<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Nghiệp đoàn nghề cá
Nha Trang ra mắt nghiệp đoàn nghề cá Vĩnh Phước

Sơ lược
 

Ngày 18.12.2013, tỉnh Khánh Hòa đã ra mắt nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.

Chi tiết
 

Nghiệp đoàn nghề cá phường Vĩnh Phước gồm 54 chủ tàu và 58 viên hoạt động đánh bắt ở ngư trường Trường Sa và DK1.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Khánh Hòa có khoảng 10.000 tàu với 60.000 lao động, khai thác khoảng 116.000 tấn hải sản/năm, trong đó có hơn 900 tàu có công xuất 90CV trở lên đánh bắt ở các ngư trường Trường Sa, DK1 và quần đảo Hoàng Sa.

Thông tin tham khảo
 


Thành lập nghiệp đoàn nghề cá Lý Sơn

Sơ lược
 

Chiều 28.7.2011, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi cùng UBND huyện Lý Sơn đã tổ chức hội nghị triển khai thành lập nghiệp đoàn nghề cá Lý Sơn.

Chi tiết
 

Ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa là những địa bàn quen thuộc của ngư dân Lý Sơn nhưng từ trước đến giờ, mỗi khi ra khơi ngư dân thường đi theo nhóm, một nhóm không quá 3 tàu. Nếu 1 trong 3 tàu bị nạn thì 2 tàu còn lại sẽ hỗ trợ, gặp trường hợp 2 tàu bị nạn thì không thể hỗ trợ nhau.

Phần lớn các tàu đánh bắt xa bở ở Lý Sơn đều có công suất nhỏ, nên thường bị tàu nước ngoài hành hung, bắt bớ, đòi tiền chuộc. Trong 5 năm qua, trong số 70 tàu của tỉnh Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài bắt giữ thì tàu của ngư dân Lý Sơn chiếm 80%.

Theo kế hoạch, tỉnh Quảng Ngãi sẽ thành lập thí điểm nghiệp đoàn nghề cá trên địa bàn xã An Hải, nơi có 139 tàu đánh cá ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với 50 hội viên, sau đó phấn đấu phát triển số hội viên lên 80% tổng số ngư dân địa phương.

Các hội viên trong nghiệp đoàn sẽ hỗ trợ nhau đánh bắt cá trên biển theo nhóm nghề, giúp nhau khi gặp bão và góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc.

Thông tin mở rộng
 

Nghiệp đoàn sẽ là tổ chức đại diện cho ngư dân

Nghiệp đoàn nghề cá sẽ là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ngư dân và gia đình họ; đại diện cho những người lao động quan hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng về những vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm của người lao động.

Nghiệp đoàn cũng giúp ngư dân giải quyết các tranh chấp xảy ra trên tàu cá giữa người lao động với nhau, người lao động với chủ tàu hoặc giữa các tàu cá; phối hợp giải quyết các sự cố rủi ro trên biển, sự đe dọa, tấn công của tàu nước ngoài nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của người lao động, chủ tàu và sự bình yên cho hoạt động khai thác hải sản; phối hợp với các lực lượng chức năng góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo và lãnh hải quốc gia.

Huyện đảo Lý Sơn hiện có khoảng 200 tàu đánh cá xa bờ

Huyện đảo Lý Sơn hiện có 300 tàu đánh cá có công suất từ 20CV trở lên với 2.500 lao động, trong đó có gần 200 tàu đánh bắt xa bờ. Riêng xã An Hải có 88 tàu với 1.000 ngư dân

Thông tin tham khảo
 


Ra mắt nghiệp đoàn nghề cá đảo Lý Sơn

Sơ lược
 

Ngày 15.9.2011, tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã diễn ra lễ ra mắt Nghiệp đoàn nghề cá huyện đảo Lý Sơn.

Chi tiết
 

Nghiệp đoàn nghề cá Lý Sơn là tổ chức xã hội nghề nghiệp với mục tiêu chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và giải quyết những tranh chấp xảy ra trong quá trình khai thác hải sản trên biển, cung cấp các thông tin pháp luật quốc tế về biển, hỗ trợ vốn, dịch vụ hậu cần, giúp đỡ ngư dân khi gặp khó khăn

Đây là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên trong cả nước được thành lập thí điểm với 35 tàu cá và 428 ngư dân cùng nhau liên kết, tương trợ trên biển những lúc gặp thiên tai hoặc bị tàu nước ngoài đe dọa, góp phần phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Thông tin mở rộng
 

Lý Sơn hiện có trên 400 tàu khai thác cá

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 5.600 tàu đánh cá với trên 40.000 ngư dân. Riêng huyện Lý Sơn có 411 tàu thuyền và hơn 2.500 ngư dân, trong đó có 120 tàu có công suất lớn tham gia đánh bắt xa bờ, do đó, kinh tế biển chiếm 50% trong cơ cấu kinh tế của huyện

Hầu hết các tàu đánh cá của Lý Sơn đều có công suất từ 90 CV trở lên và ngư trường chính, truyền thống là vùng biển  Hoàng Sa.

Tỉnh Quảng Ngãi thành lập Chi cục Biển và hải đảo

Cũng trong ngày 15.9.2011, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định thành lập Chi cục Biển và hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Quảng Ngãi có trụ sở đặt tại thành phố Quảng Ngãi.

Chi cục Biển và hải đảo Quảng Ngãi sẽ quản lý các vấn đề về biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh như công tác đánh bắt thủy hải sản, du lịch.

Thông tin tham khảo
 


Thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên ở Phú Yên

Sơ lược
 

Ngày 29.3.2012, Liên đoàn lao động tỉnh Phú Yên đã tổ chức thành lập nghiệp đoàn nghề cá phường 6, thành phố Tuy Hòa với sự tham dự của 150 đoàn viên.

Chi tiết
 

Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, thành phố Tuy Hòa là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên của tỉnh Phú Yên.

Hiện thành phố Tuy Hoà có 966 tàu, riêng phường 6 có 341 tàu khai thác hải sản, trong đó có 223 tàu đánh bắt xa bờ với 2.230 lao động.

Hàng năm, sản lượng cá ngừ đại dương mà ngư dân phường 6 đánh bắt được chiếm trên 95% sản lượng của tỉnh Phú Yên.

Thông tin mở rộng
 

Hiện nay, tỉnh Phú Yên có 7.200 tàu thuyền khai thác hải sản ở 24 xã, phường ven biển với tổng công suất 208.000CV, thu hút 25.750 lao động. Trong đó có 741 tàu có công suất từ 90CV trở lên chuyên hành nghề đánh bắt xa bờ, câu cá ngừ đại dương với sản lượng mỗi năm khoảng 6.000 tấn; 60% sản lượng cá ngừ Phú Yên được xuất khẩu sang các thị trường như: Mỹ, Nhật, Châu Âu.

Phú Yên là một trong 4 tỉnh (3 tỉnh còn lại gồm Quảng Ngãi, Kiên GiangNinh Thuận) được Công đoàn ngành Nông nghiệp- Phát triển nông thôn Việt Nam chọn thí điểm thành lập nghiệp đoàn nghề cá.

Thông tin tham khảo
 


Thành lập nghiệp đoàn nghề cá thứ 2 tại Quảng Ngãi

Sơ lược
 

Sáng 3.7.2012, tại xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã diễn ra lễ thành lập nghiệp đoàn nghề cá Phổ Quang.

Chi tiết
 

Trên địa bàn huyện Đức Phổ hiện có 1.269 tàu cá với trên 8.000 ngư dân, trong đó Phổ Quang là xã biển có 231 tàu, hơn 1.800 ngư dân thường xuyên đánh bắt xa bờ.

Thời gian qua, các ngư dân tại Phổ Quang thường xuyên phải đối mặt với rủi ro, thiên tai khi hành nghề trên biển, điều kiện làm việc, an toàn lao động, quyền, lợi ích của người lao động chưa được bảo đảm và thiếu vốn đầu tư đóng góp tàu thuyền...

Sau khi tham gia nghiệp đoàn giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho ngư dân và góp phần giữ vững ngư trường biển đảo của Tổ quốc.

Thông tin mở rộng
 

Hiện nay, có khoảng 70% dân số tại Phổ Quang sống bằng nghề đánh bắt cá ở vùng biển của 2 quần đảo Hoàng SaTrường Sa.

Tham dự nghiệp đoàn nghề cá Phổ Quang có 210 ngư dân của 22 tàu thuyền.

Phổ Quang là nghiệp đoàn nghề cá thứ 2 tại Quảng Ngãi sau nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn được thành lập vào tháng 9.2011, đến nay, nghiệp đoàn nghề cá Lý Sơn có gần 700 đoàn viên của 58 tàu thuyền.

Thông tin tham khảo
 


Ra mắt Nghiệp đoàn nghề cá An Vĩnh

Sơ lược
 

Sáng 25.7.2012, tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã diễn ra lễ ra mắt Nghiệp đoàn nghề cá An Vĩnh.

Chi tiết
 

Nghiệp đoàn nghề cá An Vĩnh có 23 tàu cá (công suất từ 90 CV trở lên) với 290 ngư dân thường xuyên tham gia đánh bắt ở ngư trường khu vực Hoàng Sa, Trường Sa.

Nghiệp đoàn nghề cá là tổ chức giúp ngư dân kết nối sức mạnh, là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân yên tâm ra khơi bám biển.

Thông tin mở rộng
 

Tính tới thời điểm hiện tại, huyện đảo Lý Sơn có 416 tàu cá, trong đó có hơn 120 tàu đánh bắt xa bờ, tổng số lao động trực tiếp trên biển gần 3.000 người.

Nghiệp đoàn nghề cá An Vĩnh, huyện Lý Sơn là nghiệp đoàn nghề cá thứ 3 của tỉnh Quảng Ngãi. Trước đó, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Nghiệp đoàn nghề cá tại xã An Hải, huyện Lý Sơn và Nghiệp đoàn nghề cá xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ.

Thông tin tham khảo
 


Ra mắt nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên ở Quảng Nam

Sơ lược
 

Ngày 7.6.2012, nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên ở tỉnh Quảng Nam đã làm lễ ra mắt tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành.

Chi tiết
 

Nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Quang, huyện Núi Thành bao gồm 187 đoàn viên là ngư dân, vai trò của nghiệp đoàn là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân, đồng thời giúp họ giải quyết tranh chấp, kịp thời hỗ trợ khi gặp rủi ro, tai nạn trên biển...

Việc thành lập nghiệp đoàn nghề cá sẽ giúp ngư dân bám biển dài ngày hơn. Khi có sự cố trên biển, ngư dân sẽ được giúp đỡ tích cực và chuyên nghiệp.

Quảng Nam có hơn 120 km bờ biển, toàn tỉnh hiện có 4.220 phương tiện với tổng công suất 156.447CV, trong đó, số lượng tàu có công suất từ 90CV trở lên là 286 chiếc với tổng công suất 85.194CV.

Năm 2011, sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh đạt 60.891 tấn, trong đó sản lượng có khả năng xuất khẩu chiếm hơn 30%.

Thông tin mở rộng
 

Việt Nam hiện có gần 4 triệu lao động làm các nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, trong đó 1,3 triệu lao động có thu nhập chính từ nguồn khai thác hải sản với hơn 130.000 tàu cá các loại.

Tính đến thời điểm hiện tại, tại 7 địa phương đã thành lập 13 nghiệp đoàn nghề cá với 405 tàu cá và hơn 2.200 đoàn viên tham gia.

Thông tin tham khảo
 


Quảng Ngãi có 2000 ngư dân gia nhập Nghiệp đoàn nghề cá

Sơ lược
 

Tỉnh Quảng Ngãi là địa phương đầu tiên của Việt Nam thí điểm thành lập Nghiệp đoàn nghề cá với mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên.

Chi tiết
 

Quảng Ngãi có 131km chiều dài bờ biển với 5 huyện ven biển và một huyện đảo. Quảng Ngãi cũng là địa phương có số lượng tàu thuyền đánh bắt cá đông nhất cả nước với 5.741 chiếc, tổng công suất 624.570 CV, trong đó gần 2.000 chiếc có công suất từ 90CV trở lên.

Ngư dân Quảng Ngãi tham gia khai thác, đánh bắt ở nhiều ngư trường nhưng chủ yếu là 2 ngư trường Hoàng SaTrường Sa.

Trước khi có nghiệp đoàn, ngư dân Quảng Ngãi có các tổ chức như: Hội nghề cá, HTX Nghề cá, tổ đội đánh bắt trên biển… nhưng hoạt động khai thác đánh bắt chưa gắn kết, chưa hỗ trợ kịp thời khi gặp rủi ro...

Hiện tại, toàn tỉnh Quảng Ngãi đã có 6 nghiệp đoàn nghề cá với khoảng 2.000 đoàn viên hoạt động trên 355 tàu cá.

Thông tin tham khảo
 


Ra mắt nghiệp đoàn nghề cá thứ 2 tại Phú Yên

Sơ lược
 

Chiều 6.7.2013, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã diễn ra lễ ra mắt nghiệp đoàn nghề cá phường Phú Đông.

Chi tiết
 

Nghiệp đoàn nghề cá phường Phú Đông có 52 đoàn viên là chủ các tàu đánh bắt thủy sản xa bờ, hoạt động chủ yếu ở 2 ngư trường Hoàng SaTrường Sa.

Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Tuy Hòa đã thành lập 2 nghiệp đoàn nghề cá với hơn 200 đoàn viên là ngư dân lao động trên tàu đánh bắt xa bờ.

Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên của Tuy Hòa được thành lập vào tháng 3.2012, tại phường 6.

Thông tin tham khảo
 


Đà Nẵng thành lập thêm 2 nghiệp đoàn nghề cá

Sơ lược
 

Ngày 2.7.2013, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra lễ ra mắt nghiệp đoàn nghề cá ở 2 phường Xuân Hà và Thanh Khê Đông (thuộc quận Thanh Khê).

Chi tiết
 

Tham gia 2 nghiệp đoàn nghề cá ở 2 phường của quận Thanh Khê có 116 đoàn viên hoạt động trên 59 tàu cá. Những đội tàu này thường xuyên đánh bắt ở các ngư trường lớn như Hoàng Sa, Trường Sa.

Trước đó, vào ngày 24.5.2013, quận Sơn Trà cũng đã ra mắt nghiệp đoàn nghề cá tại phường Nại Hiên Đông với 100 đoàn viên hoạt động trên 17 tàu cá.

Thông tin mở rộng
 

Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Đà Nẵng đã thành lập được 3 nghiệp đoàn nghề cá với 250 ngư dân đang đánh bắt trên 77 tàu cá.

Thành phố Đà Nẵng có khoảng 92 km đường bờ biển và vùng lãnh hải với ngư trường khoảng 15 nghìn km2, Đà Nẵng hiện có khoảng 1.500 tàu cá (trong đó có 200 tàu đánh bắt xa bờ) với tổng công suất gần 112.000 CV.

Thông tin tham khảo
 


Quảng Nam thành lập 2 nghiệp đoàn nghề cá tại Duy Xuyên

Sơ lược
 

Ngày 21.8.2013, tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra lễ thành lập Nghiệp đoàn nghề cá tại 2 xã Duy Hải và Duy Nghĩa.

Chi tiết
 

Trên địa bàn huyện Duy Xuyên hiện có gần 400 phương tiện tàu thuyền đánh bắt cá với tổng công suất 8.068 CV, mỗi năm, tổng sản lượng đánh bắt tại địa phương ước khoảng 9.000 tấn hải sản các loại.

Nghiệp đoàn nghề cá Duy Hải có 107 đoàn viên và Duy Nghĩa với 89 đoàn viên trở thành điểm tựa bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho ngư dân; góp phần bảo vệ ngư trường truyền thống, bảo vệ môi trường và chủ quyền biển đảo.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Nam đã thành lập 4 nghiệp đoàn nghề cá tại các xã: Tam Hải và Tam Quang (huyện Núi Thành), Duy Nghĩa và Duy Hải (huyện Duy Xuyên), với hơn 400 đoàn viên.

Thông tin tham khảo
 


Thành lập nghiệp đoàn nghề cá xã An Ninh Tây

Sơ lược
 

Ngày 22.11.2013, tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã diễn ra lễ kết nạp đoàn viên và ra mắt nghiệp đoàn nghề cá xã An Ninh Tây.

Chi tiết
 

Nghiệp đoàn nghề cá An Ninh Tây có 70 đoàn viên với 21 tàu cá, An Ninh Tây được chọn thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại huyện Tuy An vì mỗi năm, sản lượng hải sản khai thác của địa phương khoảng 2.180 tấn.

Mục tiêu của An Ninh Tây là có khoảng 60% trong số 630 ngư dân đang tham gia các tổ tàu thuyền an toàn trên biển trở thành đoàn viên.

An Ninh Tây là nghiệp đoàn nghề cá thứ 4 của tỉnh Phú Yên, các nghiệp đoàn còn lại gồm nghiệp đoàn nghề cá phường 6, phường Phú Đông (thành phố Tuy Hòa) và nghiệp đoàn xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa.

Phú Yên là một trong 4 tỉnh (gồm Phú Yên, Quảng Ngãi, Kiên GiangNinh Thuận) được chọn thí điểm thành lập nghiệp đoàn nghề cá.

Huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên hiện có 1.260 tàu cá với hơn 7.000 lao động làm nghề biển.

Thông tin tham khảo
 


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt