Huyện Bảo Lâm
Bảo Lâm - Lâm ĐồngĐịa chỉ hiện nay
Bảo Lâm - Lâm Đồng
Vị trí
Bảo Lâm là tên huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng. Bắc ngăn cách với tỉnh Đắk Nông bởi sông Đa Dâng (thượng nguồn của sông Đồng Nai). Nam giáp huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai và thành phố Bảo Lộc. Tây giáp huyện Cát Tiên. Đông giáp huyện Di Linh.
Thông tin sơ lược
Diện tích: 1.456,1 km2
Dân số: 9.600 người (2004)
Mật độ: 66 người/km2
Huyện lỵ: thị trấn Lộc Thắng
Bao gồm: thị trấn Lộc Thắng và 13 xã là: Lộc Bảo, Lộc Bắc, Lộc Lâm, Lộc Phú, B’Lá, Lộc Tân, Lộc Quang, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam.
Huyện Bảo Lâm nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh, được thành lập năm 1994, trên cơ sở tách ra từ huyện Bảo Lộc cũ.
Điều kiện tự nhiên
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 900m so với mặt biển. Trên địa bàn huyện có một số đỉnh núi cao như: đỉnh Tiou Hoan 1.444m, B’Nom Quanh 1.131m, B’Nom R’La 1.271m. Đây là nguồn của nhiều dòng suối lớn và sông La Ngà. Ở phía bắc huyện cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đa Dâng.
Lượng mưa hàng năm rất lớn, bình quân 2.000-2.500mm. Vì vậy huyện Bảo Lâm có tiềm năng dồi dào về thuỷ lợi và thuỷ điện. Bước đầu huyện đã xây dựng được hồ chứa nước Tân Rai ở Lộc Thắng và cụm công trình thuỷ điện phục vụ cho đồng bào dân tộc ở xã Lộc Lâm. Mùa khô ở vùng Bảo Lâm do độ ẩm không khí cao và hầu như tháng nào trong mùa này cũng có ít nhất một cơn mưa. Vì vậy, các loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao.
Kinh tế - xã hội
Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, đặc biệt là người Mạ và người Cơ Ho. Họ đã có quá trình sinh sống ở đây từ rất lâu đời. Di chỉ khảo cổ học là hai bộ đàn đá được phát hiện tại xã Lộc Bắc có niên đại cách đây trên 2.000 năm đã cho thấy sự phát triển về lĩnh vực văn hóa của cư dân bản địa Bảo Lâm. Hiện nay, họ vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá độc đáo.
Đầu thế kỷ XX, khi người Pháp cho xây dựng tuyến quốc lộ 20 đi ngang qua địa bàn huyện và mở ra các đồn điền trồng cà phê, chè, thì một làn sóng di dân từ miền Bắc tràn vào, bắt đầu quá trình khai hoang, mở đất. Cùng với sự hình thành, phát triển của cộng đồng dân cư, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện cũng rất đa dạng, phong phú.
Với những điều kiện thiên nhiên vốn có, Bảo Lâm có thế mạnh phát triển nông lâm nghiệp. Huyện là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của tỉnh, cây trồng chính là chè, cà phê, dâu tằm và một số loại cây ăn quả khác. Trong đó, diện tích chè có 8.920ha, cà phê 15.841ha, dâu tằm 200ha, cây ăn quả 250ha. Diện tích đất lâm nghiệp là 91.462ha.
Hệ thống đường giao thông nội bộ những năm gần đây phát triển khá nhanh. Đường ô tô đã đến tất cả các xã trong huyện, toàn huyện có 40km đường nhựa. Tgrên địa bàn huyện có quốc lộ 20 và quốc lộ 55 đi qua.
Nằm trong tuyến điểm du lịch phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, bao gồm thị xã Bảo Lộc và những vùng phụ cận, huyện Bảo Lâm có cơ hội thu hút du khách và đầu tư phát triển du lịch. Thác nước Bảy Tầng ở Lộc Thành và hệ thống thác nước ở Lộc Bắc là những thắng cảnh đẹp, hùng vĩ.
Bảo Lâm - Cao BằngĐịa chỉ hiện nay
Bảo Lâm - Lâm Đồng
Địa chỉ hiện nay
Bảo Lâm - Cao Bằng
Huyện của tỉnh Cao Bằng. Đông giáp huyện Bảo Lạc. Tây giáp tỉnh Hà Giang. Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Bắc giáp Trung Quốc.
Diện tích: 902,5km2
Dân số: 44.300 người (2004)
Mật độ dân số: 49 người/km2
Bao gồm thị trấn Bảo Lâm và 10 xã: Đức Hạnh, Lý Bôn, Nam Quang, Tân Việt, Quảng Lâm, Vĩnh Quang, Vĩnh Phong, Mông Ân, Thái Học và Yên Thổ.
Là huyện được thành lập ngày 25 tháng 9 năm 2000. Huyện có tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.