Loài malabarica
Bauhinia malabaricaTên khoa học
Bauhinia malabarica
Tên Tiếng Việt
Chân trâu, Móng bò tai voi
Tác giả
Roxb. - Roxburgh, William ( 1759 - 1815 ) PS, Anh ở Ấn Độ
Công dụng
Trị ghẻ, lỵ, sốt kèm theo đau đầu, cầm máu
Phân bố
Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippin, Inđônêxia, Việt Nam ( Quảng Trị, Đắc Lắc, Khánh Hòa đến Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh )
Bauhinia malabarica Roxb. - Chân trâu, Móng bò tai voi.
Cây gỗ cùng gốc cao tới 15 m. Lá có cuống dài 2 - 4 cm; phiến xoan đến tròn, chia đôi đến 1/6 - 1/3, có gốc rộng, đường kính 4 - 8 cm, cụt hay hình tim ở gốc, tròn rộng ở đầu các thùy, màu lục lờ hay mốc bạc ở mặt dưới; gân 9 - 11 .
Cụm hoa thành chùm ngắn, đơn hay phân nhánh, dài tới 5 cm. Hoa có cuống dạng sợi 1- 2 cm; nụ hoa hình chùy, 6 - 10mm, (các nụ cái lớn hơn các nụ đực); đài chia làm 2 - 3 (5) thùy; cánh hoa trắng, thuôn, cỡ 10mm có móng ngắn. Hoa đực có 10 nhị; hoa cái có 10 nhị lép; bầu có cuống, dài 5 - 6 mm, có lông mềm rậm. Quả không mở hay mở chậm, dẹp, có mũi dài thẳng, cỡ 20 - 25 x 1 - 1,5cm, không lông; hạt 10 - 30, thuôn, đường kính 7mm.

Bauhinia malabarica Roxb.
1. Ngọn cành mang hoa; 2. Quả.
Loài của Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Philippin và Inđônêxia. Ở Việt Nam, có gặp từ Quảng Trị, Đắc Lắc, Khánh Hòa đến Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh.
Thường gặp trong các rừng rụng lá gió mùa khô, ở cao độ thấp. Ít khi thấy trong rừng rậm ẩm thường xanh. Mùa hoa tháng 5 - 6, quả chín và rụng tháng 2 - 3 hằng năm.
Lá còn non có vị chua có thể dùng làm rau gia vị, hoặc ăn sống trộn dầu giấm, hoặc nấu chín như các loại rau khác. Ở Campuchia, người ta dùng lá để trị bệnh ghẻ. Thịt quả rơi xuống đất sau mùa khô, thường được các thú rừng tìm đến để ăn, có tác dụng đối với bệnh đường ruột của chúng. Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này.
Ở Philippin, các hoa non thường được dùng hãm ( 10g - 20g hoa trong nửa lít nước sôi ) lấy nước uống trong để trị lỵ cũng như nước sắc vỏ cây; lá được dùng đắp vào đầu khi bị sốt kèm theo đau đầu.
Ở Inđônêxia ( Timor ), vỏ dùng giã nát làm bột cầm máu vết thương.
Argyreia malabaricaTên khoa học
Bauhinia malabarica
Tên Tiếng Việt
Chân trâu, Móng bò tai voi
Tác giả
Roxb. - Roxburgh, William ( 1759 - 1815 ) PS, Anh ở Ấn Độ
Công dụng
Trị ghẻ, lỵ, sốt kèm theo đau đầu, cầm máu
Phân bố
Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippin, Inđônêxia, Việt Nam ( Quảng Trị, Đắc Lắc, Khánh Hòa đến Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh )
Tên khoa học
Argyreia malabarica
Tên Tiếng Việt
Bạc thau Malabar, Thảo bạc Malabar
Tác giả
Choisy - Choisy, Jacques Denis (1799 - 1859) MS, Thuỵ Sĩ
Công dụng
Rễ cây tẩy nhẹ, Lá dùng đắp làm mưng mủ mụn nhọt
Phân bố
Ấn Độ, Việt Nam ( Kom Tum )
Argyreia malabarica Choisy - Bạc thau Malabar, Thảo bạc Malabar.
Cây thảo mọc đứng, không lông. Lá mọc so le; phiến lá hình tim, to 8 x 7cm, đầu nhọn, gốc lõm không sâu; mặt trên không lông, mặt dưới có lông nâu ở gân; gân bên 10 đôi; cuống lá dài từ 3 - 3,5cm.
Cụm hoa cao 10cm, có lông mịn; lá bắc hình sợi dài 1mm; tràng cao 1,5cm, rộng 1,5cm, có ít lông ở mặt ngoài; nhị 5; bầu không lông.

Argyreia malabarica Choisy
1. Lá và cụm hoa; 2. Hoa.
Loài của Việt Nam và Ấn Độ. Ở Việt Nam mới biết có ở Kom Tum.
Cây mọc ở rừng.
Ra hoa vào tháng 3.
Ở Ấn Độ, rễ và lá cũng được sử dụng; rễ cây tẩy nhẹ; lá dùng đắp làm mưng mủ mụn nhọt.