<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Năm Du lịch quốc gia 2011
Khai mạc lễ hội Ẩm thực ba miền

Sơ lược
 

Tối 6.7.2011, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã diễn ra lể khai mạc lễ hội Ẩm thực ba miền Bắc - Trung – Nam.

Chi tiết
 

Tham gia lễ hội có 40 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm ẩm thực và thực phẩm chế biến của 25 khách sạn, nhà hàng, khu du lịch… đến từ 14 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Mục tiêu của lễ hội nhằm tôn vinh, gìn giữ bản sắc văn hóa trong nghệ thuật chế biến các món ăn Việt Nam, đồng thời tìm kiếm và phát triển những món ăn Việt Nam có chất lượng cao phục vụ du khách.

Thông tin mở rộng
 

Nằm trong chương trình Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011, lễ hội Ẩm thực ba miền diễn ra từ ngày 6-9.7.2011. Các đơn vị tham gia đã mang đến lễ hội những món ăn đặc sản của nhiều địa phương trong cả nước. Lễ hội Ẩm thực là hoạt động thu hút du khách trong chuỗi sự kiện năm Du lịch quốc gia 2011.

Thông tin tham khảo
 


Lễ hội Quán Thế Âm

Sơ lược
 

Ngày 23.3.2011 (ngày 19.2 âm lịch), tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm, hoạt động nằm trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ 2011.

Chi tiết
 

Trong ngày 19.2 âm lịch (ngày sinh của Đức Bồ Tát), phần lễ được tiến hành theo nghi thức trang nghiêm của Phật giáo với những hình thức rước tượng, dâng hoa, cầu nguyện quốc thái dân an, lễ trai đàn chẩn tế, lễ thuyết giảng về Đức Bồ Tát Quán Thế Âm.

Còn phần hội diễn ra trong thời gian 3 ngày với các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí như: cắm trại, đua thuyền, hội hoa đăng, triển lãm tranh thủy mặc, thư pháp.

Đặc biệt trong lễ hội Quán Thế Âm 2011, Ban tổ chức còn tổ chức chương trình hoạt động từ thiện ủng hộ khắc phục hậu quả thảm họa sóng thần, động đất tại Nhật Bản vào ngày 11.3.

Thông tin mở rộng
 

Là 1 trong 15 lễ hội cấp quốc gia

Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn.

Năm 1962, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, (nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm), sau đó, lễ hội bị gián đoạn trong một thời gian dài.

Vào ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm năm 1991 (19.2 năm Tân Mùi), lễ hội Quán Thế Âm được khôi phục trở lại.

Từ năm 1999, lễ hội Quán Thế Âm tại Non Nước-Ngũ Hành Sơn được Nhà nước công nhận là 1 trong 15 lễ hội dân gian cấp quốc gia được tổ chức từ ngày 17 - 19.2 âm lịch hàng năm.

Lễ hội Quán Thế Âm là du lịch tâm linh

Hiện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng đang đề xuất mở rộng không gian lễ hội Quán Thế Âm. Đà Nẵng đang triển khai xây dựng Quy hoạch khu danh thắng Ngũ Hành Sơn thành công viên văn hóa mang tính tâm linh – làng nghề truyền thống – bảo tàng và khai thác du lịch với diện tích 139 ha.

Theo quy hoạch, 2 ngọn Kim Sơn và Hoa Sơn sẽ dành cho lễ hội Quán Thế Âm và được mở rộng hơn để trở thành sản phẩm du lịch tâm linh đặc thù của địa phương.

Thông tin tham khảo
 


Năm Du lịch quốc gia 2011

Sơ lược
 

Tối 1.4.2011, tại Quảng trường 1 Tháng 4, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã diễn ra lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011.

Chi tiết
 

Năm du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011 với chủ đề du lịch biển, đảo được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức liên tục tại 7 tỉnh nằm trong khu vực  duyên hải Nam Trung Bộ, trải dài từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh Bình Thuận với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quy mô.

Trong Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 10 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”; tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 6.2010 “Du lịch - động lực cho sự phát triển chiến lược của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, và “chiến lược Du lịch ASEAN” giai đoạn 2011-2015 đều thống nhất việc du lịch biển, đảo là thế mạnh của du lịch Việt Nam.

Thông tin mở rộng
 

Du lịch biển đảo là thế mạnh của Việt Nam

Việt Nam có 3.200 km bờ biển với hàng ngàn đảo lớn, nhỏ rất giàu đa dạng sinh học, có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo.

Mục tiêu của Chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 là kinh tế biển, đảo đóng góp trên 50% tổng sản phẩm nội địa, trong đó du lịch biển là khâu đột phá.

