<
Trang chủ » Tri Thức Việt
Từ khóa Toàn văn
Thành phố Quy Nhơn

Vị trí

Thành phố đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Định. Đông giáp biển Đông. Tây giáp huyện Vân Canh. Nam giáp tỉnh Phú Yên. Bắc giáp huyện Phù Cát. Thành phố Quy Nhơn nằm trong tọa độ 13036 - 13054 vĩ Bắc, 109006 - 109022 kinh Đông.

Thông tin sơ lược

Diện tích: 216,4 km2

Dân số: 255.100 người (2005)

Mật độ dân số: 1.156 người/ km2

Bao gồm 15 phường: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Thị Nại, Quang Trung, Ghềnh Ráng, Ngô Mây, Nguyễn Văn Cừ, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Lý Thường Kiệt, Trần Phú, Lê Lợi, Hải Cảng, Nhơn Bình, Nhơn Phú và 6 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Châu và Phước Mỹ

Điều kiện tự nhiên

Khí hậu Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 - 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,50C.

Quy Nhơn có đặc điểm địa hình khá đa dạng và phong phú bao gồm đồi núi, rừng, biển, sông, đầm, hồ… với hệ sinh thái bao gồm: rừng nguyên sinh, hệ động vật đa loài.

Lịch sử

Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm thuộc vùng đất đàng trong xứ Thuận Quảng. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho thành lập phủ Hoài Nhơn gồm đất 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, quy tụ cư dân của nhiều vùng miền khác nhau đến đây khai phá. Đến năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đã đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn (có địa giới tương ứng với Bình Định hiện nay)

Năm 1898, vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn, đô thị tỉnh lỵ, là một trong những đô thị hoạt động thương mại với nước ngoài khá sầm uất lúc bây giờ.

Năm 1930, Toàn quyền Đông Dương Pasquier đã ra nghị định nâng cấp Quy Nhơn lên thành phố cấp 3. Quy Nhơn trở thành một trong số rất ít những đô thị thời đó hội đủ những tiêu chuẩn của một thành phố cả về phương diện hành chính lẫn kinh tế.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ngày 3/9/1945 Quy Nhơn được tổ chức theo quy chế thị xã, lấy tên là thị xã Nguyễn Huệ.

Năm 1970, Quy Nhơn có 2 quận là Nhơn Bình và Nhơn Định, còn ngoại vi xã Phước Hậu, Phước Hải, Phước Lý được nhập vào Quy Nhơn.

Sau 1975 hợp nhất hai tỉnh Bình ĐịnhQuảng Ngãi thành Nghĩa Bình, lấy  thị xã Quy Nhơn làm tỉnh lỵ. Tháng 7/1986 Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập thành phố Quy Nhơn. Năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập lấy thành phố Quy Nhơn làm tỉnh lỵ.

Kinh tế – xã hội

Quy Nhơn đang từng bước chỉnh trang đô thị, xây dựng và nâng cấp để trở thành một trong những trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và du lịch, là đô thị lớn nằm trong chuỗi đô thị của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Du lịch

Đến với thành phố Quy Nhơn du khách có thể tham quan mộ Hàn Mặc Tử, tháp Đôi, khu du lịch Nhơn Lý-Phú Hậu, đồi Ghềnh Ráng, bãi tắm Phương Mai, Hội Vân, Nhơn Hội


©2023 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt