từ tháng 1.2009. Tuy nhiên, từ đó đến nay tiến độ thực hiện dự án khá chậm, theo quy định, công ty Phước Kiển phải đầu tư tối thiểu 1.359,6 tỷ đồng, tương đương với 20% tổng mức đầu tư, phần còn lại được huy động từ các nguồn khác.

Thông tin tham khảo
 


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt