<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Địa danh hành chính mới
Thành lập thành phố Thủ Dầu Một

Sơ lược
 

Ngày 2.5.2012, Thủ tướng đã ký Nghị quyết số 11/NQ-CP về việc thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương.

Chi tiết
 

Theo nội dung Nghị quyết trên, thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Thủ Dầu Một.

Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 11.866,61 ha và 244.277 nhân khẩu với 14 đơn vị hành chính gồm 11 phường (Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Hiệp An, Định Hòa, Phú Mỹ, Hòa Phú, Phú Tân) và 3 xã (Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Tân An).

Phía Đông thành phố Thủ Dầu Một giáp huyện Tân Uyên, phía Tây giáp huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thị xã Thuận An, phía Bắc giáp huyện Bến Cát.

Thông tin mở rộng
 

Thành phố Thủ Dầu Một nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh và các địa phương khác qua quốc lộ 13, đường Bắc-Nam.

Thông tin tham khảo
 


Tỉnh Quảng Ninh công bố thành lập thị xã Quảng Yên

Sơ lược
 

Tối 22.4.2012, tỉnh Quảng Ninh đã công bố Nghị quyết số 100/NQ-CP của Chính phủ về thành lập thị xã Quảng Yên.

Chi tiết
 

Thị xã Quảng Yên được thành lập trên cơ sở toàn bộ 31.420,20 ha diện tích tự nhiên và 139.596 nhân khẩu của huyện Yên Hưng cũ. Thị xã Quảng Yên có 19 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường (Quảng Yên, Yên Giang, Cộng Hoà, Đông Mai, Minh Thành, Hà An, Tân An, An Thành, Nam Hoà, Phong Cốc, Phong Hải) và 8 xã.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả), một thị xã là Quảng Yên và 9 huyện (Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Hoành BồĐông Triều).

Tính tới thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam có 4 thành phố trực thuộc.

Thông tin mở rộng
 

Năm 1147, vua Lý Anh Tông cho dựng hành dinh ở Yên Hưng để thực thi sứ mệnh trấn giữ vùng cửa ngõ sông nước của quốc gia Đại Việt.

Năm 1802, vua Gia Long đặt ra trấn Yên Quảng và lấy Quảng Yên làm trấn lỵ.

Năm 1822, vua Minh Mệnh đổi tên trấn Yên Quảng thành trấn Quảng Yên.

Năm 1832, tỉnh Quảng Yên được thành lập; trấn lỵ Quảng Yên được đổi thành tỉnh lỵ Quảng Yên.

Tháng 10.1963, tỉnh Quảng Ninh được thành lập, lấy thị xã Hòn Gai làm tỉnh lỵ. Sau đó, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số 106-CP ngày 2.7.1964 đổi thị xã Quảng Yên thành thị trấn Quảng Yên thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 25.11.2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 100/NQ-CP về việc thành lập thị xã Quảng Yên.

Thị xã Quảng Yên là nơi ghi đậm dấu ấn của 2 chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng chống quân xâm lược của Ngô Quyền (năm 938) và nhà Trần (năm 1288).

Thông tin tham khảo
 


Lai Châu thành lập huyện mới Nậm Nhùn

Sơ lược
 

Ngày 2.11.2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Lai Châu.

Chi tiết
 

Theo nội dung Nghị quyết, Chính phủ thành lập huyện Nậm Nhùn, thuộc tỉnh Lai Châu trên cơ sở điều chỉnh 99.019,05 ha diện tích tự nhiên và 16.644 nhân khẩu của huyện Mường Tè; 39.789,34 ha diện tích tự nhiên và 7.521 nhân khẩu của huyện Sìn Hồ. Ngoài ra, thành lập thêm 5 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Xã Nậm Pì, xã Trung Chải (huyện Sìn Hồ), xã Nậm Chà (huyện Mường Tè), phường Đông Phong, phường Quyết Tiến (thị xã Lai Châu).

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Lai Châu sẽ có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị xã Lai Châu và 7 huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên cùng 103 đơn vị hành chính cấp xã.

Thông tin mở rộng
 

Hiện nay, huyện Mường Tè có 19 đơn vị hành chính trực thuộc (tăng 2 xã, 1 thị trấn); huyện Sìn Hồ có 25 đơn vị hành chính trực thuộc (tăng 2 xã); huyện Than Uyên có 12 đơn vị hành chính trực thuộc.

Thông tin tham khảo
 


Tỉnh Vĩnh Long thành lập thị xã Bình Minh

Sơ lược
 

Ngày 28.12.2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 89/NQ-CP về việc thành lập thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Chi tiết
 

Theo nội dung Nghị quyết trên, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long được thành lập trên cơ sở toàn bộ 9.362,29 ha diện tích tự nhiên và 95.282 nhân khẩu của huyện Bình Minh. Ngoài ra còn điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Cái Vồn và các xã Thuận An, Đông Bình để thành lập 3 phường thuộc thị xã Bình Minh.

Trong đó phường Cái Vồn được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 175,53 ha diện tích tự nhiên và 14.523 nhân khẩu của thị trấn Cái Vồn cùng 43,62 ha diện tích tự nhiên và 3.852 nhân khẩu của xã Thuận An.

Thành lập phường Thành Phước trên cơ sở 359,93 ha diện tích tự nhiên và 13.703 nhân khẩu của thị trấn Cái Vồn. Thành lập phường Đông Thuận trên cơ sở điều chỉnh 394,16 ha diện tích tự nhiên và 8.729 nhân khẩu của xã Đông Bình.

Sau khi điều chỉnh địa giới để thành lập các phường mới, thị xã Bình Minh có 8 đơn vị hành chính gồm 3 phường (Cái Vồn, Đông Thuận, Thành Phước) và 5 xã (Đông Bình, Đông Thành, Đông Thạnh, Mỹ Hòa, Thuận An).

Thông tin mở rộng
 

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 150.490 ha và 1.028.550 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà ÔnBình Tân.

Thông tin tham khảo
 


Tỉnh Điện Biên thành lập huyện mới Nậm Pồ

Sơ lược
 

Ngày 25.8.2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập 18 đơn vị hành chính cấp xã và 1 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên.

Chi tiết
 

Theo nội dung Nghị quyết, thành lập huyện Nậm Pồ thuộc tỉnh Điện Biên trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ hơn 92.577 ha diện tích tự nhiên, 28.833 nhân khẩu của 10 xã: Pa Tần, Chà Cang, Nà Khoa, Nà Bủng, Nà Hỳ, Na Cô Sa, Nậm Tin, Nậm Nhừ, Nậm Chua, Vàng Đán thuộc huyện Mường Nhé và toàn bộ hơn 57.235 ha diện tích tự nhiên, 14.709 nhân khẩu của năm xã: Chà Tở, Nậm Khăn, Chà Nưa, Si Pa Phìn, Phìn Hồ thuộc huyện Mường Chà.

Ngoài ra, Chính phủ còn thành lập 18 xã mới gồm: Nậm Tin, Nậm Nhừ, Nậm Chua, Vàng Đán, Huổi Lếch, Huổi Mí, Nậm Nèn, Hua Thanh, Pom Lót, Hẹ Muông, Na Tông, Phu Luông, Pá Khoang, Nà Tòng, Pú Xi, Rạng Đông, Chiềng Đông, Mường Khong. Các xã mới thành lập thuộc 4 huyện là Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, Tuần Giáo.

Thông tin mở rộng
 

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Điện Biên có 130 xã, phường, thị trấn và 8 huyện (Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ), thành phố Điện Biên Phủ và thị xã Mường Lay.

Thông tin tham khảo
 


Tỉnh Long An có thêm thị xã Kiến Tường

Sơ lược
 

Ngày 18.3.2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa của tỉnh Long An để thành lập thị xã Kiến Tường.

Chi tiết
 

Theo nội dung Nghị quyết, thị xã Kiến Tường được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 20.428,20 ha diện tích tự nhiên và 64.589 nhân khẩu của huyện Mộc Hóa.

Diện tích của thị xã mới bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị trấn Mộc Hóa và các xã Tuyên Thạnh, Bình Hiệp, Bình Tân, Thạnh Hưng và Thạnh Trị. Ngoài ra, điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Mộc Hóa và một phần của xã Tuyên Thạnh để thành lập các phường (phường 1,2,3) thuộc thị xã Kiến Tường.

Sau khi thành lập, thị xã Kiến Tường có 8 đơn vị hành chính gồm 3 phường và 5 xã.

Sau khi điều chỉnh, huyện Mộc Hóa còn lại 29.764,25 ha diện tích tự nhiên, 29.853 nhân khẩu và 7 đơn vị hành chính gồm các xã Tân Lập, Bình Hòa Tây, Bình Hòa Đông, Bình Phong Thạnh, Bình Hòa Trung, Tân Thành và Bình Thạnh.

Như vậy, tỉnh Long An hiện có 15 đơn vị hành chính gồm thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và 13 huyện.

Thông tin mở rộng
 

Tỉnh Kiến Tường được thành lập vào năm 1956 trên cơ sở tỉnh Mộc Hóa thời Pháp thuộc bao gồm 4 quận (Châu Thành Mộc Hóa, Tuyên Bình, Kiến Bình và Tuyên Nhơn), chiếm khoảng hơn 1/3 diện tích vùng Đồng Tháp Mười.

Năm 1957, Mộc Hóa được tách ra khỏi tỉnh Tân An để thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh là Kiến Tường.

Tháng 2.1976, tỉnh Kiến Tường được sáp nhập vào tỉnh Long An và trở thành huyện huyện Mộc Hóa với 23 xã.

Năm 1978, huyện Mộc Hoá được tách ra thành 2 huyện Mộc Hoá và Vĩnh Hưng. Năm 1980, một phần của huyện Mộc Hoá được tách ra để thành lập huyện Tân Thạnh.

Năm 1989, một phần của huyện Tân Thạnh và huyện Mộc Hoá được tách ra để thành lập huyện mới Thạnh Hoá.

Năm 1994, một phần đất của huyện Vĩnh Hưng và huyện Mộc Hoá được tách ra để thành lập huyện mới Tân Hưng.

Thông tin tham khảo
 


Thành lập thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An

Sơ lược
 

Ngày 3.4.2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 47-NQ/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An để thành lập thị xã Hoàng Mai.

Chi tiết
 

Theo nội dung Nghị quyết, thị xã Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 16.974,88 ha diện tích tự nhiên và 105.105 nhân khẩu của huyện Quỳnh Lưu. Diện tích điều chỉnh bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thị trấn Hoàng Mai và các xã: Mai Hùng, Quỳnh Vinh, Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Xuân, Quỳnh Trang để thành lập 10 đơn vị hành chính, gồm 5 phường (Quỳnh Thiện, Quỳnh Dị, Mai Hùng, Quỳnh Phương, Quỳnh Xuân) và 5 xã (Quỳnh Vinh, Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Liên, Quỳnh Trang).

Hiện tại, huyện Quỳnh Lưu còn lại 43.762,87 ha diện tích đất tự nhiên và 279.977 nhân khẩu với 33 đơn vị hành chính gồm 32 xã và 1 thị trấn.

Như vậy, tỉnh Nghệ An hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa, thị xã Hoàng Mai và 17 huyện (Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tương Dương, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương).

Thông tin tham khảo
 


Thành lập huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La

Sơ lược
 

Ngày 10.6.2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La để thành lập huyện mới Vân Hồ.

Chi tiết
 

Theo nội dung Nghị quyết trên, huyện Vân Hồ được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 97.984 ha diện tích tự nhiên và 55.797 nhân khẩu của 14 xã: Chiềng Khoa, Chiềng Xuân, Chiềng Yên, Liên Hòa, Lóng Luông, Mường Men, Mường Tè, Quang Minh, Song Khủa, Suối Bàng, Tân Xuân, Tô Múa, Vân Hồ, Xuân Nha thuộc huyện Mộc Châu.

Phía Đông huyện Vân Hồ giáp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; phía Tây giáp huyện Mộc Châu; phía Nam giáp 2 huyện Mường Lát, Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa và Lào; phía Bắc giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Mộc Châu còn lại 108.166 ha diện tích tự nhiên và 104.730 nhân khẩu; có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu và 13 xã: Chiềng Hắc, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn, Đông Sang, Hua Păng, Lóng Sập, Mường Sang, Nà Mường, Tân Hợp, Tân Lập, Tà Lại, Phiêng Luông, Quy Hướng.

Sau khi thành lập thêm huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Sơn La và 11 huyện: Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu.

Thông tin tham khảo
 


Thành lập thị xã Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An

Sơ lược
 

Sáng 29.6.2013, tỉnh Nghệ An đã công bố việc thành lập thị xã Hoàng Mai.

Chi tiết
 

Thị xã Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 16.974,88 ha diện tích tự nhiên và 105.105 nhân khẩu tách ra từ huyện Quỳnh Lưu. Thị xã có 10 đơn vị hành chính gồm 5 phường (Mai Hùng, Quỳnh Thiện, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Xuân) và 5 xã (Quỳnh Vinh, Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập, Quỳnh Liên, Quỳnh Trang).

Phía Đông thị xã Hoàng Mai giáp biển Đông; phía Tây và Nam giáp huyện Quỳnh Lưu; phía Bắc giáp huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.

Sau khi thành lập thị xã mới Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa, thị xã Hoàng Mai và 17 huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tương Dương, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương.

Thông tin tham khảo
 


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt