Núi Cấm
Nghi Lộc - Nghệ AnĐịa chỉ hiện nay
Nghi Lộc - Nghệ An
Núi Cấm thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, dưới chân núi xưa có đò Cấm, sau có cầu sắt, cạnh ga Đò Gấm, đường dùng chung cho xe lửa và ô tô đi vào TP Vinh cách 19 km về phía nam.
Tràng Đà - TX Tuyên Quang - Tuyên QuangĐịa chỉ hiện nay
Nghi Lộc - Nghệ An
Địa chỉ hiện nay
Tràng Đà - TX Tuyên Quang - Tuyên Quang
Núi Cấm thuộc phường Tràng Đà, TX Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là một đỉnh trong dải non ngàn trùng điệp chạy mãi qua Tân Long, Ba Xứ, trên cao có “cổng trời” là một thắng cảnh được nhiều du khách biết đến. Từ lưng núi, một con suối nước trong ngời ngợi, len lỏi qua những triền đá dốc, đêm ngày không ngơi đổ xuống sau đền làm cho cảnh sắc càng thêm vẻ kỳ thú.
huyện Tịnh Biên - huyện Tri Tôn - tỉnh An GiangĐịa chỉ hiện nay
Nghi Lộc - Nghệ An
Địa chỉ hiện nay
Tràng Đà - TX Tuyên Quang - Tuyên Quang
Địa chỉ hiện nay
huyện Tịnh Biên - huyện Tri Tôn - tỉnh An Giang
|
Núi Cấm - Ảnh: Hoàng Chí Hùng |
Núi Cấm là một dãy núi lớn nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Núi có 7 ngọn là:
- Núi Cấm, còn gọi là Thiên Cấm Sơn, cao 705 m, chu vi 28.600 m, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, được xem là "nóc nhà của miền Tây".
- Núi Bà Đội, cao 261 m, chu vi 6.075 m, thuộc xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên.
- Núi Nam Quy, cao 213 m, chu vi 8.875 m, thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn.
- Núi Bà Khẹt, cao 129 m, chu vi 1.380 m, thuộc thị trấn Chi Lăng, huyện Tịnh Biên.
- Núi Tà Lọt, cao 69 m, chu vi 870 m, thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn.
- Núi Ba Xoài, cao 58 m, chu vi 550 m, thuộc xã An Cư, huyện Tịnh Biên.
- Núi Cà Lanh, cao 41 m, chu vi 1.225 m, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên.
Núi Cấm là địa điểm du lịch hấp dẫn với cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Bên cạnh đó, núi Cấm còn là nguồn tài nguyên lớn để khai thác đá xây dựng, cát núi, đất sét, cao lanh và nước khoáng thiên nhiên......
- Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ngọn núi này lúc đầu được gọi là núi Đoài Tốn. Núi cao 50 trượng, chu vi hơn 20 dặm, hình dáng như cái đài cao, nằm thuộc về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đài Tốn. Sách viết thêm: "Núi cao đột ngột, sinh sản các loài trầm hương, tốc hương, súc sa, cây sao, giáng hương, thông tre. Cây cối tốt tươi có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi"
- Tên gọi 禁山 - Cấm Sơn xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí năm 1882, được xem là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên của núi. Theo truyền thuyết, trước kia núi Cấm rất hiểm trở, nhiều thú dữ không ai dám tới, chỉ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên những vồ cao. Nên vô tình người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực đó. Lại có thuyết cho rằng ngày xưa, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Cấm. Cũng có thuyết cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn Tín, quê Cao Lãnh, bị Sở Mật thám Mỹ Tho hạ sát năm 1926) trong thời gian làm sào huyệt tại đây, đã cấm dân lên núi. Tác giả Nguyễn Văn Hầu, trong tác phẩm Nửa tháng trong miền Thất Sơn cho rằng, giả thuyết đáng tin nhất là đức Phật thầy Tây An - Đoàn Minh Huyên đã cấm các tín đồ lên núi dựng nhà ở, do sợ làm ô uế chốn linh thiêng.
- Núi Cấm có tên gọi khác là Thiên Cẩm Sơn bởi cảnh sắc hoa cỏ, cây lá đẹp như dải gấm của trời. Đây là cách đặt tên hoa mỹ dưới cái nhìn thi vị hoá của các văn nhân và cũng được nhiều người tán đồng.
|
Đường lên núi Cấm - Ảnh: Hoàng Chí Hùng |
Núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng. Ngay tại chân núi có một ngôi miếu thờ Sơn Thần mà ai qua đó cũng dừng lại thắp nhang. Đường lên đỉnh núi quanh co, uốn lượn, ngoạn mục không thua gì các ngọn đèo nổi tiếng ở miền Trung. Bên trái con đường là cảnh những cánh rừng bát ngát, những thửa ruộng mênh mông; bên phải là vách đá sừng sững, cheo leo.