Những hoạt động chính của Năm du lịch quốc gia 2011

Ngày 1.4, khai mạc Năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên 2011. Ngày 2 và 3.4, Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản văn hóa Nam Trung bộ Việt Nam: Di sản văn hóa trong bối cảnh phát triển và hội nhập” - Phú Yên.

Ngày 5 – 7.4, Liên hoan dân ca bài chòi toàn quốc - Bình Định.

Ngày 1 – 7.6, Festival nghệ thuật âm nhạc truyền thống các nước ASEAN - Phú Yên.

Ngày 5 -8.6, Lễ hội các làng biển Việt Nam - Ninh Thuận.

Ngày 11 – 15.6, Festival biển Nha Trang lần thứ 5-2011 - Khánh Hòa.

Ngày 1.7, Lễ hội đường phố với chủ đề “Du lịch biển, đảo” - Phú Yên.

Ngày 21 – 26.7, Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực 2 lần 7 - Quảng Nam.

Ngày 24 -30.10, Ngày hội du lịch tỉnh Bình Thuận.

Thông tin tham khảo
 


Khai mạc Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc Tây Nguyên

Sơ lược
 

Tối 1.7.2011, tại Quảng trường 1 Tháng 4, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa  Thể thao và Du lịch các dân tộc Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Chi tiết
 

Trong 3 ngày (từ 1 – 3.7), hơn 700 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên từ 12 tỉnh, thành trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Phú Yên đã tham gia ngày hội

Các đoàn nghệ thuật của những địa phương tham gia ngày hội sẽ trình diễn những tiết mục đặc trưng văn hóa của từng vùng đất như: hát múa về hải đội Hoàng Sa (Quảng Ngãi), hát múa về biển (Khánh Hòa), hòa tấu cồng chiêng và múa xoong (Kon Tum), múa Êđê (Đắk Lắk), dân ca khu 5…

Ngoài các hoạt động nghệ thuật đường phố, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và lễ hội dân gian, trong thời gian diễn ra ngày hội còn có nhiều hoạt động thể thao như: bóng chuyền, bắn ná, đẩy gậy, kéo co, cà kheo...

Chương trình ngày hội diễn ra tại các địa phương như: thành phố Tuy Hòa và các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.

Thông tin mở rộng
 

Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc Việt Nam khu vực miền Trung– Tây Nguyên nằm trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ 2011 với các hoạt động chính như: biểu diễn nghệ thuật và trình diễn lễ hội dân gian (từ ngày 1 – 3.7), thi đấu thể thao (từ ngày 1 – 3.7) và lễ hội ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam (từ ngày 6 – 9.7) với sự tham dự của trên 20 doanh nghiệp du lịch đến từ 15 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thông tin tham khảo
 


Liên hoan Làng biển Việt Nam 2011

Sơ lược
 

Tối 2.8.2011, tại quảng trường 16-4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã diễn ra lễ khai mạc Liên hoan Làng biển Việt Nam 2011- khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.

Chi tiết
 

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011, Liên hoan làng biển Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 2 – 4.8 tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và bãi biển Ninh Chữ.

Tham dự liên hoan có các tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.

Với chủ đề Ninh Thuận - Điểm đến văn hóa biển Việt Nam, trong 3 ngày lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa – thể thao như hát múa bả trạo, múa náp, múa siêu, hò biển, hát ru, hát đối đáp, chèo ghe, lhèo thúng, đua thuyền rồng…Ngoài ra còn có các chương trình thả diều nghệ thuật, liên hoan ẩm thực, thi đấu thể thao, tọa đàm về liên kết du lịch giữa các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ…

Điểm nhấn của liên hoan làng biển năm 2011 là triển lãm khoảng 500 tư liệu, thư tịch, sắc phong cổ liên quan đến biển đảo Việt Nam, trong đó có 2 quần đảo Hoàng SaTrường Sa.

Thông tin mở rộng
 

Việt Nam có trên 3.260 km đường bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo cùng 125 bãi biển lớn, nhỏ có cảnh quan đẹp. Trong đó, có 20 bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dọc bờ biển Việt Nam còn có hàng trăm vũng, vịnh nước sâu, kín gió có thể xây dựng cảng, nhiều đảo có tiềm năng trở thành khu hậu cần cho khai thác xa bờ.

Riêng tỉnh Ninh Thuận hơn 105 km bờ biển với nhiều vũng, vịnh nổi tiếng như Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Vĩnh Hy, bãi Thùng, bãi Chà Là…đây là những địa danh có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo.

Thông tin tham khảo
 


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt