Huyện Phước Long
Phước Long - Bình PhướcĐịa chỉ hiện nay
Phước Long - Bình Phước
Vị trí
Huyện của tỉnh Bình Phước. Đông, giáp huyện Bù Đăng và Đắk Nông. Tây, giáp huyện Bù Đốp, Lộc Ninh, Bình Long và Campuchia. Bắc và Tây, giáp Campuchia. Đông Nam, giáp huyện Bù Đốp. Đông Bắc, giáp huyện Phước Long. Nam, giáp Campuchia. Bắc, giáp huyện Đồng Phú.
Thông tin sơ lược
Diện tích: 1858,9 km2
Dân số: 155.500 người
Mật độ: 84 người/km2
Huyện lỵ: hai thị trấn Phước Bình và Thác Mơ
Bao gồm hai thị trấn Phước Bình, Thác Mơ và 16 xã: Bù Gia Mập, Đắk Ơ, Phú Nghĩa, Đức Hạnh, Đa Kia, Sơn Giang, Bình Thắng, Long Bình, Bình Phước, Phước Tín, Phú Riềng, Phú Trung, Long Tân, Bù Nho, Long Hà, Long Hưng.
Lịch sử
Ngày 11/3/1977, theo Quyết Định 55/CP, huyện Phước Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 huyện Bù Đốp, Phước Bình và Bù Đăng, thuộc tỉnh Sông Bé. Năm 1987, huyện Lộc Ninh được thành lập, trên cơ sở tách một số xã của hai huyện Phước Long và Bình Long. Năm 1988, xã Phú Riềng huyện Đồng Phú, được nhập vào huyện Phước Long. Năm 1996, huyện Phước Long, thuộc tỉnh Bình Phước đến nay.
Đến Phước Long, quý khách có thể chinh phục đỉnh Bà Rá (723m) và ghé thăm Thác Mơ, Vườn quốc gia Bù Gia Mập…
tỉnh Bạc LiêuĐịa chỉ hiện nay
Phước Long - Bình Phước
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Bạc Liêu
Dân số
117.682 người (01-04-2009)
Huyện của tỉnh Bạc Liêu; Bắc giáp huyện Hồng Dân; Nam giáp huyện Giá Rai; Tây giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau; Đông giáp huyện Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng, huyện Vĩnh Lợi, huyện Hoà Bình cùng tỉnh. Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Phước Long và 7 xã là: Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Phước Long, Hưng Phú, Vĩnh Thanh.
Huyện có 4 khu du lịch sinh thái (vườn) tổng diện tích 9 ha, trong đó: thị trấn Phước Long 1 vườn, 2 ha (ấp Long Hoà); xã Vĩnh Phú Tây 2 vườn, 04 ha (ấp Bình Hổ) và xã phong Thanh Nam 1 vườn, 03 ha (ấp 8B) có các loài chim sinh sống chủ yếu là: Cò, Vạc, Diệt, Còng cọc và Cò quắm.
Quận Phước Long được thành lập từ ngày 20-05-1920, thuộc tỉnh Rạch Giá, gồm có hai tổng: Thanh Bình và Thanh Yên với tổng cộng 14 làng. Quận lỵ đặt tại làng Phước Long. Ngày 24-05-1955, quận thuộc tỉnh Sóc Trăng, sau đó hợp với quận An Biên, quận Thới Bình thành đặc khu An Phước.
Sau năm 1956, giải thể đặc khu An Phước, tái lập quận Phước Long, thuộc tỉnh Ba Xuyên. Ngày 24-12-1961, quận thuộc tỉnh Chương Thiện. Ngày 08-09-1964, quận thuộc tỉnh Bạc Liêu. Sau 30-04-1975, huyện Phước Long bị giải thể, nhập vào huyện Hồng Dân, thuộc tỉnh Minh Hải. Ngày 29-12-1978, Hội đồng chính phủ ra Quyết định số 326-CP, thành lập huyện Phước Long, thuộc tỉnh Minh Hải. Theo đó, Huyện Phước Long (mới thành lập) có 19 xã, 1 thị trấn huyện lỵ (Trong Quyết định không ghi rõ tên các xã). Phía Bắc giáp xã Ninh Thạnh Lợi, xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân); phía Đông giáp xã Vĩnh Hưng, xã Vinh Mỹ B (huyện Vĩnh Lợi); phía Tây giáp xã Tân Phú (huyện Thới Bình); phía Nam giáp xã Phong Thạnh và xã Phong Thạnh Đông (huyện Giá Rai).
Ngày 17-05-1984, Hội động Bộ trưởng ra nghị định số 75-HĐBT, hợp nhất huyện Phước Long và huyện Hồng Dân, lấy tên là huyện Hồng Dân. Ngày 06-11-1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, ra Nghị quyết chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Huyện Hồng Dân thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngày 25-09-2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Dân để thành lập huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, thành lập huyện Phước Long trên cơ sở 40.482 ha diện tích tự nhiên và 101.322 nhân khẩu của huyện Hồng Dân. Huyện Phước Long gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Phong Thạnh Nam, Phước Long, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông, Hưng Phú và thị trấn Phước Long.
Ngày 24-12-2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP, về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, chia xã Phong Thạnh Nam thuộc huyện Phước Long thành xã Phong Thạnh Tây A và xã Phong Thạnh Tây B. Huyện Phước Long chính thức có 8 đơn vị hành chánh trực thuộc như ngày nay.
Phước Long là huyện chuyên sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Năm 2001, diện tích trồng lúa của huyện là 16.500 ha, sản lượng đạt 161.300 tấn; trồng màu được 576 ha (riêng dưa hấu 274 ha); cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái, cây công nghiệp và cây lâu năm được trên 6.000 ha; chăn nuôi được 608.080 gia súc, gia cầm chủ yếu là heo, gà, vịt và trâu bò. Vụ lúa đông xuân năm 2008, nông dân Phước Long bội thu cả về sản lượng và giá bán, nhiều cánh đồng đạt năng suất từ 8 tấn/ha trở lên.
Năm 2001, diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 13.880 ha, sản lượng đạt 2.209,1 tấn, trong đó tôm 1.709,1 tấn, cá 500 tấn. Năm 2008, toàn huyện Phước Long có 1.595 ha nuôi tôm càng xanh trên đất lúa, phần lớn cho hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, năm 2009, diện tích nuôi tôm càng xanh toàn huyện đã tăng lên 5.000 ha, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn tôm giống. Để có nguồn tôm càng xanh giống cung ứng cho các hộ nuôi, các thương lái ở Bạc Liêu đã nhập tôm giống từ Trung Quốc về bán. Loại tôm giống này nguồn gốc không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo, con tôm dễ chết. Nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh điêu đứng.
Năm 2001, toàn huyện có 2.244 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút 5.556 lao động, giá trị sản xuất đạt 93 tỷ đồng. Định hướng phát triển kinh tế của huyện là phát triển các mô hình sản xuất kết hợp đa cây, đa con như: lúa - tôm, lúa - màu, lúa - cá, tôm - cá; mở rộng các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Điều kiện tự nhiên của một số xã của huyện Phước Long mang cả 2 đặc tính sinh thái lợ và ngọt, là điệu kiện thuận lợi để nghề nuôi cá phát triển mạnh, có năm diện tích thả nuôi lên đến vài trăm ha. Cá thát lát còm đã được nông dân huyện Phước Long đưa vào nuôi từ năm 2006. Trong năm này, cá thát lát còm thả nuôi với số lượng nhiều, nhưng số hộ có lãi thì lại ít. Theo thống kê, trong số 18 hộ thả nuôi chỉ có 2 hộ lãi từ 8 - 9 triệu đồng, còn 16 hộ bị lỗ từ 2 - 6 triệu đồng. Năm 2007, 2008 phong trào nuôi cá thác lác còm tạm lắng xuống. Đầu năm 2009, phong trào nuôi loại cá này bắt đầu sôi động trở lại do giá cá thương phẩm có sức hấp dẫn. Nông dân không những nuôi cá thâm canh trong ao vườn mà còn nuôi thâm canh trên ruộng lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá được nuôi trong ruộng lúa sẽ ăn phần lớn sâu hại, làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giúp ruộng lúa cho năng suất cao. Hơn nữa, cá nuôi trong ruộng lúa lớn nhanh, chi phí đầu tư giảm, người nông dân có lợi nhiều mặt. Mô hình này có lợi thế là tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên như phiêu sinh vật, cá, tép, ốc nhỏ, sinh vật đáy, các phụ phẩm nông nghiệp... nhằm giảm chi phí thức ăn, giảm giá thành, cá lớn nhanh, hiệu quả kinh tế hơn.
Gần đây, phong trào nuôi cá sấu phát triển khá mạnh ở huyện Phước Long. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, năm 2009, số lượng cá sấu tăng khoảng 10.000 con so với năm 2008. Dự kiến, con số này sẽ tiếp tục tăng, khi ngày càng có nhiều hộ phá chuồng nuôi heo để làm chuồng cá sấu. Tuy nhiên, hiện nay cá sấu vẫn chưa có đầu ra ổn định vì Bạc Liêu chưa xây dựng được các trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn CITES (công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp). Do đó, việc xuất bán cá sấu chủ yếu qua đường tiểu ngạch, phụ thuộc hoàn toàn về giá và thị trường tiêu thụ. Điều này không mang lại triển vọng lâu dài cho con cá sấu của huyện Phước Long.