Núi có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, với nhiều huyền thoại, truyền thuyết đầy lý thú. Trên núi có nhiều chỏm cao hiểm trở, gọi là vồ, ngày trước là nơi trú ngụ của các nhân vật huyền bí. Theo tác giả Nguyễn Văn Hầu, 5 vồ lớn nhất là:
- Vồ Bồ Hong: cao 705 m, là đỉnh cao nhất. Tương truyền, trước đây có nhiều bồ hong sinh sống nên có tên như vậy. Trên vồ có tượng thờ Ngọc Hoàng, là nơi được nhiều người đến tham quan và lễ bái.
- Vồ Đầu: cao 584 m, là đỉnh cao đầu tiên của Núi Cấm tính từ phía Bắc
- Vồ Bà: cao 579 m, có điện thờ Bà Chúa Xứ.
- Vồ Ông Bướm: còn gọi là vồ Ông Voi, cao 480 m. Tương truyền, xưa kia có hai người Khmer tên ông Bướm và ông Voi đến cư trú, nên mới có tên như thế.
- Vồ Thiên Tuế: cao 541 m, nơi đây trước kia là rừng cây thiên tuế.
Ngoài ra, còn có nhiều vồ khác như: vồ Chư Thần, vồ Cây Quế, vồ Mồ Côi, vồ Đá Dựng, vồ Pháo Binh....Mỗi nơi đều có một sự tích ly kỳ, một không gian huyền ảo đầy màu sắc tín ngưỡng. Hấp dẫn nhất là những câu chuyện thêu dệt về bác vật Lang xuống hang thám hiểm bị mất tích, chuyện Nguyễn Ánh lập trạm binh trên vồ Đầu, chuyện bạch hổ ở vồ Bồ Hong, chuyện đôi rắn hổ ở điện Cây Quế, chuyện ông Ba Lưới bắt rắn hổ mây....Trên các vồ này, trời về đêm lành lạnh, sáng sớm sương trắng phủ đầy, chiều về mây trắng là đà vương đầu núi, nên được báo chí và khách du lịch ví như Đà Lạt của miền Tây. Nhiệt độ trung bình trên núi quanh năm ở vào khoảng 250C, lý tưởng nhất là vào mùa xuân, cây cối xanh tươi, sản vật dồi dào, khí hậu mát mẻ trong lành.
Dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm. Trên núi có: chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự...Nằm về phía Đông, dưới chân núi Cấm, là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường nhựa dẫn lên núi.
|
Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm - Ảnh: Hoàng Chí Hùng |
Năm 2003, huyện Tịnh Biên cho khởi công xây dựng tuyến đường dẫn lên núi Cấm. Đầu tháng 07-2007, tuyến đường hoàn thành với chiều dài 6.368 m, trong đó đường chính lên núi dài 3.310 m nối từ tỉnh lộ 948 ngược lên vồ Thiên Tuế (ở độ cao khoảng 600 m so với mặt nước biển). Đường rộng 8,5 - 27 m, xây dựng theo kết cấu bê tông và láng nhựa, men theo vách núi Cấm cheo leo rất ngoạn mục. Đây là một phần trong cụm công trình khu Lâm Viên Núi Cấm; trung tâm điều hành, hội nghị; trung tâm hành hương, khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng; khu ở, công trình công cộng… của Tịnh Biên. Trong tương lai, huyện sẽ bố trí thêm các loại hình giao thông độc đáo ở từng đoạn đường như cáp treo, xe ngựa…
Đồng thời với việc khai thác du lịch, huyện cũng ra sức bảo tồn rừng nhiệt - ôn đới, gồm rừng đặc chủng, rừng hỗn giao, rừng trồng để làm xanh hoá môi trường và tăng thêm vẻ phong phú cho cảnh quan, mở thêm các cụm dịch vụ du lịch với các khu nghỉ dưỡng, khu di tích và làng văn hoá, khu du lịch hành hương với diện tích cả ngàn ha. Đặc biệt là khu chùa Vạn Linh nằm cạnh khu rừng bốn mẫu trồng toàn tràm bông vàng và keo tai tượng, quanh năm xanh mát. Bên cạnh đó, chùa Phật Lớn cũng sẽ được trùng tu và nâng cấp. Núi Cấm sẽ giữ được nét hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với cảnh quan nhân văn, giữa công trình kiến trúc và công trình thiên tạo như ao, hồ, suối, thác, hang động.....Đây quả thật là khu du lịch sinh thái, văn hoá, giáo dục, lịch sử độc đáo ở đồng bằng sông Cửu Long.
Theo sách của các nhà phong thủy, cụm Thất Sơn chạy dọc theo sườn Tây tỉnh An Giang, giữa miền đồng bằng màu mỡ, chính là nơi khí âm dương hội tụ mà núi Cấm là một Long huyệt. Trên núi Cấm có rất nhiều loại cây ăn trái như: xoài cát, mít, nhãn, thanh long, quýt hồng, mãng cầu núi.....
Trong các quán ăn, khách phương xa đều ưa thích món bánh xèo. Bánh xèo núi Cấm có hai loại: bánh mặn nhân tép rang, thịt ba rọi, giá sống, măng tươi; bánh chay thì nhân tàu hũ chiên, giá sống và măng tươi. Bánh xèo núi Cấm ăn kèm với đủ loại rau rừng: lá sung, cát lồi, ngành ngạnh, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã đề.... Chẳng những không hề bị nhiễm hoá chất mà còn có nhiều vị thuốc hay. Ví dụ như: đọt bứa vị chua thanh có tác dụng hạ đàm; ngành ngạnh vị chua thanh, có công dụng làm mát gan; kim thất thì thơm như tía tô, có nhiều tinh dầu, bổ máu; cát lồi giòn, chát, giúp người suy thận phục hồi chức năng; đọt vông giúp an thần, dễ ngủ...
Bánh xèo còn được bày bán trong các lều quán dài theo con đường lên xuống núi Cấm. Từ chân núi đến chùa Phật Lớn có đến hàng trăm quán. Ngoài bánh xèo, các quán còn bày bán nhiều loại thuốc rừng được mệnh danh là linh dược núi Cấm, đặc biệt là nhung hươu, rất hút hàng.
Nguyễn Trãi - thành phố Hà Giang - Hà GiangĐịa chỉ hiện nay
Nghi Lộc - Nghệ An
Địa chỉ hiện nay
Tràng Đà - TX Tuyên Quang - Tuyên Quang
Địa chỉ hiện nay
huyện Tịnh Biên - huyện Tri Tôn - tỉnh An Giang
Địa chỉ hiện nay
Nguyễn Trãi - thành phố Hà Giang - Hà Giang
Núi Cấm thuộc phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, đây là ngọn núi đặc biệt vì nằm trong lòng thành phố tỉnh lị của tỉnh Hà Giang.
Theo truyền thuyết, khoảng những năm 1870 - 1875, người dân sống tại địa hạt Hà Giang thường bị đội quân cờ vàng của Hoàng Sùng Anh kéo đến cướp bóc. Bất bình trước hành động đó nên bà con các dân tộc đã lập ra đội quân cờ trắng để chống trả đội quân cờ vàng.
Năm 1875, quân cờ vàng của Hoàng Sùng Anh bị thua phải chạy lên núi Cấm cố thủ. Sau một thời gian, lương thực cạn kiệt dần, xung quanh núi Cấm lại bị quân cờ trắng bao vây, biết không thể thoát, cả đội quân cờ vàng đành nhảy xuống hang sâu trên núi tự tử.
Khi những người trong đội quân cờ vàng chết, người nhân địa phương đã xây dựng một ngôi miếu nhỏ nhằm cầu nguyện cho những linh hồn của đội quân cờ vàng được siêu thoát.
|
Thành phố Hà Giang nhìn từ trên núi Cấm. Ảnh: baohagiang. |
Kể từ đó, núi Cấm trở thành nơi linh thiêng huyền bí. Sau này, khi ngôi miếu không còn nữa, người dân địa phương đã đưa đồ tế tự về thờ tại Cấm Sơn linh từ (đền núi Cấm, nay là đền Mẫu).
Muốn lên núi Cấm chỉ có một con đường duy nhất, trên đỉnh núi có một hang sâu thẳm, thẳng đứng như một cái giếng trời. Chính vì địa thế hiểm trở này mà thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam đã chọn nơi đây làm chốt canh giữ chính.
Hiện nay, trên đỉnh núi Cấm vẫn còn vết tích của những hang đá sâu, hệ thống hầm hào, lô cốt của Pháp.
Theo kết cấu địa chất, núi Cấm được chia thành 2 vùng riêng biệt. Phía từ đỉnh núi chạy dài theo dốc Mã Tim chủ yếu là núi đá vôi tai mèo với địa hình hiểm trở, hang sâu vách đá dựng đứng. Từ trên đỉnh núi trải dài về phía sông Lô là rừng núi đất, sườn núi vách dốc trải dài suốt từ đường 19/5 đến Quảng trường 26/3. Dưới chân núi là những dãy phố dân cư đông đúc, sầm uất.
Nằm ngay giữa trung tâm thành phố nên núi Cấm là địa điểm lý tưởng để ngắm toàn cảnh thành phố Hà Giang từ trên cao.
Muốn lên núi Cấm, du khách có thể đi xe máy, ô tô từ dưới chân núi (cầu Yên Biên 2), đến lưng chừng núi, du khách sẽ phải bỏ lại xe để leo bộ lên đỉnh núi Cấm theo con đường bậc thang đổ bê tông ngoằn nghèo cạnh sườn núi, luồn lách qua những kẽ đá tai mèo dựng đứng, bên bờ vực sâu thăm thẳm với những dây song mây rậm rạp.
Khi lên đỉnh núi Cấm, du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Hà Giang thơ mộng.