<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Tỉnh Khánh Hoà

Thông tin sơ lược

Diện tích: 5.197,5km2

Dân số: 1.034.800 người (2004)

Dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa, Cơ Ho

Tỉnh lỵ: TP Nha Trang

Bao gồm: TP TP Nha Trang, TX Cam Ranh và 6 huyện khác là: Ninh Hoà; Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Vạn Ninh và huyện đảo Trường Sa.

Vị trí

Khánh Hoà là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta. Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Bắc có tọa độ 12052'15'' vĩ Bắc. Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực Nam có tọa độ 11042' 50'' vĩ Bắc. Tây giáp các tỉnh Đắk LắkLâm Đồng, điểm cực Tây có tọa độ 108040’33'' kinh Đông. Đông giáp biển với chiều dài khoảng 385km, điểm cực Đông tại mũi Hòn Đôi thuộc bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh với tọa độ 109027’55'' kinh Đông, đây cũng là điểm cực Đông trên đất liền của nước ta. Lãnh thổ tỉnh gồm hai phần đất liền và hải đảo. Trong đó quần đảo Trường Sa có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng của cả nước.

Khánh Hoà nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí MinhĐà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, trung tâm tỉnh lỵ Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km. Với vị trí địa lý như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế-xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

Địa hình

Địa hình của tỉnh Khánh Hoà tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Phần phía Tây là sườn đông dãy Trường Sơn, chủ yếu là núi thấp và đồi, độ dốc lớn và địa hình bị chia cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành những vùng đồng bằng nhỏ hẹp, với chiều dài 358km bờ biển khúc khuỷu có điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều hình thù khác nhau. Đặc điểm địa hình Khánh Hoà đã tạo ra những cảnh quan phong phú và đa dạng vừa mang tính đặc thù của mỗi tiểu vùng, vừa mang tình đan xen và hoà nhập. Việc khai thác tài nguyên phải phù hợp với các dạng hình cảnh quan nhằm bảo đảm tính bền vững và có hiệu quả.

Khí hậu

Khí hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm 260C. Do có những vùng núi cao trên 1.000 m nên có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hoà và mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió nóng, sương muối… Ở những tiểu vùng khí hậu này, sương mù thường xuất hiện vào lúc sáng sớm và chiều tối cuối tháng 7 và 8 tăng thêm vẻ huyền ảo của tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi và trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới.

Lượng mưa trung bình trên dưới 2.000 mm/năm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Riêng khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho mùa du lịch kéo dài. Gió với tần suất khác nhau xuất hiện theo mọi hướng, gió tây khô nóng và gió tu bông thường xảy ra bất lợi cho cây trồng.

Tài nguyên thiên nhiên

Đất: Đất đai của tỉnh Khánh Hoà bao gồm nhiều loại. Trong đó chiếm phần lớn diện tích là đất đỏ vàng với khoảng 84,4% rất thích hợp cho hoa màu và cây công nghiệp. Kế đến là đất phù sa, chiếm 7,5% thích hợp cho trồng lúa. Đất xám bạc màu chiếm 4,6%. Đất cát và cồn cát chiếm 2%, chủ yếu sử dụng cho khu dân cư, trồng cây ăn quả và đồng bằng ven biển. Đất mặn và phèn mặn chiếm 1,5%, thích hợp cho trồng muối, nuôi trồng thuỷ sản.

Rừng: Diện tích có rừng hiện có 155,8 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3. Trong đó có 64,8% là rừng sản xuất, 34% là rừng phòng hộ và 1,2% là rừng đặc dụng. Rừng sản xuất chiếm nhiều song chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Rừng phòng hộ chiếm 34%, hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Vĩnh Sơn và Ninh Hoà. Rừng có nhiều gỗ quý: cẩm lai, trắc mun.

Biển: Bờ biển dài hơn trăm km với những bãi tắm tuyệt đẹp. Vùng biển có thể đánh bắt nhiều loài hải sản có gía trị như: sò huyết, tôm hùm, cá thu, cá mực, cá ngừ, san hô. lâm sản: lim, gụ, mật onng, mây, song, lá buông. Các vịnh biển vừng có tiềm năng du lịch vừa là nơi nuôi trồng thuỷ sản như: vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh. Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hoà khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%), cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn. Nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp. Biển Khánh Hoà còn là nơi cư trú của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý hiếm ít tỉnh trong cả nước có, không chỉ đóng góp trực tiếp cho xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp.

Khoáng sản: Có nhiều loại như than bùn, môlíp đen, cao lanh, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, đá vôi, san hô, đá granít…Đặc biệt vùng Cam Ranh và Nha Trang có nhiều cát trắng dùng nấu thuỷ tinh cao cấp với trữ lượng 34,3 triệu tấn, cát bán đảo Hòn Gốm (Vạn Ninh) trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn. Ngoài ra, nhiều loại khoáng sản khác cũng có trữ lượng lớn như: inmenhit trữ lượng 26 vạn tấn, đá granít trữ lượng 2 tỷ tấn, nước khoáng được phân bố rải đều trên địa bàn.

Lịch sử hình thành và phát triển

Vùng đất Khánh Hoà xưa thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Sau bị Tần, Hán và Chiêm Thành chiếm. Chiêm Thành gọi vùng này là Kauthana. Năm 1653 vua Chăm là Bà Tấm sai quân quấy nhiễu biên cảnh, chúa Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc chống giữ, nhân đêm tối vượt núi Thạch Bi, tiến đến tận sông Phan Rang. Vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho chúa từ phía Ðông sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa Nguyễn chấp thuận, đặt dinh Thái Khang chia làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh gồm 5 huyện là Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương (thuộc phủ Diên Ninh) ở phía Nam; huyện Tân Ðịnh, Quảng Phước (thuộc phủ Thái Khang), giao cho Hùng Lộc trấn thủ.

Năm 1690, thời chúa Nguyễn Phúc Toàn, Thái Khang đổi là Bình Khang. Năm 1742 chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh. Năm 1744, phủ Diên Khánh và Bình Khang gọi là dinh Bình Khang. Năm 1775, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh tan quân Tống Phú Hợp của chúa Nguyễn Phúc Thuần, chiếm lại vùng Diên Khánh, Bình Khang. Mùa Hè năm 1781, Nguyễn Ánh sai các tướng Tôn Thất Dụ, Tống Phúc Thiêm, Nguyễn Hữu Thụy, Châu Văn Tiếp đem ba vạn quân, 80 hải thuyền, ba đại chiến thuyền và ba tàu Bồ Đào Nha theo gió Nồm ra đánh Bình Khang, nhưng bị bộ binh của Nguyễn Huệ đánh tan tành. Quân Nguyễn Ánh tháo chạy về Gia Định.

Đời Gia Long đổi dinh Bình Khang thành dinh Bình Hòa. Năm 1808, dinh này đổi thành trấn. Đến năm Minh Mạng thứ 12, trấn Bình Hòa được đổi thành tỉnh Khánh Hòa, bao gồm 2 phủ với 4 huyện: Phủ Diên Khánh gồm các huyện Phước Điền và Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm các huyện Quảng Phước và Tân Định.

Thời thuộc Pháp, tỉnh lỵ đóng tại thành Diên Khánh. Đến đầu năm 1945 chuyển về đóng tại thị xã Nha Trang. Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Khánh Hoà chia thành 6 quận, tỉnh lỵ vẫn đóng tại Nha Trang. Ngày 29/10/1975, hợp nhất hai tỉnh Phú YênKhánh Hoà thành tỉnh Phú Khánh. Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp lên thành TP Nha Trang. Ngày 28/12/1982, Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 4 đã quyết định sát nhập huyện đảo Trường Sa vào tỉnh Phú KhánhNgày 30/6/1989, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5 đã quyết định chia tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh mới là Khánh HòaPhú Yên.  

Giáo dục

Khánh Hòa có 42% dân số trong độ tuổi lao động, trên 2.1% tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên. Có 3 trường đại học và cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 3 viện nghiên cứu quốc gia và hệ thống các loại hình đào tạo dạy nghề, mặt bằng dân trí và hệ thống các trường đào tạo này là cơ sở đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển trong tương lai. Với điều kiện thuận lợi về tự nhiên, nguồn lao động dồi dào, cơ sở vật chất được chuẩn bị sẵn, Khánh Hòa đã và đang tạo ra những cơ hội mới, chính sách cởi mở, năng động để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nuớc đến đầu tư và cùng hợp tác phát triển.

Kinh tế

Khánh Hoà là một tỉnh đất không rộng, người không đông nhưng được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt: khí hậu ôn hoà: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.737mm, cảnh quan xinh đẹp: bờ biển dài trên 385 km, trong đó gần 100 km là bãi cát trắng, có nhiều bán đảo và vịnh lớn, trong đó vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới; Cam Ranh là vịnh có vị trí chiến lược nổi tiếng thế giới; Vân Phong là Vịnh có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế du lịch trong tương lai. Khánh Hoà có nhiều đảo ven bờ, có vùng núi cao, đồi trung du, đồng bằng và nhiều sông ngòi. Với những lới thế đó, Khánh Hoà hoàn toàn có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế với đủ các thành phần như: nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại và du lịch.

Về du lịch: TP Nha Trang là trung tâm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước với đầy đủ các loại hình du lịch tự nhiên, sinh thái, văn hoá lịch sử. Hàng năm khách du lịch đến tỉnh lên đến 600.000 lượt, trong đó có 200.000 khách quốc tế, tốc độ tăng hàng năm 15%.

Về thuỷ sản: Vùng biển Khánh Hoà có dòng hải lưu Bắc – Nam Thái Bình Dương chảy qua, là vùng biển giàu tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Những loại hải sản có trữ lượng lớn là: tôm hùm, tôm sú, mực, cá thu, cua, ghẹ... Diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 7.500 Ha, sản lượng thuỷ sản hàng năm khoảng 85 ngàn tấn; đặc biệt Khánh Hoà có điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về cơ sở và đội ngũ nghiên cứu chuyên ngành (như Viện Hải dương Học, Đại học Thuỷ sản) để phát triển tôm giống nên Bộ Thuỷ sản đã đặt tại đây Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản III và đang xây dựng vùng nuôi tôm giống tập trung để cung cấp cho cả nước.

Công nghiệp nhẹ: Hiện nay Khánh Hoà có 10 công ty sản xuất trong lĩnh vực sợi dệt may với năng suất kéo sợi đạt 12.000 tấn/năm; năng suất dệt 10 triệu m vải/năm; dệt kim đạt trên 3.000 tấn/năm; trên 30 dây chuyền may, công suất 10 triệu sản phẩm/năm; Dây khoá kéo có công suất 20 triệu m/năm…Tuy còn rất nhỏ nhưng với những hạt nhân này, Khánh Hoà mong muốn sẽ xây dựng một trung tâm sợi - dệt – may của khu vực Nam Trung bộ. Các sản phẩm công nghiệp hiện có: Thuốc lá 500 triệu bao/năm, bia 50 triệu lít/năm, hàng thủ công và mỹ nghệ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tương đương 18 triệu USD/năm, gỗ 20.000 m3/ năm, rừng trồng 20.000 ha, lương thực 200.000 tấn/năm, cây ăn quả như: chuối, dừa, xoài, dứa, thanh long … 60.000 tấn/năm.  

Công nghiệp nặng: Hiện ở Khánh Hoà có 2 nhà máy lớn đóng mới và sữa chữa tàu biển tại Ninh Hoà và Nha Trang, chuẩn bị xây dựng nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh; ngoài ra còn có nhiều cơ sở đóng tàu gỗ để đánh bắt hải sản. Đặc biệt Công ty liên doanh tàu biển Hyundai Vinashin có khả năng đóng mới và sữa chữa các loại tàu biển lên tới 400.000 tấn, cũng như đóng mới và sửa chữa các dàn khoan- khai thác dầu mỏ lớn. 

Vận tải: Hệ thống cảng biển: ngoài các các biển hiện nay như Nha Trang, Ba Ngòi, Hòn Khói và 1 khu vực để trung chuyển dầu, thì tiềm năng phát triển cảng trung chuyển Container là rất lớn. Đến nay Quy hoạch xây dựng hệ thống cảng trung chuyển quốc tế tại bán đảo Hòn Gốm - Vịnh Vân Phong đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dự án đang được xúc tiến kêu gọi đầu tư, huy động nhiều nguồn lực. Khu vực Cảng trung chuyển container có vị trí gần đường hàng hải quốc tế nhất, là khu vực tránh bão, tốt nhất của tàu thuyền quốc tế, luồng lạch vào ra rộng nhất, kín gió và độ sâu tốt nhất Việt Nam (từ 15 đến 26m sâu).

Giao thông

Khánh Hoà có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: có QL 1A và đường sắt Bắc Nam nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, Quốc lộ 26 nối với Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.

Khánh Hoà có 6 cảng biển, trong đó có 3 cảng biển cho tàu có trọng tải l0.000 - 30.000 tấn cập bến, có ga đường sắt chính, có 2 sân bay, đặc biệt sân bay Cam Ranh có thể nâng cấp thành sân bay quốc tế, thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế; mạng điện quốc gia đã và có thể đáp ứng mọi nhu cầu về điện năng cho các nhà đầu tư; hệ thống thông tin liên lạc đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến.

Văn hoá – lễ hội

Khánh Hoà là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc sắc. Hằng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội quan trọng mang đậm phong  cách của vùng đất miền biển với bề dày lịch sử truyền thống của nhiều dân tộc như: lễ hội Đền Hùng, lễ hội Tháp Bà, lễ hội Am Chúa, lễ hội Cá Voi.

Lễ hội Cá Voi là lễ hội đặc trưng của cư dân miền biển. Ở Khánh Hoà, lễ được tổ chức hằng năm vào ngày ông lỵ và hai kỳ xuân tế, thu tế tại lăng Ông, TP Nha Trang. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày). 

Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của người Việt được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch hàng năm để tưởng nhớ tổ tiên. Ở Khánh Hoà, lễ diễn ra trọng thể tại đền Hùng Vương trên đường Ngô Gia Tự, TP Nha Trang. Nghi thức bao gồm: lễ dâng hương, dâng hoa uy nghiêm, thành kính với sự tham dự của Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đại diện các tôn giáo, đông đảo nhân dân và các cháu học sinh trong tỉnh.

Lễ hội Am Chúa được tổ chức vào ngày 22/4 âm lịch để tưởng niệm nữ thần Thiên Y A Na được nhân dân trong vùng tôn sùng là Bà Chúa, bà mẹ của xứ sở tại Am Chúa, nơi thờ nữ thần Ponagar (Thiên Y A Na) trên sườn núi Đại An (núi Chúa), thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Theo truyền thuyết, đây là nơi nữ thần giáng trần, sống thời thơ ấu với hai vợ chồng tiều phu già. Nơi đây có miếu thờ và tượng Bà.  Lễ hội gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền là điệu múa dâng bông, vãn Bà, các điệu múa gắn với truyền thuyết về sự tích Thiên Y A Na.

Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar: Đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực để tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở (phiên âm tiếng Chăm là Po Ino Nogar). Theo truyền thuyết, Bà Mẹ Xứ sở là người có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt. Nghi lễ có 2 phần chính: Lễ Thay y (ngày 20/3): tháo bỏ xiêm y, mũ miện cũ, tắm rửa tượng nữ thần bằng nước lá thơm và thay xiêm y, mũ miện mới; Lễ Cầu cúng (ngày 23/3) được tiến hành rất tôn nghiêm ca ngợi công đức Bà Mẹ Xứ sở và cầu mong cho dân sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Sau phần lễ là phần hội chủ yếu là múa bóng (điệu múa có động tác uốn người, ưỡn hông như các vũ nữ Chămpa có ở phù điêu tại khu di tích Tháp Bà), múa dâng bông và hát bộ diễn các tích tuồng cổ trước ngôi đền chính. Trước đây còn kèm theo các cuộc đua thuyền thúng dưới chân tháp. Lễ hội Tháp Bà không chỉ thu hút đông đảo bà con người Việt, người Chăm ở Nha Trang, Khánh Hoà mà nhiều người ở khắp nơi trong nước cũng nô nức kéo về dự hội.

Du lịch

Tỉnh Khánh Hoà có bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, di tích lịch sử, văn hoá phong phú, đặc biệt là vịnh Vân Phong và bãi biển Nha Trang. Nha Trang vừa được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới và có một hệ thống dịch vụ - du lịch khá hoàn hảo, đã, đang và sẽ xây dựng. Dọc bờ biển Khánh Hoà có rất nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố, có chiều dài 5 km; bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố; Dốc Lết thuộc huyện Ninh Hoà có chiều dài 4 km; Đại Lãnh (Vạn Ninh) có chiều dài 2 km. Trục du lịch Trần Phú - cầu Đá - bãi Tiên là trung tâm du lịch của vùng này. Nơi đây sẽ xây dựng con đường du lịch song hành và các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 đến 5 sao.

Ngoài ra, dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch, săn bắn dưới nước, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt, đảo Hòn Tre là đảo lớn, quanh đảo có nhiều bãi tắm san hô rất đẹp như bãi Trũ, bãi Tre, Bích Đầm… Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như Tháp Bà Pô Nagar, thành Diên Khánh, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, mộ Anlexandre Yersin… Với diện tích 200 ha, tại vùng bán đảo Hòn Gốm sẽ xây dựng làng du lịch. Hệ thống khách sạn  và cấu trúc hạ tầng đã có sẽ được cải tạo và xây dựng mới… tạo cho thành phố Nha Trang nói riêng và Khánh Hoà nói chung có lợi thế để phát triển mạnh ngành du lịch, đặc biệt là ngành du lịch sinh thái biển.

Cảnh quan Khánh Hoà cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch, điều dưỡng, săn bắn, bơi lặn, leo núi, tắm biển. Nha Trang của Khánh Hoà kết hợp với Đà Lạt của Lâm Đồng, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh tạo thành một tứ giác du lịch có triển vọng nhất của Việt Nam trong thời gian tới.

Đặc sản

Đến Khánh Hoà, ngoài việc tham quan cách cảnh đẹp, các công trình kiến trúc nổi tiếng, điều khiến cho du khách thích thú không kém và khá tốn thì giờ để tìm hiểu là văn hóa ẩm thực. Xứ sở này được thiên nhiên ưu đãi cho có rừng, có biển  với nhiều loại tài nhiêu lâm hải sản phong phú, được bàn tay khoé léo của con người vun đắp, chế biến thành nhiều món ăn mà thật không có gì quá lời khi gọi là đặc sản. Đặc sản Khánh Hoà khá phong phú, có nhiều loại, từ bình dị đến cao sang.

  • nem Ninh Hoà

  • cháo tôm Bình Ba

  • yến sào Khánh Hoà

\

©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt