<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Dự án xử lý chất thải
Khánh thành nhà máy xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương

Sơ lược
 

Ngày 20.9.2013, tại xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã diễn ra lễ khánh thành giai đoạn 1 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương.

Chi tiết
 

Nhà máy xử lý chất thải Nam Bình Dương được xây dựng trên diện tích 74 ha, tổng mức đầu tư hơn 16 triệu euro, trong đó vốn đầu tư trong nước chiếm 57,24%, còn lại là vốn ODA của Phần Lan.

Nhà máy bao gồm các hạng mục chính như: Khu xử lý rác sinh hoạt tái chế thành phân compost có công suất 420 tấn/ngày; nhà máy xử lý nước rỉ rác 960 m3/giờ; khu xử lý rác công nghiệp công suất xử lý 150 tấn/ngày; khu xử lý rác thải y tế công suất 300 kg/giờ.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Dương có khoảng 10.000 doanh nghiệp đang hoạt động, mỗi ngày khu liên hợp tiếp nhận 700 tấn rác thải sinh hoạt và trên 100 tấn rác thải công nghiệp.

Ngoài sản phẩm phân bón từ rác thải, lượng bùn thải cũng được tái chế thành gạch lát vỉa hè, gạch tynel xây dựng. Nguồn nhiệt để đun gạch tận dụng từ việc thu gom khí đốt từ bãi rác.

Trong 2 năm 2013 -2014, nhà máy tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của dự án.

Thông tin tham khảo
 


Dự án xử lý chất thải công nghiệp tại Hà Nội

Sơ lược
 

Ngày 6.7.2012, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ thực hiện dự án mẫu hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Chi tiết
 

Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn tài trợ của Tổ chức Phát triển kỹ thuật công nghiệp và năng lượng mới (NEDO, Nhật Bản) thông qua chương trình Viện trợ Xanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam là cơ quan đầu mối thực hiện. Dự án có tổng mức đầu tư là 29,2 triệu USD, trong đó Nhật Bản tài trợ 22,5 triệu USD, thời gian triển khai từ năm 2012-2014.

Dự án được đặt tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn với lò đốt chất thải công nghiệp công suất đạt 75 tấn/ngày, nhiệt lượng sản sinh được thu hồi vào một tổ máy với công suất phát điện 1.930kW, cho lượng điện sản xuất trên 14,4 triệu kWh/năm.

Lò đốt của dự án có thể xử lý được nhiều loại rác thải khác nhau như cao su, da, nhựa và vải, bã giấy, rác thải y tế, rác sinh hoạt đã phân loại... còn tro rác sau khi xử lý sẽ hóa rắn để sản xuất ximăng.

Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực xử lý rác thải công nghiệp cho thành phố Hà Nội và xây dựng mô hình xử lý rác công nghiệp sản xuất điện năng để nhân rộng ra các tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Thông tin tham khảo
 


Dự án hỗ trợ quản lý chất thải y tế

Sơ lược
 

Ngày 4.7.2013, Chính phủ đã ban hành văn bản số 1058/QĐ-TTg Phê duyệt danh mục dự án “Hỗ trợ quản lý chất thải y tế nhằm giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và thủy ngân”.

Chi tiết
 

Dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) viện trợ không hoàn lại thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng kinh phí là 8 triệu USD. Trong đó vốn viện trợ không hoàn lại 7 triệu USD; vốn đối ứng 1 triệu USD, thời gian thực hiện dự án từ năm 2013 đến năm 2017.

Mục tiêu của Dự án nhằm đánh giá thực trạng, xây dựng giải pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm và giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, các chất độc hại khó phân hủy và thủy ngân từ các hoạt động của ngành y tế.

Thông tin tham khảo
 


WB hỗ trợ Cần Thơ xử lý chất thải y tế

Sơ lược
 

Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ Cần Thơ hơn 32 triệu USD để xử lý chất thải ở các bệnh viện tại địa phương.

Chi tiết
 

Mỗi ngày, các bệnh viện tại Cần Thơ thải ra khoảng 3.456 m³ chất thải lỏng và khoảng 1.126 kg chất thải nguy hại, nhưng mới chỉ có 8/25 bệnh viện được trang bị lò đốt chất thải rắn, 16 bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải y tế lỏng. WB đã tài trợ cho Cần Thơ 32.590.886 USD để thực hiện dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện ở thành phố Cần Thơ”. Dự án gồm các hạng mục xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn y tế tập trung có công suất 20.000 kg/ngày và hệ thống xử lý nước thải tại 6 bệnh viện với quy mô 3.358 giường bệnh.

Thành phố Cần Thơ đã quy hoạch khu xử lý chất thải rắn y tế tập trung tại phường Phước Thới, quận Ô Môn với diện tích 20 ha để xây dựng hệ thống xử lý rác thải.

Thông tin mở rộng
 

Dự án xử lý chất thải y tế tại Việt Nam có tổng vốn 155 triệu USD, được thực hiện từ năm 2011- 2017 nhằm giảm tình trạng ônhiễm môi trường và nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người thông qua việc cải thiện, nâng cao năng lực quản lý chất thải y tế trong các bệnh viện.

Thông tin tham khảo
 


KOICA hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu USD xây trung tâm tái chế chất thải

Sơ lược
 

Ngày 14.8.2013, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký Biên bản thỏa thuận dự án tăng cường năng lực nghiên cứu công nghệ tái chế chất thải giữa đại học Bách khoa Hà Nội và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).

Chi tiết
 

Theo nội dung biên bản trên, từ năm 2013 - 2015, Hàn Quốc thông qua KOICA sẽ hỗ trợ không hoàn lại 1,5 triệu USD cho Việt Nam xây dựng trung tâm phát triển công nghệ tái chế chất thải nhằm tăng cường năng lực thu hồi tài nguyên có giá trị trong rác thải.

Dự án không chỉ hỗ trợ thiết bị nghiên cứu, mà còn chuyển giao công nghệ tái chế chất thải, đặc biệt là chất thải điện tử. Mục tiêu của dự án là đến năm 2020, có khoảng 85% chất thải rắn ở Việt Nam được tái chế.

Thông tin tham khảo
 


Xử lý chất thải rắn tại đô thị Việt Nam

Sơ lược
 

Chiều 24.10.2013, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo Xu hướng phát triển công nghệ xử lý chất thải rắnViệt Nam.

Chi tiết
 

Mổi năm, ước tính tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam khoảng 12,8 triệu tấn, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn. Dự báo đến năm 2020, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị khoảng 22 triệu tấn/năm.

Hiện nay, lượng rác thải chưa được phân loại tại nguồn chiếm tỷ lệ từ 70% đến 80%, việc xử lý chất thải rắn chủ yếu vẫn là chôn lấp, với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/một đô thị (riêng 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp và khu xử lý). Có khoảng 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Việt Nam hiện có có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành, nhưng chỉ có 16 bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Các công ty môi trường đô thị hiện chưa có khả năng xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại nên chỉ thu gom, vận chuyển lẫn với chất thải rắn sinh hoạt và đưa tới khu xử lý, bãi chôn lấp chung.

Việt Nam cần lựa chọn công nghệ phù hợp như tái chế rác thải thành phân vi sinh hoặc viên đốt nhiên liệu; công nghệ đốt rác chuyển hóa năng lượng.

Thông tin tham khảo
 


Mô hình xử lý chất thải sinh hoạt đảo Lý Sơn

Sơ lược
 

Sáng 26.11.2013, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã diễn ra lễ khởi công dự án xây dựng mô hình quản lý tổng hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các đảo.

Chi tiết
 

Đây là dự án xử lý chất thải rắn đầu tiên xây dựng trên đảo của Việt Nam được áp dụng thí điểm ở Lý Sơn.

Dự án xử lý chất thải đảo Lý Sơn có diện tích 2.000m2 được xây dựng tại khu vực rừng Gò (tiếp giáp giữa 2 xã An Vĩnh và An Hải), công suất xử lý 15 tấn chất thải rắn sinh hoạt /ngày.

Mục tiêu của dự án là cải thiện môi trường bị ô nhiễm đang đe dọa sinh hoạt của người dân và rặng san hô ở đảo Lý Sơn. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ quý 3.2014.

Thông tin tham khảo
 


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt