Huyện Hàm Thuận Bắc
Vị trí
Hàm Thuận Bắc, là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận. Đông, giáp huyện Bắc Bình và TP Phan Thiết. Tây, giáp huyện Hàm Thuận Nam và huyện Tánh Linh. Nam, giáp TP Phan Thiết và huyện Hàm Thuận Nam và Bắc, giáp Lâm Đồng.
Thông tin sơ lược
Diện tích: 1.282,5 km2
Dân số: 147.600 người (năm 2004)
Mật độ dân số:115 người/km2
Huyện lị: thị trấn Ma Lâm
Bao gồm thị trấn Ma Lâm , thị trấn Phú Long và 16 xã: Hồng Liêm, Thuận Hoà, Đông Tiến, Hàm Trí, Hồng Sơn, Hàm Phú, Hàm Đức, La Dạ, Đa Mi, Đông Giang, Thuận Minh, Hàm Chính, Hàm Thắng, Hàm Nhơn, Hàm Liêm, Hàm Hiệp.
Tiềm năng
Hàm Thuận Bắc, là một trong những cửa ngõ thông thương giữa khu vực “tăng trưởng nóng” Đông Nam Bộ, với khu kinh tế Tây Nguyên. Tài nguyên thiên nhiên: đa dạng và phong phú được phân bố trên nhiều địa hình khác nhau, thích hợp phát triển nông lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển của ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Rừng: chiếm 62185ha, rừng tự nhiên 58500 ha trữ lớn gỗ lớn với nhiều chủng loại.
Khoáng sản: đá xây dựng, đá ốp lát, cát thuỷ tinh, chủ yếu là đá Grannite và Riolte tập trung ở Hàm Đức, Hồng Liêm và Hàm Trí. Đặc biệt, cát thuỷ tinh cho trữ lượng lớn và chất lượng cao.
Sông ngòi: do đặc điểm địa hình, địa lý, Hàm Thuận Bắc có hệ thống sông ngòi với lưu lượng khá lớn. Sông ngòi ở đây, ngoài tiềm năng khai thác nuôi trồng thuỷ sản, còn là một tiềm năng du lịch dịch vụ cần được đầu tư và khai thác.
Cơ sở vật chất hạ tầng: nhiều kết cấu hạ tầng, được đầu tư xây dựng, nhằm phục vụ dân sinh, kinh tế. Hệ thống giao thông đường liên tỉnh, huyện được nâng cấp, mở rộng rất thuận tiện cho việc lưu thông.
Du lịch: rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Nơi đây, có thác rừng Đa Mi, hồ thuỷ lợi Sông Quao với khí hậu mát mẻ, trong lành, giao thông thuận lợi là tiềm năng du lịch lớn cần khai thác xây dựng thành các khu vui chơi giải trí,....