<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Vườn quốc gia Tam Đảo

Vị trí

Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo, có toạ độ địa lý từ 21o21’- 21o42 vĩ Bắc và từ 105o23’ - 105o44kinh Đông, trải dài trên địa bàn các huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc, Đại Từtỉnh Thái NguyênSơn Dươngtỉnh Tuyên Quang.

Lịch sử hình thành

Vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập từ năm 1996, theo Quyết định số 136/TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 06/03/1996, về việc phê duyệt “ Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo” và quyết định số 601 NN- TCCB/QĐ của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 15/05/1996, về việc thành lập VQG Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT.

Quy mô

Hiện nay VQG Tam Đảo có diện tích 34.995 ha. Trong đó có 26.163 ha rừng - chủ yếu là rừng tự  nhiên mưa ẩm thường xanh, độ che phủ chiếm trên 70 % tổng diện tích toàn vườn.

Giá trị sinh học

Động vật đặc hữu nổi tiếng ở vườn này là cá cóc Tam Đảo. Vườn quốc gia có 8 loại rừng và thực bì khác nhau. Hiện nay, ở vườn quốc gia có khoảng 2.000 loài thực vật, 8.400 loài động vật, trong số đó có 39 loài động vật đặc hữu và nhiều loại thuộc chủng quý hiếm khác. Đặc biệt có những loài chỉ có ở vườn quốc gia Tam Đảo như rắn sãi angen có tên khoa học Amphiesma angeli, rắn dáo thái dương-boiga multitempolaris, cá cóc Tam Ðảo-paramerotriton deloustali và 8 loài côn trùng. Ở Vườn quốc gia Tam đảo còn có 6 loài đặc hữu của Việt Nam, trong đó có 5 loài chim và 1 loài ếch nhái.

Hiện nay, vườn quốc gia Tam Ðảo có 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽ nguy cấp và 13 loài hiếm có đang bị đe dọa, nếu không có biện pháp bảo vệ thích hợp sẽ làm mất đi nguồn gen quý hiếm của Việt Nam và thế giới.

Giá trị du lịch

Tam Đảo được biết đến với các địa danh Thác Bạc, Đền mẫu Bà chúa Thượng Ngàn, cầu Đái Tuyết, Am Gió Thang Mây; leo trên 1.000 bậc là tới cột phát sóng truyền hình có độ cao 1.200m hoặc chinh phục đỉnh Rùng Rình với rừng nguyên sinh đại ngàn trùng điệp.


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt