<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Thành phố Vũng Tàu

Vị trí

Thành phố Vũng Tàu, tỉnh lỵ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120km, là một thành phố biển đẹp nằm ở phía Nam của tỉnh. Bắc giáp thị xã Bà Rịa. Tây Bắc giáp huyện Tân Thành. Đông Bắc giáp huyện Long Điền. Ba mặt phía Đông - Nam - Tây đều giáp biển.

Thông tin sơ lược

Diện tích : 140,12km2

Dân số: 211.200 người  (2004)

Mật độ: 1.507 người/km2

Bao gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc là: phường 1-12, Rạch Dừa, Thắng Nhất, Nguyễn An Ninh, Thắng Tam và xã đảo Long Sơn

Lịch sử

Xưa đất này có tên là Tam Thắng, tức chỉ ba làng: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam được lập ra đầu tiên ở đây. Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn ( tức Tam Thuyền ). Ba chiếc thuyền này do 3 ông Phạm Đăng Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền chỉ huy đã có công đánh đuổi bọn cướp biển, bảo vệ dâng làng. Năm 1822, vua Minh Mạng ban thư­ởng phẩm hàm và cấp đất cho họ khai khẩn lập làng làm ăn sinh sống.

Trong bản đồ dinh Trấn Biên lập vào thế kỷ XVII của các chúa Nguyễn, Vũng Tàu lúc ấy có tên là Thuyền Áo. Có lẽ vì do vị trí nằm án ngữ ở cửa biển, che chở cho tàu thuyền neo đậu an toàn trong vịnh Gành Rái. Còn nếu gọi theo từ Thuần Việt thì đó là Vũng Tàu.

Phố phường Vũng Tàu - Ảnh: Hoàng Chí Hùng - Bùi Ngọc Tuấn

Đầu thế kỷ XVI trên bản đồ thế giới, Vũng Tàu có tên là: Cinco Chagas Veirdareiras (năm vết th­ương của chúa cứu thế ), sở dĩ họ gọi như­ vậy vì nơi đây có năm ngọn núi là núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa, núi Dinh, núi Thị Vải ngư­ời đi biển dễ nhận thấy từ ngoài xa, biểu t­ượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Các bản đồ hàng hải của người Bồ Đào Nha đều ghi Vũng Tàu là Cinco Chagas Veirdareiras. Nh­ưng khi cuốn hải tŕnh nổi tiếng "Biển Phư­ơng Đông" (La Neptune Oriental) của một nhà hàng hải Pháp ra đời thì nó lại có tên là Cap Saint Jacques, có ng­ười giải thích đó là do cách đọc của các thuỷ thủ Châu Âu nên Cinco Chagas trở thành Silkei Chagas và cuối cùng là Saint Jacques. Thời Pháp thuộc Vũng Tàu có một cái tên khác theo tiếng Pháp Au Cap (Mũi Đất) phiên âm sang tiếng Việt là Ô Cấp.

Về đơn vị hành chánh, thời Phong Kiến, Vũng Tàu thuộc huyện Phước Long, dinh Trấn Biên. Sau đó thuộc huyện Phước An, trấn Biên Hoà. Sau lại đổi thành tỉnh Biên Hoà. Ngày 2/9/1859, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Vũng Tàu, chiếm đồn Phước Thắng của quân đội nhà Nguyễn đồn trú nơi đây. Từ đó Vũng Tàu sống dưới chế độ thực dân. Vịnh Hàng Dừa nay là Bãi Trước là nơi ghi lại những bước chân đầu tiên của thực dân xâm lược Pháp. Năm 1862, Vũng Tàu là nơi tập kết và dự trữ hậu cần phục vụ cho đội quân viễn chinh Pháp xâm lược lục tỉnh Nam Kỳ. Ngày 1/5/1895, chính quyền thuộc địa ban hành nghị định chính thức thành lập thành phố Vũng Tàu dưới quyền cai trị hành chính của tên Emest Outrey, cho đến nay thành phố đã tồn tại trên 100 năm. Thời Việt Nam Cộng Hoà, thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ 1954-1975 Vũng Tàu tiếp tục được củng cố và phát triển ngày càng đáp ứng nhu cầu của một thành phố du lịch và nghỉ mát hiện đại. Nhiều cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ, phục vụ cho việc ăn chơi, giải trí của các cố vấn Mỹ và các quan chức chính quyền Sài Gòn được khẩn trương hoàn thiện, khiến cho bộ mặt thành phố ngày một hoa lệ.  Sau giải phóng lại tách về thuộc tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, TP Vũng Tàu hợp với huyện Côn Đảo thành đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Năm 1991, trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu như ngày nay.

Tiềm năng

So với các huyện thị khác trong tỉnh, thành phố Vũng Tàu có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, thuỷ sản, và công nghiệp dầu khí.

Trung tâm du lịch

Thành phố Vũng Tàu là một thành phố du lịch nổi tiếng ở miền Đông Nam Bộ. Cảnh quan thiên nhiên tươi đệp với núi, biển, đảo và nhiều di tích văn hoá lịch sử. Hạ tầng cơ sở tốt, lại nằm không quá xa thành phố Hồ Chí Minh nên thường xuyên thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Vũng Tàu - Bãi Trước - Ảnh: Hoàng Chí Hùng - Bùi Ngọc Tuấn

Thắng cảnh

Núi Tương Kỳ

Núi Tao Phùng

Bãi biển Thuỳ Vân

Bãi biển Tầm Dương

Bãi biển Vọng Nguyệt

Bãi biển Lãng Du

Bãi biển Vũng Mây

Mũi Nghinh Phong

Đảo Hòn Bà

Vịnh Hàng Dừa - Bãi Trước - Ảnh: Hoàng Chí Hùng - Bùi Ngọc Tuấn

Di tích

Chùa Thích Ca Phật Đài

Tượng đài Chúa Kitô

Chùa Niết Bàn Tịnh Xá

Di tích Bạch Dinh

Đền Ông Trần

Đình Thắng Tam

Chùa Phước Lâm

Chùa Linh Sơn

Trung tâm công nghiệp dầu khí

Không chỉ có du lịch, Vũng Tàu còn được xem là trung tâm công nghiệp dầu khí lớn nhất Việt Nam. Nơi hội tụ các điều kiện vật chất kỹ thuật như:  cảng dịch vụ, kho bãi, văn phòng, các công trình phục vụ cho việc thăm dò khai thác dầu khí. Công nghiệp dầu khí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và có tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn. Hiện nay, phần lớn năng lực sản xuất của ngành dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) nằm ở TP Vũng Tàu và tuyệt đại đa số sản phẩm dầu mỏ và khí đt của Petrovietnam cũng được khai thác tại vùng biển Vũng Tàu. Liên doanh dầu khí Vietsovpetro là biểu tượng cho sự thịnh vượng của ngành dầu khí Việt Nam đồng thời cũng là biểu tượng cho tính hữu nghị Việt - Nga tại Vũng Tàu.

Bên cạnh dầu khí, Vũng Tàu là một thành phố tập trung công nghiệp lớn với khu công nghiệp Đông Xuyên  diện tích khoảng 160ha. Các loại hình công nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp này bao gồm: Dịch vụ dầu khí, dịch vụ hàng hải, sửa chữa tàu biển.

Ngành khai thác thuỷ hải sản

Bên cạnh đó ngành khai thác chế biến thuỷ hải sản cũng là một thế mạnh, sản lượng đánh bắt đạt khoảng 42.000-45.000 tấn/năm. Sản lượng chế biến hải sản nhiều nhất là hải sản đông lạnh phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Giao thông

Về giao thông vận tải, Vũng Tàu là vùng cửa ngõ quan trọng hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực, có tiềm năng lớn trong việc lưu thông hàng hóa bằng các tuyến đường bộ và đường thủy. Hệ thống cảng sông, cảng biển đã và đang tiếp tục được xây dựng. Trên sông Dinh hiện đă có 7 cảng lớn, có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải từ 5-10 ngàn tấn. Theo quy hoạch, cảng Sao Mai-Bến Đình có thể đón tàu từ 4-5 vạn tấn. Hệ thống đường giao thông nội thành dài hơn 1200 km đã được mở rộng và nâng cấp khá đồng bộ. Trong đó có nhiều tuyến đường từng được mệnh danh là con đường đẹp nhất Việt Nam.


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt