Đền có lối kiến trúc hình chữ Đinh - 丁, rộng 200m2, có 3 dãy cửa liền nhau trông ra sân. Phía ngoài sân đặt một bức tượng Trần Hưng Đạo uy nghi bằng xi măng màu vàng đen. Trong đại sảnh có nhiều hoành phi, câu đối ca ngợi tài năng, đức độ và những chiến công hiển hách của người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông cuối thế kỷ 13.
Khu trung tâm chánh điện có tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng cao 1,70m, do thợ đúc đồng Ngũ Xã đúc năm 1957. Trong đền còn thờ các vị tướng lĩnh tài ba đời Trần như: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng. Phía trái là bàn thờ đặt bài vị hai người con gái của Trần Hưng Đạo. Bên phải thờ bốn người con trai.
Trong sân đền còn có một bảo tàng nhỏ, trưng bày một số hiện vật, văn bản, bản đồ, đoạn trích bài hịch của ông
số 36 Võ Thị Sáu - quận 3 - thành phố Hồ Chí MinhĐịa chỉ hiện nay
phường 3 - thị xã Tây Ninh - Tây Ninh
Địa chỉ hiện nay
Yên Giang - Yên Hưng - Quảng Ninh
Địa chỉ hiện nay
phường 4 - quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ hiện nay
xã Hà Dương - huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá
Ngôi đền ở số 36 đường Võ Thị Sáu, phường 4, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo lớn nhất ở phía Nam. Đền được xây dựng năm 1932, trong một khuôn viên rộng lớn vốn thuộc khu đất chùa Vạn An. Đến năm 1958 được trùng tu khang trang hơn.
Tuyến xe buýt số 30: Chợ Tân Hương – Khu du lịch Suối Tiên
- Lượt về: Khu Du lịch Suối Tiên – Xa lộ Hà Nội – (Ngã 3 Lâm Viên) – Xa lộ Hà Nội – (Cầu Sài Gòn) – (Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh) – Nguyễn Hữu Cảnh – Tôn Đức Thắng - Nguyễn Du – Phạm Ngọc Thạch – Võ Thị Sáu – Cách Mạng Tháng 8 – (Ngã 4 Bảy Hiền) – Hoàng Văn Thụ - Xuân Diệu – Xuân Hồng – Trường Chinh – Trương Công Định – Ba Vân – Lũy Bán Bích – Độc Lập – Tân Hương – Bình Long – Lê Thúc Hoạch – Bến xe buýt Cư xá Nhiêu Lộc
Tuyến xe buýt số 91:
- Lượt về: Chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức - Quốc lộ 1A - Quốc lộ 13 -Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - 3/2 – Lý Thường Kiệt - Nguyễn Chí Thanh - Thuận Kiều - Châu Văn Liêm - Hải Thượng Lãn Ông - Lê Quang Sung - Phạm Đình Hổ - Hậu Giang - Kinh Dương Vương - Bến xe Miền Tây (trả khách) - Kinh Dương Vương - Chỗ đậu xe tại Bến xe Miền Tây.
Điểm tham quan kết hợp: Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, công viên Lê Văn Tám.
xã Hà Dương - huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá
Cách thị xã Bỉm Sơn 3km về phía nam, dọc theo quốc lộ 1A, đến bờ bắc cầu Tống Giang, đi theo đê sông Hoạt Giang chừng hơn một km về phía đông, sẽ tới đền thờ Trần Hưng Đạo thuộc thôn Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vùng Thổ Khối (Hà Dương, Hà Trung) và một số điểm chung quanh là nơi mà vào tháng 3/1285, để bảo toàn lực lượng cũng như tránh sự bao vây và tiến công của quân xâm lược Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đưa hai vua Trần theo đường Thần Phù - sông Hoạt Giang đến vùng Thổ Khối nương náu một cách an toàn. Sau một thời gian củng cố lực lượng, đến tháng 5/1285, Trần Hưng Đạo quyết định tiến quân ra bắc cùng với các đạo quân khác làm nên chiến thắng vang dội Hàm Tử - Chương Dương.
Sau khi Trần Hưng Đạo mất (ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý), nhà Trần cho dựng tượng, lập đền thờ phụng ở những nơi ông đã từng cầm quân dẹp giặc. Làng Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, đã lập đền thờ ông ngay bên dòng sông Hoạt để tưởng nhớ vị Anh hùng dân tộc văn, võ song toàn. Nhân dân còn tôn ông là vị thánh nước Nam.
Đền thờ Trần Hưng Đạo tại xã Hà Dương có lịch sử từ hàng trăm năm nay. Năm 1996, đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đây là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ nhiều di vật, hiện vật cổ có giá trị.
Đền thờ Trần Hưng Đạo toạ lạc trên một khu đất ven bờ sông. Trải qua thời gian cho đến nay đền vẫn còn khá nguyên vẹn. Toàn bộ ngôi đền được kiến trúc từ thời Nguyễn. Theo tấm bia đá còn lại được biết, ngôi đền đã được trùng tu hoàn chỉnh vào năm Tự Đức thứ 3 (1850).
Ngày nay, đền thờ Trần Hưng Đạo ở Thổ Khối vẫn là nơi thu hút đông đảo khách thập phương về đây cầu cúng dâng hương trong các dịp lễ tết... Kiến trúc đền làm theo kiểu vòm cuốn, hình dáng bên ngoài rất cổ kính, ở gian giữa là tiền đường, trên phần nóc có tầng mái thứ hai kiểu cong cong, đỉnh mái trang trí hổ phù, còn trên bờ nóc của chính tâm trang trí lưỡng long chầu nguyệt.
Vùng Hà Trung, Nga Sơn và một số huyện khác đều coi đền Đức Thánh Trần ở Thổ Khối là đền thờ chính ở xứ Thanh. Vì vậy hằng năm đến ngày giỗ Trần Hưng Đạo, nhân dân xa, gần đã về đây rất đông để hương khói.
Đặc biệt Lễ khai ấn, phát ấn đền Trần đầu năm ở xã Hà Dương được tổ chức vào đêm 14 tháng Giêng âm lịch theo nghi lễ truyền thống còn là nét đẹp văn hóa của nhân dân địa phương. Ấn chỉ của ngài được xem như là bùa hộ mệnh giúp mọi người, mọi nhà bình an, làm ăn phát đạt, thịnh vượng, may mắn trong cuộc sống.
Trước khi diễn ra hoạt động khai ấn, phát ấn đền Trần, du khách được thưởng thức màn tế lễ ca ngợi công đức của Trần Hưng Đạo, cầu cho quốc thái dân an, hạnh phúc đến với mọi nhà, mọi người; cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Người dân trong xã, du khách thập phương đến với lễ khai ấn đền Trần xin được một lá ấn như chút lộc đầu xuân và cầu nguyện một năm mới hạnh phúc, an khang.