<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Sông La

Sơ lược
 

Sông La được tạo thành từ hai nhánh sông Ngàn SâuNgàn Phố gặp nhau ở bến Tam Xoa, rồi nhập vào sông Lam chảy ra cửa Hội. Ngay sát ngã ba sông về phía Nam có một bãi nổi, trên có một tảng đá lớn, bằng phẳng, tao nhân mặc khách thường tới đây ngắm cảnh ngâm vịnh, nên gọi là" Thạch Bàn" hay "thi đàn”.

Sách Đại Nam nhất thống chí có viết về sông La: "Sông La có hai nguồn: một nguồn từ động Thâm Nguyên (tức Ngàn Sâu) ở núi Khai Trương (tức núi Giăng Màn) châu Quy Hợp, tỉnh Hà Tĩnh (đạo Hà Tĩnh, xứ Nghệ xưa), chảy về Đông đến xã Chu Lễ, hợp với sông Tiêm, đến xã Bào Khê gặp sông Trúc, qua sông Cửu Khúc đến xã Vu Quang thì hội với sông Ác (tức sông Ngàn Trươi), đến xã Đỗ Xá thì gặp sông Ngàn Phố. Nguồn kia là sông La Hà bắt đầu từ ngọn Cốt Đột núi Giăng Màn, chảy về phía Đông gọi là sông Ngàn Phố đến Đỗ Xá hợp với sông La. Sông La chảy đến xã Bùi Xá thì chia ra một nhánh chảy vào sông Minh, chảy tiếp về phía Đông đến xã Tường Xá thì đổ vào sông Lam".

Dòng chảy
 

Chảy được chừng 500m, sông bắt đầu rẻ nước để ôm trọn lấy bãi đảo Ngưu Chữ ( bãi Soi) rồi lượn vòng cung theo hướng Đông Nam, luồn qua cầu Chợ Thượng, lại uống dòng lên hướng Bắc, nhẹ nhàng hòa vào sông Lam ở ngã ba Núi Thành  ngã ba phủ), trước Lam Thành để đổ về Cửa Hội, ra với Biển Đông.

Tại một đoạn cong thuộc đất xã Bùi Xá, sông La phân ra một nhánh gọi là sông Đò Hào chảy quanh co theo hướng Đông qua các xã Đức Nhân, Yên Hồ, Đức Quang, Đức Vĩnh rồi đổ ra sông Cả ở Phú Thạch, trên sông có cầu Đò Hào. Sông La còn là con sông ngắn nhưng nước trong xanh nhất, phong cảnh đẹp nhất ở xứ Nghệ. Sông La đã đi vào lịch sử quê hương và dân tộc, là nguồn cảm hứng cho các thế hệ văn nhân tài tử. Sông chỉ dài khoảng 15km nhưng hàng năm có đến 6.000 triệu m3 khối nước đổ qua đây cùng với 100 vạn tấn phù sa, tạo nên một châu thổ phì nhiều nhất nhì xứ Nghệ, quanh năm một màu xanh bát ngát đôi bờ.

Cảnh quan
 

Dọc bờ Sông La. là những xóm làng trù phú có lịch sử hàng ngàn năm và từ những xóm làng này biết bao nhiêu danh nhân kiệt xuất đã ra đời, làm rạng danh non nước Tùng - La. Đó là Nguyễn Biểu, Bùi Dương Lịch, Phan Đình Phùng, Trần Phú...và rất nhiều bậc kỳ tài khác nữa.

Đến với Sông La bạn không chỉ chiêm ngưỡng được cảnh đẹp của non sông mà còn được thấy, được nghe sự hiện hữu của một vùng văn hóa đặc sắc. Không ở đâu lại có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống như ở đây: Rèn ở Trung Lương, Mộc ở Thái Yên, đóng thuyền và cào hến ở Trường Xuân, dệt lụa ở Đông Thái... Và đây có một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ và phong phú. Tiếng hò, tiếng ví không bao giờ ngớt trên Sông La.


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt