Huyện Châu Thành
tỉnh Trà VinhĐịa chỉ hiện nay
tỉnh Trà Vinh
Dân số
147.139 người (2007)
Huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Trà Vinh; Bắc giáp thành phố Trà Vinh và huyện Càng Long; Nam giáp huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú. Tây giáp huyện Tiểu Cần; Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Châu Thành và 13 xã là: Hoà Thuận, Hoà Lợi, Phước Hảo, Hưng Mỹ, Nguyệt Hoá, Lương Hoà, Lương Hoà A, Song Lộc, Đa Lộc, Thanh Mỹ, Mỹ Chánh, Hoà Minh, Long Hoà.
Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Châu Thành cách thành phố Trà Vinh 7 km về phía Bắc dọc theo quốc lộ 54. Lợi thế của Châu Thành là nằm tiếp giáp với thành phố Trà Vinh, có các tuyến giao thông đường bộ và đường thủy quan trọng chạy qua, tạo thành mạng lưới khép kín giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội với các vùng lân cận rất thuận lợi.
Quận Châu Thành được thành lập năm 1917, thuộc tỉnh Trà Vinh, gồm có 3 tổng: Bình Phước với 9 làng, Trà Phú với 9 làng, Trà Nhiêu Thượng với 9 làng. Ngày 01-01-1928, địa giới hành chính quận Châu Thành được điều chỉnh lại, gồm có 4 tổng: Trà Nhiêu với 6 làng, Trà Phú với 4 làng, Trà Bình với 4 làng, Bình Phước với 3 làng; quận lỵ đặt tại làng Long Đức.
Ngày 06-01-1931, quận Châu Thành giao tổng Bình Phước cho quận Càng Long. Sau đó, địa giới hành chánh quận lại trở lại như cũ. Ngày 01-01-1943, quận Châu Thành sáp nhập thêm địa bàn quận Tiểu Cần và điều chỉnh lại 4 tổng là: Ngãi Thạnh với 5 làng, Trà Nhiêu với 3 làng, Trà Bình với 3 làng, Trà Phú với 4 làng.
Sau năm 1956, quận Châu Thành thuộc tỉnh Vĩnh Bình, gồm 3 tổng là: Trà Nhiêu với 3 xã, Trà Bình với 3 xã, Trà Phú với 4 xã. Từ năm 1965, các tổng đều mặc nhiên giải thể. Sau 30-04-1975, quận Châu Thành đổi tên thành huyện Châu Thành Đông, thuộc tỉnh Cửu Long. Ngày 29-09-1989, huyện lấy lại tên Châu Thành với 4 xã: Long Hoà, Hưng Mỹ, Phước Hảo, Hoà Thuận tác từ huyện Cầu Ngang và 5 xã: Đa Lộc, Thanh Mỹ, Lương Hoà, Song Lộc, Nguyệt Hoá tách từ huyện Càng Long; huyện lại đặt tại xã Đa Lộc. Ngày 27-03-1985, tách đất xã Đa Lộc lập mới xã Hoà Minh.
Ngày 26-12-1991, tỉnh Cửu Long được chia thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Trà Vinh. Ngày 29-08-1984, tách xã Đa Lộc thành lập thị trấn Châu Thành. Ngày 02-03-1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 13/1998/NĐ-CP, thành lập thêm 2 xã mới là Mỹ Chánh và Hoà Lợi.
Ngày 10-12-2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 157/2003/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới Hành chính để thành lập xã thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Càng Long và Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Theo đó, thành lập xã Lương Hoà A thuộc huyện Châu Thành trên Cơ sở 2.348,77 ha diện tích tự nhiên và 8.557 nhân khẩu của xã Lương Hoà.
Cuối năm 2004, huyện Châu Thành có thị trấn Châu Thành và 13 xã là: Hoà Thuận, Hoà Lợi, Phước Hảo, Hưng Mỹ, Nguyệt Hoá, Lương Hoà, Lương Hoà A, Song Lộc, Đa Lộc, Thanh Mỹ, Mỹ Chánh, Hoà Minh, Long Hoà.
Châu Thành có địa hình đặc thù, đó là địa hình đồng bằng ven biển với những giồng cát chạy dài. Nhìn chung, địa hình tương đối thấp và bằng phẳng. Độ cao trung bình phổ biến từ 0,4 – 1,2 m (chiếm khoảng 87% diện tích toàn huyện). Nơi có địa hình cao nhất (+5 m) là các đỉnh giồng thuộc Đa Lộc - Mỹ Chánh. Nơi có địa hình trũng (+ 0,2 m) thuộc các cánh đồng ở xã Thanh Mỹ và rãi rác ở các xã Phước Hảo, Lương Hoà, Lương Hoà A, Song Lộc, Hoà Thuận. Do sự phân cách giữa các dòng cát và hệ thống sông rạch đã tạo nên địa hình của huyện khá phức tạp và có đặc tính riêng của từng vùng. Huyện có 2 xã cù lao là Long Hoà, Hoà Minh nằm trên sông Cổ Chiên.
Huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển, có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình từ 25 - 280C; nhiệt độ cao nhất 35,80C vào tháng 4, 5; nhiệt độ thấp nhất là 18,70C vào tháng 1, 2. Tổng lượng mưa/năm đạt khoảng 1.400-1.500 mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 7,8,9 đạt 300 mm/tháng). Nhìn chung, điều kiện khí hậu của huyện Châu Thành rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung theo mùa nên thường xảy ra ngập úng cục bộ đối với một số vùng có địa hình thấp, trũng.
Trên địa bàn huyện có nhiều sông ngòi, kênh rạch lớn, chằng chịt, cung cấp tốt cho việc sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh đó, nước ngầm tần sâu khá phong phú cũng góp phần phục vụ nguồn nước sinh hoạt cho dân cư:
- Sông Cổ Chiên đi qua huyện Châu Thành dài khoảng 30 km, chia thành hai nhánh bởi cù lao Long Hoà – Hoà Minh đổ ra biển Đông qua cửa Cung Hầu. Sông rộng trung bình 1,8 – 2,1k m và rất sâu, chịu ảnh hưởng của thủy triều nên khả năng tích nước và thoát nước lớn, lưu lượng bình quân 12.000 – 19000 m3/s, hàm lượng phù sa từ 100 – 500g/m3.
- Sông Láng Thé - Ba Si: bắt nguồn từ sông Cổ Chiên chạy theo ranh giới hai huyện Càng Long và Châu Thành, chia làm hai nhánh có chiều dài 16,3 km, ảnh hưởng chủ yếu đến đất đai các xã phía Bắc của huyện.
- Sông Song Lộc: hình thành từ nhánh rẽ của sông Ba Si chảy qua địa bàn các xã Song Lộc, Lương Hoà đến kênh Thống Nhất tại xã Thanh Mỹ, tổng chiều dài khoảng 14 km.
- Sông Bãi Vàng – Vĩnh Kim: bắt đầu từ ranh giới giữa hai huyện Châu Thành và Cầu Ngang chạy theo hướng Đông – Nam dài khoảng 8 km.
Toàn huyện có 355 km kênh mương thủy lợi chính, gồm 80 km kênh cấp I và 275 km kênh cấp II, bình quân 1 ha đất canh tác có 12,62 m kênh mương thủy lợi. Do huyện nằm ven sông Cổ Chiên và cửa Cung Hầu nên chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật trìêu của biển Đông. Trong ngày nước lên xuống hai lần, mỗi tháng có 2 lần triều cường sau ngày 1 và ngày 15 âm lịch và 2 lần triều kém sau ngày 7 và 23 âm lịch (từ 2 đến 3 ngày), biên độ triều hàng ngày rất lớn, nhất là các khu vực gần cửa sông. Biên độ tắt dần khi vào nội đồng, đặc biệt vào mùa triều cường (tháng 10,12 dương lịch) đối với vùng kinh Thông Nhất qua ngọn Ô Chát chịu ảnh hưởng chung của sông Cổ Chiên và sông Hậu, biên độ triều hàng ngày nhỏ và hầu như không đáng kể vào thời kỳ triều cường nhất trong năm. Một số vùng thấp (Thanh Mỹ – Đa Lộc) có thời gian nước trên đồng không rút được, dù độ ngập không lớn. Vào mùa khô, triều cường và gió chướng đưa nước mặn xâm nhập vào nội đồng, độ mặn trung bình thay đổi từ 2,24‰ - 9,96‰ từ cuối tháng 1 đến tháng 6, tháng 4 có độ mặn cao nhất trên 18‰ (Hưng Mỹ). Các cửa sông gần biển thì độ mặn càng cao. Do dự trữ nước nội đồng và nguồn bổ sung từ trên xuống, từ sông Hậu sang nên độ mặn giảm dần khi vào nội đồng.
Đất
Theo số liệu thống kê của huyện hồi 01-2008, huyện Châu Thành có diện tích tự nhiên là 33.485,97 ha, trong đó, đất nông nghiệp là 26.110,56 ha, chiếm 79,1% diện tích tự nhiên (gồm: đất cây hàng năm 17.899,56 ha, chiếm 75,9% đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa 17.132,91; đất trồng cây lâu năm 5.676,75 ha; đất nuôi trồng thủy sản 836 ha); đất phi nông nghiệp 7.373,61 ha.
Theo kết quả khảo sát thành lập bản đồ thổ nhưỡng trước tháng 01-2000 ), đất đai của huyện chia thành 4 nhóm:
- Đất giồng cát : 1.340 ha (chiếm 3.84% diện tích đất). Phân bố ở các xã Hoà Thuận, Đa Lộc, Lương Hoà, thị trấn Châu Thành.
- Đất cát triền giồng 605 ha (chiếm 1,73% diên tích đất). Phân bố dọc theo những giồng cát trong huyện.
- Đất phù sa : 16.430 ha (chiếm 47,11% diện tích đất). Phân bố rải rác trong huyện.
- Đất phèn 10.381 ha (chiếm 29,77% diện tích đất). Chủ yếu là đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn ít ở các xã Hưng Mỹ, Thanh Mỹ, Phước Hảo; đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn trung bình tập trung ở Long Hoà – Hoà Minh.
Nhìn chung, đất đai của huyện thích hợp cho cây trồng hằng năm (đặc biệt là lúa nước – thủy sản ). Riêng đất cát giồng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất nghèo và có tầng chứa độc phèn. Hạn chế chung trong khai thác sử dụng đất là thiếu nước ngọt, nhiều vùng đất bị nhiễm mặn vào mùa khô.
Rừng
Diện tích rừng tự nhiên trong huyện năm 2007 là 42,66 ha, tập trung ở các xã Long Hoà (37,33 ha) và xã Hưng Mỹ 5,33 ha. Rừng phòng hộ ven biển trồng mới đến 2007 là 135,7 ha. Cây rừng chủ yếu là quần thể bần, mắm. Rừng được khoanh nuôi ở khu vực bãi bồi ven cửa sông nhằm bảo vệ môi trường và chống xói lở giữ ổn định cho đất.
Biển
Huyện Châu Thành có 2 xã cù lao Hoà Minh, Long Hoà nằm tiếp giáp với cửa Cung Hầu thông ra biển Đông. Đây là một trong những cửa biển lớn và quan trọng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và của tỉnh Trà Vinh nói riêng, có nguồn tài nguyên hải sản với nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao. Cùng với việc khai thác nguồn thủy sản nội đồng trong môi trường nước mặn, lợ với các sản phẩm có thế mạnh như tôm sú, cua biển, tôm càng xanh......
Năm 2007, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 483 tỷ 838 triệu đồng, giảm 2,65% so năm 2006.
- Trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng đạt 39.683,87 ha, giảm 7,09% so năm 2006. Cụ thể:
+ Cây lúa: diện tích gieo trồng đạt 35.640,17 ha, giảm 8,90% so năm 2006; năng suất bình quân 3,82 tấn/ha, giảm 0,42 tấn/ha so năm 2006; sản lượng lúa thực hiện 135.985,27 tấn, so năm 2006 giảm 18,10% tương đương 30.062,13 tấn.
+ Cây màu: diện tích gieo trồng màu 3.105 ha, (tăng 328,9 ha so năm 2006), sản lượng 64.379,2 tấn; trong đó bao gồm: màu lương thực có diện tích gieo trồng 787 ha, sản lượng 7.588,7 tấn; màu thực phẩm có diện tích gieo trồng 2.318 ha, sản lượng 56.790,5 tấn.
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: diện tích gieo trồng đạt 688,7 ha, sản lượng 28.988,72 tấn.
- Chăn nuôi: Năm 2007, tổng số lượng đàn heo của huyện là 53.842 con, đàn bò 27.136, đàn trâu 329 con, đàn dê - cừu 1.848 con, đàn gia cầm 464.477 con, đàn thỏ 1.623 con.
- Thủy sản: năm 2007, giá trị sản xuất ngành thủy sản trên địa bàn huyện đạt 314 tỷ 871 triệu đồng, tăng 30,54% so năm 2006; tổng sản lượng thực hiện 14.945,6 tấn, tăng 13,29% so năm 2006; trong đó, tôm các loại 3.089,6 tấn; tăng 26,82% so năm 2006.
+ Nuôi trồng: sản lượng thu hoạch 9.015,6 tấn, tăng 12,57% so năm 2006. Trong đó: tôm sú 1.929,6 tấn, tăng 38,11% so năm 2006; tôm càng xanh 190 tấn, tăng 30,14% so năm 2006; nghêu 58 tấn, tăng 20,83% so năm 2006; cua biển 350 tấn, tăng 68,43% so năm 2006; cá các loại đạt 6.150 tấn, tăng 4,27% so năm 2006; cá tra 338 tấn, tăng 8,33% so năm 2006.
+ Khai thác biển 3.060 tấn, tăng 16,60% so năm 2006. Khai thác nội đồng 2.870 tấn; tăng 12,14% so năm 2006.
Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt 206 tỷ 290 triệu đồng, tăng 19,13% so năm 2006. Trong năm, huyện phát triển mới 23 cơ sở. Đến cuối năm 2007, trên địa bàn huyện có 862 cơ sở hoạt động sản xuất trên các lĩnh vực chủ yếu như: may mặc, se chỉ tơ sơ dừa, đan đát, chế biến thức ăn tôm, cá... Trong năm 2007, huyện đã huy động đầu tư được 384 tỷ 571 triệu đồng vốn phát triển trên địa bàn, tăng 26,04% so năm 2006. Trong đó, vốn từ ngân sách nhà nước đạt 15 tỷ 571 triệu đồng, chiếm 4,05% tổng vốn đầu tư; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 32 tỷ đồng, chiếm 8,32% tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư của khu vực dân cư và doanh nghiệp tư nhân đạt 337 tỷ đồng chiếm 87,63% tổng vốn đầu tư.
Thương mại - Dịch vụ của huyện có bước tăng trưởng khá cao; giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ năm 2007 của huyện là 222 tỷ đồng đạt, tăng 28,18% so năm 2006. Trong năm 2007, huyện phát triển mới 157 cơ sở, nâng tổng số toàn huyện có 2.405 cơ sở hoạt động trên lĩnh vực thương mại dịch vụ.
tỉnh Tiền GiangĐịa chỉ hiện nay
tỉnh Trà Vinh
Dân số
147.139 người (2007)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Tiền Giang
Dân số
234.423 người (26-09-2009)
Huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Tiền Giang; Bắc giáp huyện Tân Phước cùng tỉnh và thành phố Tân An của tỉnh Long An; Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre; Tây giáp huyện Cai Lậy cùng tỉnh; Đông giáp huyện Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho. Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Tân Hiệp và 22 xã là: Tân Hội Đông, Tân Hương, Tân Lý Đông, Tân Lý Tây, Thân Cửu Nghĩa, Tam Hiệp, Điềm Hy, Nhị Bình, Dưỡng Điềm, Đông Hoà, Hữu Đạo, Long An, Long Hưng, Bình Trưng, Thạnh Phú, Bàn Long, Vĩnh Kim, Bình Đức, Song Thuận, Kim Sơn, Phú Phong, Long Định.
Châu Thành còn là một trong những nơi có truyền thống văn hoá lâu đời được phát huy qua nhiều thế hệ. Nơi đây đã sản sinh và thu hút nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng như: Học Lạc, Mai Bạch Ngọc, gia đình nội ngoại của giáo sư Trần Văn Khê...Khu vực Chợ Giữa - Vĩnh Kim cũng là nơi ra đời nghệ thuật cải lương Nam Bộ với những nghệ sĩ nổi tiếng. Huyện có những vườn cây trái xum xuê bên sông Tiền, có các di tích lịch sử văn hoá như: di tích gò Tân Hiệp (thị trấn Tân Hiệp), di tích Gò Gạch (xã Tân Lý Tây), di tích Gò Sao (ấp Tân Phú, xã Tân Lý Tây), di tích Rạch Gầm - Xoài Mút, Chợ Giữa - Vĩnh Kim, đình Tân Lý Tây.....Trại rắn Đồng Tâm là điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh.
Với lợi thế nằm trên quốc lộ 1A, giữa thành phố Tân An và thành phố Mỹ Tho, Châu Thành có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Huyện có mật độ dân cư cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh. Theo quy hoạch, thị trấn Tân Hiệp sẽ trở thành đô thị loại 3 vào năm 2010 và vùng đô thị trung tâm Châu Thành là thị trấn Long Định với các thị tứ bao phủ dày đặc trên toàn huyện như: Long An, Tân Hương, Vĩnh Kim, Dưỡng Điềm, Bình Đức, Song Thuận...
Vào khoảng đầu thế kỷ thứ XVII, vùng giồng cát huyện Châu Thành đã có người vào khai hoang lập nghiệp. Năm 1772, khi chúa Nguyễn lập đạo Trường Đồn thì lỵ sở của đạo được đặt tại giồng Kiến Định tức là vùng thị trấn Tân Hiệp của huyện Châu Thành ngày nay. Năm 1779, đạo Trường Đồn được nâng lên dinh, lỵ sở vẫn đặt trên vùng đất này. Mãi đến năm 1792, lỵ sở Trấn Định mới dời về thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho).
Năm 1912, Pháp lập quận Châu Thành, thuộc tỉnh Mỹ Tho, gồm 3 tổng là: Thuận Bình với 15 làng, Thuận Trị với 16 làng và Lợi Trường với 11 làng. Ngày 24-10-1925, đia gới các làng được điều chỉnh lại, tổng Thuận Bình và Thuận Trị chỉ còn 10 làng mỗi tổng. Ngày 01-01-1928, quận nhận thêm tổng Hưng Nhơn với 10 làng từ quận Bến Tranh bị giải thể; đồng thời, nhập 3 làng Kim Sơn, Phú Phong, Bàn Long của tổng Lợi Trường vào tổng Thuận Bình, các làng còn lại của tổng Lợi Trường nhập vào quận Cai Lậy.
Sau năm 1956, quận Châu Thành thuộc tỉnh Định Tường, các làng gọi là xã, quận lỵ đặt tại xã Điều Hoà. Ngày 08-11-1960, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Định. Ngày 23-05-1964, chia quận Long Định thành quận Châu Thành và Long Định. Quận Châu Thành gồm có 2 tổng, 12 xã, quận lỵ đặt tại xã Trung An. Quận Long Định gồm có 2 tổng, 14 xã, quận lỵ đặt tại Vĩnh Kim. Ngày 24-03-1969, quận Long Định, đổi tên là quận Sầm Giang theo Nghị định số 339-ND-NV của chính quyền Sài Gòn.
Sau ngày 30-04-1975, quận Châu Thành và Sầm Giang hợp nhất thành huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang, bao gồm thị trấn Tân Hiệp và 30 xã: Điềm Hy, Dưỡng Điềm, Hữu Đạo, Bàn Long, Phú Phong, Tân Hoà Đông, Mỹ Phước, Nhị Bình, Bình Trưng, Vĩnh Kim, Kim Sơn, Đông Hoà, Hưng Thạnh, Tân Lập, Long Định, Long Hưng, Song Thuận, Tam Hiệp, Phước Thạnh, Thạnh Phú, Bình Đức, Phú Mỹ, Tân Hoà Thành, Tân Lý Đông, Thân Cửu Nghĩa, Long An, Tân Hội Đông, Tân Hương, Tân Lý Tây, Thới Sơn.
Ngày 11-07-1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 68/CP, tách toàn bộ diện tích và cư dân của các xã: Tân Lập, Mỹ Phước, Hưng Thạnh, Tân Hoà Thành, Phú Mỹ, Tân Hoà Đông; một phần diện tích và dân cư các xã Tân Lý Đông, Nhị Bình tham gia thành lập huyện Tân Phước. Huyện Châu Thành còn lại diện tích tự nhiên 25.376,03 ha; nhân khẩu 243.880; gồm 24 đơn vị hành chính là các xã Phú Phong, Kim Sơn, Song Thuận, Bàn Long, Vĩnh Kim, Bình Trưng, Hữu Đạo, Đông Hoà, Long Hưng, Dưỡng Điềm, Điềm Hy, Nhị Bình, Long Định, Tam Hiệp, Phước Thạnh, Thạnh Phú, Bình Đức, Thân Cửu Nghĩa, Tân Lý Tây, Tân Lý Đông, Tân Hội Đông, Tân Hương, Long An và thị trấn Tân Hiệp.
Ngày 26-09-2009, Thủ tướng Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Sau khi điều chỉnh, huyện Châu Thành còn lại 22.991,09 ha diện tích tự nhiên và 234.423 nhân khẩu, có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Tân Hiệp và các xã: Tân Hội Đông, Tân Hương, Tân Lý Đông, Tân Lý Tây, Thân Cửu Nghĩa, Tam Hiệp, Điềm Hy, Nhị Bình, Dưỡng Điềm, Đông Hoà, Hữu Đạo, Long An, Long Hưng, Bình Trưng, Thạnh Phú, Bàn Long, Vĩnh Kim, Bình Đức, Song Thuận, Kim Sơn, Phú Phong, Long Định.
Huyện có địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây xen kẽ những giồng cát gò cao và những vùng trũng, gồm có 3 dạng chính như sau:
- Vùng cao: có độ cao từ 1,1 - 1 ,7 m, diện tích 6.756 ha, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và khu vực Đông Nam của huyện.
- Vùng trung bình: có độ cao từ 0,8 - 1,2 m, chiếm hầu hết diện tích toàn huyện (12.060 ha), phân bố chủ yếu phía Nam quốc lộ 1A.
- Vùng thấp: có độ cao từ 0,5 - 0,8 m, diện tích 6.029 ha, phân bố phía Bắc quốc lộ 1A, gồm các xã Điềm Hy, một phần Nhị Bình, Long Định, Tam Hiệp.
Đất đai được phân thành các nhóm:
- Nhóm đất phù sa phát triển trên trầm tích sông biển và trầm tích sông đầm lầy phân bố chủ yếu ở phía Nam và một phần ở phía Đông. Đây là nhóm đất có lịch sử canh tác ổn định lâu dài, nhóm đất này đã phân hoá thành nhiều loại và đã có những biến đổi sâu sắc do tập quán độc canh cây lúa và phần lớn là do đất phù sa không được bồi lắng hàng năm.
- Nhóm đất phèn: gồm phèn tiềm tàng và phèn hoạt động phát triển trên trầm tích đầm lầy biển, phân bố dọc Bắc quốc lộ 1, đường 870 và 866, đây là vùng thường bị ngập lũ, hoang hoá lâu đời nên đất có độ phì nhiêu tiềm tàng cao, giàu đạm, phần lớn tập trung ở tầng mặt. Đây cũng là vùng đất chứa phèn, lượng độc tố cao.
- Nhóm đất giồng và đất dốc tụ: là nhóm đất nhỏ, phân bố thành một hành lang hẹp nằm giữa 2 vùng trên, thường được sử dụng trồng rau màu, cây thực phẩm và đang hình thành vùng chuyên canh rau.
Sông Tiền đoạn chảy ngang huyện có nhiều dài 17, 5 km từ xã Phú Phong đến xã Bình Đức, bề rộng mặt sông thay đổi từ 400 - 1.500m, biên độ triều lớn, độ dốc bình quân 0,07%, lưu lượng lớn nhất vào khoảng tháng 8 - 9 là 16.000 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất vào tháng 4 là 270 m3/s, chất lượng nước tốt, là nguồn nước tưới cho cây trồng và sinh hoạt trong huyện thông qua hệ thống kinh rạch như rạch Gầm, rạch Xoài Mút, rạch Rau Răm, kinh Nguyễn Tấn Thành, kinh Bảo Định...Sông Vàm Cỏ Tây ảnh hưởng đến một phần diện tích thuộc khu vực Bắc quốc lộ 1A; sông được nối liền bởi kênh Nguyễn Văn Tiếp và vào sâu địa bàn huyện theo rạch Gốc, kênh Quản Thọ, kênh Chợ Bưng, kênh Nguyễn Tấn Thành. Những năm gần đây, nước biển thường xuyên dâng cao gây nhiễm mặn nhiều nơi. Huyện cũng bị ảnh hưởng của lũ sông Tiền, đặc biệt là các xã phía bắc quốc lộ 1A. Từ cuối tháng 8 hằng năm, mực nước sông Tiền bắt đầu dâng cao do nước lũ từ thượng nguồn đổ về. Đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 hàng năm, có năm vào cuối tháng 10, đầu tháng 11; đỉnh lũ cao nhất vào cuối tháng 9. Thời gian ngập hơn 1 tháng, sau đó rút dần.
Chú thích: Thông tin phần này dẫn nguồn từ: Địa chí tỉnh Tiền Giang trên Website của tỉnh.
Nhờ vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi, toàn huyện có quốc lộ 1A đi xuyên qua chiều dài của huyện, nằm cặp bờ sông Tiền; cửa ngõ của Tiền Giang với thành phố Hồ Chí Minh nên Châu Thành có điều kiện phát triển kinh tế khá thuận lợi. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ. Theo thông tin từ Website tỉnh Tiền Giang, năm 2009, cơ cấu kinh tế của huyện Châu Thành bao gồm: Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 40,38%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 32,06%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 27,56%.
Nông nghiệp huyện chia thành 2 vùng sản xuất chính: vùng Nam quốc lộ 1A giáp với sông Tiền, nước ngọt quanh năm, đất phù sa màu mỡ, sông ngòi chằng chịt, thích hợp cho việc tưới tiêu, nuôi trồng. Vườn cây ăn trái xen kẽ với ruộng đồng tạo thành miệt vườn trù phú. Vùng này cũng là nơi tập trung dân cư đông đúc. Vùng bắc Quốc lộ 1A là vùng lúa, về phía cực Bắc đất hoang hoá, chua phèn, đường giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt hơn. Năm 2010, Châu Thành có trên 8.000 ha rau màu cho sản lượng hàng năm trên 145.000 tấn, gần 5.200 ha đất trồng lúa quay 3 vòng/năm cho sản lượng trên 81.000 tấn lúa.
Công nghiệp - xây dựng: tính đến hết năm 2009, huyện có 709 cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, quy mô vốn 950,34 tỷ VNĐ, giải quyết việc làm 18.642 lao động. Huyện có 1 cụm Công nghiệp Song Thuận 5 ha, đang quy hoạch cụm Công nghiệp Tam Hiệp quy mô 80 ha. Khu Công nghiệp Tân Hương có diện tích 197 ha, tổng vốn đầu tư của dự án là 581 tỷ VNĐ do Công ty TNHH Nhựt Thành Tân làm chủ đầu tư đã được đưa vào sử dụng.
Về thương mại - Dịch vụ: huyện có 18 chợ, trong đó có 1 chợ đầu mối là Vĩnh Kim, có sức mua bán trao đổi khá lớn, huyện đang kêu gọi đầu tư mở rộng. Các loại hình dịch vụ tương đối đa dạng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Giáo dục: năm 2009, huyện có 17 trường trung học cơ sở, 29 trường tiểu học và 1 trường mầm non, 11 trường mẫu giáo; đội ngũ giáo viên có 1.896 người, cơ bản đạt chuẩn; số lượng học sinh năm học 2009 - 2010 có 35.276 em, trong đó trung học cơ sở là 12.397 em, tiểu học 18.176 em, mẫu giáo 4.703 cháu. Huyện đạt chuẩn Phổ cập trung học cơ sở năm 2005.
Y tế: có 1 bệnh viện đa khoa Trung tâm, 1 Trung tâm y tế dự phòng và phòng khám khu vực ở Vĩnh Kim và Dưỡng Điềm; có 64 bác sĩ, 145 y sĩ. 100 % xã có bác sĩ phục vụ.
Văn hoá - thể thao: 105 /134 ấp đạt chuẩn văn hoá. Phong trào đàn ca tài tử Nam Bộ có 11 xã được duy trì thường xuyên hàng tháng. Huyện đã đầu tư xây dựng Trung tâm văn hoá cấp huyện; có 1 sân vận động huyện và 9 xã có sân vận động.
Châu Thành - Long AnĐịa chỉ hiện nay
tỉnh Trà Vinh
Dân số
147.139 người (2007)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Tiền Giang
Dân số
234.423 người (26-09-2009)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Long An
Châu Thành huyện nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Long An. Tây giáp TX Tân An và huyện Châu Thành của tỉnh Tiền Giang. Nam giáp huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Sông Vàm Cỏ Tây chảy ở hướng Bắc, ngăn cách với huyện Tân Trụ. Sông Vàm Cỏ chảy ở phía Đông làm ranh giới với huyện Cần Đước.
Thông tin sơ lược
Diện tích: 150,5km2
Dân số: 99.100 người (2004)
Mật độ: 658 người/km2
Huyện lỵ: thị trấn Tầm Vu
Bao gồm thị trấn Tầm Vu và 12 xã là Hòa Phú, Vĩnh Công, Hiệp Thanh, Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long, Thanh Phú Long, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị, Bình Qưới, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông.
Huyện được thành lập tháng 4/1989 trên cơ sở tách huyện Vàm Cỏ thành hai huyện Tân Trụ và Châu Thành.
Kinh tế – xã hội
Châu Thành là huyện nằm ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, gần cửa biển, nên thường xuyên bị ngập mặn. Tuy nhiên do ít chịu ảnh hưởng của lũ nên đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh Long An.
Diện tích đất phù sa của huyện là 7.958 ha, chiếm tỷ lệ 53,4%, nhiều dinh dưỡng nên canh tác lúa được 2-3 vụ/năm. Đất xáo trộn chiếm tỷ lệ 24,92%, tương đương với diện tích 3.7514 ha. Được sử dụng làm đất ở, xây dựng cơ bản, trồng cây lâu năm, cây ăn quả, chủ yếu là cây thanh long, dừa, mãng cầu. Còn lại là đất phèn và đất mặn.
Khó khăn lớn nhất của huyện là thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Vì thí huyện rất cần sự đầu tư một cách đồng bộ về thuỷ lợi.
Bên cạnh những khó khăn, huyện cũng đã phát huy những thế mạnh của mình như: nằm gần TX Tân An và TP HCM nên có điều kiện để thu hút đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Huyện đã sớm hình thành các tiểu vùng kinh tế, nhằm tập trung khai thác thế mạnh từng vùng một cách hiệu quả.
tỉnh Đồng ThápĐịa chỉ hiện nay
tỉnh Trà Vinh
Dân số
147.139 người (2007)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Tiền Giang
Dân số
234.423 người (26-09-2009)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Long An
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Đồng Tháp
Dân số
155.500 người (2004)
Huyện ở phía Nam của tỉnh Đồng Tháp; Bắc giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Cao Lãnh cùng tỉnh và huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang; Nam giáp huyện Bình Minh của tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Lai Vung và thị xã Sa Đéc cùng tỉnh; Đông giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ của tỉnh Vĩnh Long. Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Cái Tàu Hạ và 11 xã là: An Hiệp, An Nhơn, Tân Phú Trung, Tân Bình, Tân Nhuận Đông, Phú Hựu, Tân Phú, Phú Long, An Phú Thuận, Hoà Tân, Khánh An. Thị trấn Cái tàu Hạ nằm trên quốc lộ 80 từ Vĩnh Long đi Sa Đéc, cách thị xã Sa Đéc 15 km.
Huyện Châu Thành được được thành lập sau 30-04-1975 trên cơ sở phân chia lại địa bàn quận Sa Đéc và quận Đức Tôn của tỉnh Sa Đéc cũ, gồm có 11 xã: An Hiệp, An Nhơn, Tân Phú Trung, Tân Bình, Tân Nhuận Đông, Phú Hựu, Tân Phú, Phú Long, An Phú Thuận, Hoà Tân, Khánh An. Ngày 27-09-1988, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 149-HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính huyện như sau:
- Tách ấp Phú Hiệp, ấp Phú Hoà và 1/2 ấp Phú Mỹ Lương của xã Phú Hựu với 260 ha diện tích tự nhiên và 9.142 nhân khẩu để thành lập thị trấn Cái Tàu Hạ (thị trấn huyện lỵ). Địa giới thị trấn Cái Tàu Hạ ở phía Đông giáp xã Tân Hoà Bắc của huyện Long Hồ thuộc tỉnh Cửu Long; phía Tây giáp xã An Nhơn; phía Nam giáp xã Phú Hựu (mới) theo rạch Xẻo Trầu chạy ngang qua hai ngã ba của rạch Cái Tàu Hạ nối tiếp theo rạch xóm Cưởi Lớn; phía Bắc giáp sông Tiền.
- Sau khi phân rạch địa giới hành chính, xã Phú Hựu (mới) có ấp Phú Thạnh, ấp Phú Long Bình, ấp Phú Hưng và 1/2 còn lại của ấp Phú Mỹ Lương với 1.252 ha diện tích tự nhiên và 8.156 nhân khẩu. Địa giới xã Phú Hựu (mới) ở phía Đông và Đông nam giáp các xã An Phú Thuận và Tân Hoà Bắc của huyện Long Hồ thuộc tỉnh Cửu Long; phía tây và phía Tây Bắc giáp các xã An Nhơn và Tân Nhuận Đông; phía Nam giáp xã An Khánh; phía Bắc giáp thị trấn Cái Tàu Hạ.
Địa giới hành chánh huyện được giữ nguyên cho đến hiện nay (08-2010).
Huyện có nền kinh tế nông nghiệp khá phát triển, đặc biệt ngành nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá tra phân bố tại các xã cù lao chiếm diện tích rất lớn, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến tại khu công nghiệp Sa Đéc, cụm công nghiệp An Nhơn - Cái Tàu Hạ. Châu Thành là địa phương có diện tích khoai lang lớn nhất toàn tỉnh với trên 600 ha. “Mô hình trồng cải xanh và cải ăn lá các loại an toàn” tại xã Tân Bình cũng phát huy hiệu quả tích cực, đang được huyện khuyến khích nhân rộng.
Gần đây, huyện Châu Thành được chú ý qua sự việc cơ quan thanh tra tỉnh phát hiện Ủy ban Nhân dân huyện và Văn phòng huyện ủy lập quỹ đen hàng tỷ VNĐ suốt nhiều năm liền. Bản tin điện tử đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) hôm 28-02-2009 dẫn nguồn từ Báo Thanh niên cho biết, qua công tác thanh tra tài chính tại Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, cơ quan thanh tra tỉnh đã phát hiện Ủy ban Nhân dân huyện bỏ ngoài sổ sách số tiền 7,2 tỷ VNĐ. Đây là các khoản tiền được thu từ nhiều nguồn như cho thuê đất, thuê nhà; thanh lý tài sản công... lẽ ra phải nộp vào ngân sách nhưng Ủy ban Nhân dân huyện để ngoài sổ sách rồi chi tiêu, mua sắm, gửi ngân hàng. Trước đó, Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Đồng Tháp cũng phát hiện Văn phòng huyện ủy Châu Thành lập quỹ riêng với số tiền hơn 3 tỷ VNĐ, đến khi yêu cầu xuất toán thì đã chi tiêu hết.
tỉnh Bến TreĐịa chỉ hiện nay
tỉnh Trà Vinh
Dân số
147.139 người (2007)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Tiền Giang
Dân số
234.423 người (26-09-2009)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Long An
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Đồng Tháp
Dân số
155.500 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Bến Tre
Dân số
162.600 người (2004)
Huyện ở phía Bắc của tỉnh Bến Tre, nằm trên cù lao Bảo và cù lao An Hoá; Bắc giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Tiền Giang; Nam giáp thành phố Bến Tre và sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Chợ Lách và huyện Mỏ Cày Bắc; Tây giáp sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Chợ Lách; Đông giáp huyện Bình Đại, ranh giới là kênh An Hoá.
Về hành chính, huyện bao gồm: thị trấn Châu Thành và 22 xã là: Tân Thạch, An Khánh, Phú Túc, Phú Đức, Tân Phú, Tiên Long, Tiên Thủy, Quới Thành, Thành Triệu, Tường Đa, An Hiệp, Sơn Hoà, Mỹ Thành, Tam Phước, Phú An Hoà, Hữu Định, Phước Thạnh, An Phước, Quới Sơn, Giao Long, Giao Hoà, An Hoá.
Châu Thành là cửa ngõ của tỉnh Bến Tre. Quốc lộ 60 từ Tiền Giang về thành phố Bến Tre chạy qua địa bàn huyện. Với lợi thế cảnh quan miệt vườn quanh năm xanh tốt, sông nước thiên nhiên hữu tình, cây trái ra hoa kết quả quanh năm, cùng các cù lao trên sông ở Tân Thạch, Phú Túc, Tiên Thủy, Quới Sơn... Châu Thành có điều kiện rất tốt để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn.
Quận Châu Thành hiện nay bao gồm 2 phần đất nằm trên hai cù lao khác nhau (cù lao Bảo và cù lao An Hoá), ngăn cách bởi sông Ba Lai. Trong lịch sử phát triển, hai vùng đất này từng thuộc những đơn vị hành chính khác nhau.
Năm 1867, sau khi chiếm xong Nam Kỳ, Pháp chia Lục tỉnh thành 25 sở tham biện (inspection). Cù lao Bảo nằm trong sở tham biện Bến Tre, còn cù lao An Hoá nằm trong sở tham biện Kiến Hoà.
Năm 1929, tỉnh Bến Tre được chia làm 4 quận: Châu Thành, Ba Tri nằm trên cù lao Bảo; Mỏ Cày, Thạnh Phú nằm trên cù lao Minh. Quận Châu Thành lúc này bao gồm phần đất phía Nam sông Ba Lai của huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre và một phần của huyện Giồng Trôm ngày nay. Còn cù lao An Hoá thuộc về tỉnh Mỹ Tho. Năm 1930, phần đất phía đầu cù lao Bảo nằm giữa sông Ba Lai và sông Hàm Luông được cắt ra, lập thành quận Sóc Sãi gồm 5 tổng, 27 làng. Tháng 06-1956, cù lao An Hoá lại nhập vào địa bàn quận Châu Thành, thuộc tỉnh Kiến Hoà.
Về phía cách mạng, sau Đồng khởi (01-1960), tỉnh ủy Bến Tre ra quyết định nhập hai huyện Sóc Sãi và Châu Thành thành huyện Châu Thành (mới). Đến tháng 07-1972, tỉnh ủy lại có quyết định chia đôi huyện Châu Thành (mới) thành 2 huyện Châu Thành Đông và Châu Thành Tây. Sau ngày 30-04-1975, hai huyện Châu Thành Đông và Châu Thành Tây nhập lại làm một, lấy tên là huyện Châu Thành gồm 24 xã. Sau đó một thời gian, hai xã Phú Hưng và Sơn Đông được cắt ra nhập về thị xã Bến Tre. Huyện Châu Thành gồm 22 xã: Phú An Hoà, Tiên Long, Tiên Thủy, Tân Phú, Quới Thành, An Hiệp, Thành Triệu, Phú Túc, Tường Đa, Sơn Hoà, Phú Đức, Mỹ Thành, Tam Phước, An Khánh, Tân Thạch, Hữu Định, Phước Thạnh, Quới Sơn, An Phước, Giao Long, Giao Hoà, An Hoá. Ngày 08-12-1995, tách đất xã Phú An Hoà thành lập thị trấn Châu Thành. Huyện Châu Thành có 23 đơn vị hành chính như hiện nay.
Huyện Châu Thành không có điều kiện vươn ra biển cả để đánh bắt hải sản như Bình Đại, Ba Tri, hay trồng rừng, nuôi tôm cá nước mặn và lợ, nuôi nghêu như Thạnh Phú, Bình Đại. Bù lại do nằm ở phía đầu cù lao, huyện Châu Thành có ưu thế lớn về nông nghiệp so với các huyện khác ở trong tỉnh, đặc biệt về kinh tế vườn. Những năm qua, huyện đã thực hiện thành công việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh, chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật cho dân, để tự họ ứng dụng vào trong sản xuất.
Năm 2000, huyện đã cải tạo, trồng mới đạt 5.020 ha dừa và 8.324 ha vườn cây ăn trái. Cơ cấu cây trồng cũng có nhiều chuyển đổi, huyện đã đưa vào những giống cây có múi sạch bệnh như cam, quýt; loại dừa lai F1 cho năng suất cao được trồng nhiều ở các xã Tam Phước, Tường Đa, Phú Đức, Thành Triệu; huyện cũng đã tiến hành chuyển từ nhãn long sang trồng nhãn da bò, nhãn tiêu ở các xã Quới Sơn, Phước Thạnh...
Cuối năm 1999, huyện đã hoàn thành đê bao cồn Tiên Lợi (xã Tiên Long); cồn Khánh Hội (xã Tiên Thủy); các cồn thuộc các xã Phú Túc, Phú Đức, Quới Thành, Tam Phước, Tường Đa, Phước Thành, Thành Triệu.....góp phần nâng cao chất lượng và năng suất các vườn cây ăn trái. Trong khi đó, cây lúa vẫn giữ được diện tích ổn định, trong đó có 1.000 ha lúa cao sản. Chăn nuôi gia súc cũng như nuôi tôm cá nước ngọt đã có bước phát triển đáng kể. Trong số 2.732 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, huyện đã đưa vào sử dụng 661 ha nuôi tôm càng xanh và cá các loại, sản lượng đạt 400 tấn/năm.
Ba tháng đầu năm 2009, toàn huyện đã xuống giống được 1.520 ha lúa, thu hoạch được 27 ha, năng suất bình quân ước đạt 50 tạ/ha; diện tích cây màu các loại khoảng 161 ha; toàn huyện có 5.944 con bò, 8.280 con heo và khoảng 112.000 con gia cầm; huyện đã sản xuất được 600.000 con tôm post (tôm giống); tổng diện tích nuôi cá là 61 ha; diện tích nuôi tôm đạt 28 ha. Năm 2009, huyện có kế hoạch phát triển 200 ha ca cao. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Quý I/2009 ước đạt 308 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ. Tổng doanh thu thương mại, dịch vụ ước đạt 229 tỷ đồng, tăng 64,3% so cùng kỳ. Huyện có khu công nghiệp Giao Long và cụm công nghiệp An Hiệp là các khu - cụm công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bến Tre.
tỉnh Hậu GiangĐịa chỉ hiện nay
tỉnh Trà Vinh
Dân số
147.139 người (2007)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Tiền Giang
Dân số
234.423 người (26-09-2009)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Long An
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Đồng Tháp
Dân số
155.500 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Bến Tre
Dân số
162.600 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Hậu Giang
Dân số
89.242 người (08-2009 theo Quyết định số 37/NQ-CP)
Huyện ở phía Đông Bắc tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Cái Răng của thành phố Cần Thơ; Nam giáp thị xã Ngã Bảy; Tây giáp huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp; Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Ngã Sáu và 8 xã là: Đông Phước, Đông Phước A, Phú Hữu, Phú Tân, Phú Hữu A, Phú An, Đông Phú, Đông Thạnh.
Huyện nằm ở phía Đông quốc lộ 1A, thị trấn huyện lỵ tọa lạc tại 6 con sông (Cái Dầu, Xẻo Chồi, Cái Muồng Nhỏ, Cái Muồng Lớn, Kinh Xáng, Long Thạnh), nối với quốc lộ 1A bằng đường tỉnh 925. Thị trấn Ngã Sáu là trung tâm hành chính và kinh tế của huyện, là một một thị tứ buôn bán sầm uất. Thị trấn hiện đang quy hoạch nhiều cụm công nghiệp, khu dân cư lớn, bên kia cầu Cái Dầu hình thành nhiều doanh nghiệp nhỏ, phát triển nhiều dịch vụ và buôn bán khác.
Châu Thành có truyền thống của võ thuật cổ truyền dân tộc, thời chiến tranh xuất hiện nhiều người rất tinh thông võ thuật như Ba Thăng, Tư Ớ,... Những năm 1980, huyện có những đoàn Lân sư nỗi tiếng khắp miền Tây Nam Bộ, tuy nhiên hiện đã mai một.
Đặc sản nổi tiếng của huyện là:
- Bưởi năm roi Phú Hữu: làng Mái Dầm, nay thuộc xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành là quê hương của giống bưởi năm roi nổi tiếng ở Việt Nam. Hiện nay, Phú Hữu đã hình thành vùng chuyên canh bưởi năm roi với quy mô lớn.
- Mắm nêm Phú Nghĩa: mắm Phú Nghĩa được làm từ cá cơm sông Hậu có mùi thơm, vị ngọt dịu. Mắm nêm được ăn với rau sống như bông lục bình, rau muống đồng, chuối chát, xoài non, hoa bí sống, đậu rồng... thì rất ngon.
Châu Thành là quận của tỉnh Cần Thơ từ năm 1913, gồm có 2 tổng: tổng Định Bảo với 12 làng, tổng Định An với 4 làng. Ngày 10-07-1921, địa giới hành chính của quận được điều chỉnh, quận có 2 tổng: tổng Định Bảo với 12 làng và tổng An Trường với 11 làng. Ngày 24-12-1932, quận Châu Thành đổi tên thành quận Cái Răng. Ngày 27-06-1934, quận lấy lại tên cũ là Châu Thành, nhận lại tổng Định An từ quận Trà Ôn và giao tổng An Trường lại cho quận Trà Ôn. Sau năm 1956, quận Châu Thành thuộc tỉnh Phong Dinh, gồm 2 tổng Định Bảo và Định An với 14 xã, quận lỵ đặt tại xã Tân An.
Sau 30-04-1975, Châu Thành là huyện của tỉnh Hậu Giang. Ngày 26-12-1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ, gồm thị trấn Cái Răng và 13 xã: Đông Phú, Phú An, Phú Hữu, Đông Thạnh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Phú Thạnh, Đông Phước, Thạnh Xuân, Trường Long, Tân Thuận, Tân Hoà, Trường Long Tây.
Ngày 06-11-2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ. Theo đó, tái lập huyện Châu Thành A trên cơ sở 22.139 ha diện tích tự nhiên và 163.357 nhân khẩu của huyện Châu Thành. Huyện Châu Thành A gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Tân Thuận, Thạnh Xuân, Tân Hoà, Trường Long, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long Tây và Tân Phú Thạnh. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để tái lập huyện Châu Thành A, huyện Châu Thành còn 18.851 ha diện tích tự nhiên và 121.689 nhân khẩu, gồm 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Đông Thạnh, Đông Phú, Đông Phước, Phú An, Phú Hữu và thị trấn Cái Răng.
Ngày 10-07-2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 37/2001/NĐ-CP, về việc thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành và Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ. Theo đó, thành lập xã Phú Hữu A thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 1.799 ha diện tích tự nhiên và 10.593 nhân khẩu của xã Phú Hữu; thành lập thị trấn Ngã Sáu thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 1.100 ha diện tích tự nhiên và 5.530 nhân khẩu của xã Đông Phước; thành lập xã Đông Phước A thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 2.258 ha diện tích tự nhiên và 9.290 nhân khẩu của xã Đông Phước.
Ngày 26-11-2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Địa giới hành chính huyện Châu Thành bị chia tách một phần về thành phố Cần Thơ, một phần thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 02-01-2004, Chính Phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, tách toàn bộ 246,37 ha diện tích tự nhiên và 13.968 nhân khẩu của thị trấn Cái Răng, 1.035,81 ha diện tích tự nhiên và 10.431 nhân khẩu của xã Đông Thạnh, 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Đông Thạnh, 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An, 806,66 ha diện tích tự nhiên và 6.386 nhân khẩu của xã Đông Phú thuộc huyện Châu Thành hợp với một số xã phường khác thành lập quận Cái Răng, thuộc thành phố Cần Thơ. Huyện Châu Thành sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, có 14.578,91 ha diện tích tự nhiên và 81.194 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là: thị trấn Ngã Sáu, các xã Đông Phú, Phú Hữu A, Phú Hữu, Phú An, Đông Thạnh, Đông Phước và Đông Phước A.
Ngày 13-08-2009, UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập thị trấn Mái Dầm thuộc huyện Châu Thành. Theo đó, thành lập thị trấn Mái Dầm thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính xã Phú Hữu A (1.601,68 ha diện tích tự nhiên và 11.737 nhân khẩu). Tổng số ấp trực thuộc có 05 ấp: Phú Xuân, Phú Xuân A, Phú Bình, Phú Đông và Phú Thạnh. Trụ sở Ủy ban nhân dân thị trấn đặt tại ấp Phú Xuân (trụ sở hiện tại của xã Phú Hữu A). Đề án sau khi được tỉnh phê duyệt, sẽ trình Chính phủ quyết định.
Ngày 24-08-2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 37/NQ-CP, thành lập xã Phú Tân thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở điều chỉnh 1.637 ha diện tích tự nhiên và 12.054 nhân khẩu của xã Phú Hữu. Sau khi thành lập xã Phú Tân, huyện Châu Thành có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Ngã Sáu và 8 xã: Phú Tân, Phú Hữu, Phú Hữu A, Đông Phú, Phú An, Đông Phước A, Đông Phước, Đông Thạnh.
Châu Thành là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi. Cây trồng truyền thống là lúa, bên cạnh đó là cây ăn trái và hoa màu. Những năm gần đây, huyện đang chuyển đổi cơ cấu thiên về chuyên canh đặc sản, một số loại trái cây được ưa chuộng như bưởi năm roi, bưởi ruột đỏ, sầu riêng. Huyện có vùng chuyên canh bưởi năm roi Phú Hữu nổi tiếng từ lâu. Xã Phú Hữu đang định hướng cho người dân củng cố và tập trung phát triển cây bưởi Năm Roi, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng bưởi. Nếu đạt kết quả tốt, xã Phú Hữu sẽ khuyến khích người dân nhân rộng thêm diện tích để giữ vững vùng bưởi mang tính thương hiệu đặc trưng của tỉnh.
Bên cạnh cây ăn trái, nông dân huyện Châu Thành còn trồng hoa màu để cải thiện cuộc sống. Đây là sự lựa chọn mới dành cho những nông dân thiếu vốn và có ít đất canh tác. Việc trồng màu đỡ vất vả và mang lại hiệu quả cao hơn so với trồng lúa. Vì vậy, diện tích màu trên địa bàn huyện không ngừng gia tăng qua các năm. Ngoài ra, người ta còn tận dụng cả đất trong vườn cây ăn trái để trồng màu. Cây màu được trồng nhiều là bắp, bí và cải tùa sại.
Vật nuôi chủ yếu của nông dân huyện Châu Thành là heo. Heo được nuôi nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình. Một số hộ chuyên nuôi vịt chạy đồng. Gần đây, người dân Châu Thành tập làm quen với mô hình nuôi bò sữa, ngoài ra còn tận dụng diện tích mặt nước mương vườn sẵn có để nuôi cá, đây là mô hình tăng thu nhập đáng kể cho nhiều nhà vườn ở huyện Châu Thành trong thời gian qua. Toàn huyện có khoảng 7,5 ngàn ha vườn cây ăn trái. Trong đó, phần diện tích mương vườn chiếm khoảng 30%. Lâu nay, bà con chỉ quan tâm đến cây ăn trái, còn phần mặt nước khoảng 2,1 ngàn ha hầu như không sử dụng. Từ đó, một số hộ dân đã mạnh dạng áp dụng mô hình nuôi cá trong vườn cây ăn trái mang lại hiệu quả cao.
Những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở huyện Châu Thành phát triển khá mạnh và diện tích nuôi không ngừng tăng lên. Nhiều hộ dân có mức thu nhập khá nhờ thả nuôi thủy sản thâm canh và thả trong mương vườn, ruộng lúa. Trước đây, diện tích nuôi thủy sản của huyện Châu Thành rất ít và chủ yếu thả nuôi trong ruộng lúa, mương vườn là chính. Mấy năm gần đây, nhiều hộ nuôi thâm canh cá tra, cá rô đồng mang lại hiệu quả cao nên diện tích thả nuôi dần dần được tăng lên. Đến tháng 05-2009, toàn huyện đã thả nuôi trên 302 ha thủy sản, chủ yếu là cá tra, cá rô đồng, cá trê vàng lai. Nhiều địa phương có diện tích thả nuôi lớn như: xã Đông Phước, Đông Phước A, Phú An, Phú Hữu A, thị trấn Ngã Sáu,... với hơn 2.939 hộ. Huyện Châu Thành đang tập trung quy hoạch lại diện tích nuôi thủy sản để khai thác hết các tiềm năng của huyện. Theo đó, sẽ quy hoạch 800 ha nuôi cá da trơn ở xã Đông Phước và Đông Phước A. Ngoài ra, ngành nông nghiệp huyện còn khuyến khích nhân rộng mô hình V.A.C kết hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập cho nông dân.
Huyện Châu Thành đang có nhiều dự án công nghiệp trọng điểm của tỉnh. Cụm công nghiệp Nam Sông Hậu với nhà máy đóng tàu VinaShin mới vừa khởi công xây dựng, nhà máy Giấy lớn nhất Việt Nam cũng đang được xây dựng. Ngành công nghiệp gạch ngói nơi đây nổi tiếng khắp nước, thời Pháp hàng gạch ngói còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan,...Các mặt hàng gốm sứ bình dân cũng phát triển mạnh. Trên các sông rạch ở huyện có rất nhiều lục bình, ngày trước, lục bình thường làm cản trở lưu thông thủy. Ngày nay, người dân Châu Thành đã tận dụng loại cây này để làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Sản phẩm thủ công từ cây lục bình đang phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và là những mặt hàng lưu niệm rất được yêu thích.
Huyện Châu Thành được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch để trở thành nơi phát triển công nghiệp lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, huyện Châu Thành có nhiều dự án lớn được triển khai thực hiện. Tiềm năng phát triển tại nhiều đô thị trẻ như: thị trấn Ngã Sáu, chợ Mái Dầm, xã Phú Hữu A... cũng có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó, hệ lụy kéo theo làm ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng thật sự không nhỏ. Thời gian qua, huyện Châu Thành được xem là một trong những điểm nóng về tình hình vi phạm xây dựng không phép, trái phép, đặc biệt là xây dựng trái phép trong khu quy hoạch. Đặc biệt ở các khu, cụm công nghiệp, tình trạng xây dựng trái phép diễn ra phức tạp hơn.
Bên cạnh các dự án lớn được trung ương và tỉnh đầu tư, huyện Châu Thành còn vận động nhân dân góp tiền làm đường giao thông nông thôn. Xã Phú Hữu A là địa phương đi đầu trong công tác này ở huyện. Từ năm 2004 - 2008, Phú Hữu A đã làm mới, nâng cấp được 17 km đường, như tuyến vàm Mái Dầm - rạch Bụi (4 km), Cái Dầu - rạch Giáo Hoàng (4 km)... Trong đó, tráng nhựa 3 công trình lộ được 8 km, như tuyến Mái Dầm - Cái Dầu, chợ Mái Dầm - rạch Bồ Câu... Tổng kinh phí làm các tuyến giao thông nông thôn vừa kể trên trong 5 năm qua lên gần 10 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Phú Hữu A đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng, như tuyển quân, truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình, giao thông thủy lợi.
Tại thời điểm tháng 05-2009, huyện Châu Thành hiện có 2 xã, đạt danh hiệu văn hoá (xã Đông Thạnh và Phú An). Năm 2009, huyện phấn đấu xây dựng và công nhận xã văn hoá Đông Phước A, thị trấn Ngã Sáu phấn đấu đạt danh hiệu văn hoá vào năm 2010. Hiện nay trong huyện có 02 trường trung học phổ thông là: Trường trung học phổ thông Ngã Sáu và Trường trung học phổ thông Phú Hữu (phân hiệu cũ của Ngã Sáu). Những trường đạt được thành tích cao trong giáo dục là tiểu học Phú Hữu 5, Mẫu giáo Đông Phú, trung học phổ thông Phú Hữu...
Châu Thành - Tây NinhĐịa chỉ hiện nay
tỉnh Trà Vinh
Dân số
147.139 người (2007)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Tiền Giang
Dân số
234.423 người (26-09-2009)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Long An
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Đồng Tháp
Dân số
155.500 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Bến Tre
Dân số
162.600 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Hậu Giang
Dân số
89.242 người (08-2009 theo Quyết định số 37/NQ-CP)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Tây Ninh
Huyện Châu Thành là huyện của tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp huyện Tân Biên, Đông giáp TX Tây Ninh và huyện Hoà Thành, nửa phần phía Nam giáp huyện Bến Cầu, nửa phần Đông Nam giáp huyện Gò Dầu, phía Tây và nửa phần phía Nam giáp nước Campuchia với đường biên giới dài 46,5km. Có các đường tỉnh lộ 781, 786, 788 và quốc lộ 22B đi qua.
Thông tin sơ lược
Diện tích: 571,3 km2.
Dân số: 119200 người.
Mật độ: 209 người/ km2.
Huyện lị: thị trấn Châu Thành.
Huyện lị thị trấn Châu Thành và 14 xã khác: Hảo Đước, Phước Vinh, Đồng Khởi, Thái Bình, Biên Giới, Hoà Thạnh, Trí Bình, Hoà Hội, Thanh Điền, Thành Long, Ninh Điền, Long Vĩnh, An Bình, An Cơ.
Lịch sử
Địa danh Châu Thành lần đầu tiên được biết đến từ việc quận Thái Bình đổi tên là quận Châu Thành vào năm 1942. Địa danh này tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, về mặt ranh giới đã có những thay đổi rất lớn.
Ban đầu quận Châu Thành bao gồm toàn bộ vùng đất phía bắc của tỉnh với diện tích của 6 huyện, 1 thị xã ngày nay cộng lại: Châu Thành, Thị xã, Hoà Thành, Tân Biên, Tân Châu và phần phía bắc của 2 huyện Dương Minh Châu và Bến Cầu. Năm 1943 thành lập TX Tây Ninh trên diện tích xã Thái Hiệp Thạnh của huyện Châu Thành. Năm 1949 huyện Khăn Xuyên được thành lập, đến năm 1953 huyện Khăn Xuyên giải thể nhập lại huyện Châu Thành. Năm 1950 một phần đất của xã Thái Hiệp Thạnh thành lập TX Tây Ninh, nhưng không bao lâu lại nhập trở lại. năm 1951, một phần đất thuộc Châu Thành được tách ra thành lập huyện căn cứ Dương Minh Châu. Sau hiệp định Giơnevơ lập lại TX Tây Ninh trên phần đất cũ và cắt các xã Hiệp Ninh, Long Thành, Trường Hoà, Ninh Thạnh của huyện Châu Thành thành lập huyện Toà Thánh. Năm 1959 chính quyền Mỹ - Diệm chia quận Châu Thành ra làm hai quận: Phước Ninh và Phú Khương. Năm 1960, sau chiến thắng Tua Hai ở xã Thái Bình, chính quyền cách mạng lấy một phần đất của xã Thái Bình như Mỏ Công, Trà Vong, Suối Ông Đình, phần đất của xã Phước Vinh và toàn bộ xã Hòa Hiệp, thành lập căn cứ địa mới trực thuộc Trung ương Cục miền Nam lấy tên là C1000, sau đổi thành khu căn cứ 105. Năm 1972, khu căn cứ 105 được giải phóng giao về cho tỉnh Tây Ninh lập ra huyện Tân Biên.
Tài nguyên thiên nhiên
Trước Cách mạng tháng Tám, rừng chiếm 4/5 diện tích đất đai toàn huyện. Chủ yếu là rừng già, tồn tại qua nhiều thế kỷ, có nhiều loại gỗ quý, khoai củ, cây ăn quả, cây thuốc và các sản phẩm rừng có giá trị khác. Do có nhiều đồng cỏ, trảng ớn nên nhiều loại thú rừng, chim rừng, bò sát. Tuy nhiên, do chiến tranh tàn phá và khai thác bừa bãi, nguồn tài nguyên rừng hiện nay đã cạn kiệt. Diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng tái sinh và rừng cây bụi.
Đất đai: đất nông nghiệp Châu Thành khá rộng, màu mỡ thêm vào đó là hệ thống sông rạch dày đặc nên huyện có khả năng phát triển nông nghiệp toàn diện cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi.
Giao thông
Hệ thống giao thông thuỷ bộ ở Châu Thành tương đối phát triển. Đường bộ có 4 tuyến đường lớn xuyên qua huyện. Đường tỉnh 781 dài 21km từ TX Tây Ninh qua huyện lị Châu Thành, qua cầu Bến Sỏi tới cửa khẩu Phước Tân. Quốc lộ 22B dài 8,3km từ Ngã ba Vịnh qua Hảo Đước tới Lò Gò. Đường tỉnh 786 dài 11,2km từ TX qua Thanh Điền tới Bến Cầu. Ngoài ra, còn có mạng lưới đường nối huyện lị với tất cả các xã.
Sông ngòi
Huyện có nhiều sông rạch. Sông Vàm Cỏ Đông chảy dọc huyện chia diện tích huyện thành hai vùng xấp xỉ bằng nhau. Ngoài ra, còn có nhiều rạch, suối lớn, suối nhỏ, bàu, bưng. Nguồn nước ngọt quanh năm không cạn rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên sông Vàm Cỏ Đông mang đặc tính bán nhật triều nên khi triều dâng cao nhất từ tháng 8-10 âm lịch thì vụ lúa mùa có thể bị thiệt hại ở những vùng trũng sâu, ven sông Vàm Cỏ Đông. Ngược lại, mùa khô ruộng lại bị thiếu nước. Vì vậy, thuỷ lợi đang là vấn đề được quan tâm, nhất là các xã phía Tây.
tỉnh An GiangĐịa chỉ hiện nay
tỉnh Trà Vinh
Dân số
147.139 người (2007)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Tiền Giang
Dân số
234.423 người (26-09-2009)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Long An
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Đồng Tháp
Dân số
155.500 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Bến Tre
Dân số
162.600 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Hậu Giang
Dân số
89.242 người (08-2009 theo Quyết định số 37/NQ-CP)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Tây Ninh
Địa chỉ hiện nay
tỉnh An Giang
Dân số
160.500 người (2004)
|
Thị trấn Châu Thành - Ảnh: Hoàng Chí Hùng |
Huyện của tỉnh An Giang; Bắc giáp huyện Châu Phú, đường ranh giới dài 29,176 km; Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Chợ Mới; Đông Nam giáp thành phố Long Xuyên, đường ranh giới dài 12,446 km; Tây giáp huyện Tri Tôn, chiều dài chung là 7,027 km; Nam giáp huyện Thoại Sơn với chiều dài 30,49 km. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn An Châu và 12 xã là: Vĩnh An, Tân Phú, Vĩnh Bình, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành, Hoà Bình Thạnh, Bình Hoà, Cần Đăng, An Hoà, Bình Thạnh.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 29.252 ha. Địa hình bằng phẳng, thoải từ Bắc xuống Nam. Sông Hậu chảy dọc phía Đông Bắc huyện. Giao thông thủy bộ đều thuận tiện. Quốc lộ 91 và tỉnh lộ 941 từ Lộ Tẻ đi Tri Tôn là con đường giao thương quan trọng của vùng tứ giác Long Xuyên, đồng thời là con đường chiến lược an ninh, quốc phòng của tỉnh và huyện. Tỉnh lộ 941 là trục xương sống của huyện, nối liền thị trấn An Châu với thị trấn Tri Tôn, đi qua nhiều khu dân cư đông đúc và trù phú. Bốn chợ xã sầm uất là Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình và Vĩnh An.
Châu Thành là huyện có nhiều dân tộc cùng cư trú như: Kinh, Khmer, Chăm, Hoa. Đạo Hòa Hảo và đạo Hồi khá phát triển ở đây. Thánh đường Chăm vừa được khánh thành tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh vào cuối năm 2008. Thánh đường có tên là Masjid Jamiul Mukminin, được xây dựng trên diện tích 374,5 m2, kinh phí hơn 1,7 tỷ đồng. Đây là một công trình kiến trúc đẹp, có phong cách giống như thánh đường Mubarak.
Huyện có một Trung tâm vui chơi giải trí ở xã Vĩnh Bình, diện tích 4.000 m2, với các hạng mục như: cổng trước là tượng hình Nhân sư (Ai Cập) xuất hiện lần đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long, cao 9 m, ngang 8 m, do nhà tạc tượng Tuấn Khanh (thành phố Hồ Chí Minh) thi công; cổng sau là hình tượng cặp cá heo và tượng Ngũ Hành Sơn cùng thầy trò Đường tăng, bên trong là khu nhà hàng khách sạn với 18 phòng. Trong tương lai, trung tâm sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục khác, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện của địa phương.
Dưới triều Minh Mạng thứ 13 (1832), vùng đất Châu Thành ngày nay thuộc địa bàn hai tổng Định Phước và Định Thành, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Đầu thời Pháp thuộc, năm 1876, Châu Thành thuộc hạt Long Xuyên, khu vực Bassac. Từ năm 1899 - 1957, Châu Thành là quận của tỉnh Long Xuyên, gồm 3 tổng Định Phú, Định Phước và Định Thành Hạ với 23 xã, gồm cả phần đất của thành phố Long Xuyên ngày nay.
Thời Việt Nam Cộng Hoà, ngày 24-04-1957, quận Châu Thành thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 tổng với 13 xã là: Mỹ Phước, Mỹ Thới, Vĩnh Chánh, Vĩnh Trinh, Phú Hoà, Bình Đức, Bình Hoà, Bình Thủy, Cần Đăng, Hoà Bình Thạnh, Mỹ Hoà Hưng, Vĩnh Hanh và Phước Đức. Quận lỵ đặt tại xã Phước Đức. Ngày 01-01-1959, bỏ xã Phước Đức, quận lỵ đặt tại xã Hoà Bình Thạnh. Năm 1964, tỉnh An Giang tách thành hai tỉnh An Giang và Châu Đốc, quận Châu Thành vẫn thuộc tỉnh An Giang cho đến 30-04-1975.
 |
Nhà thờ An Châu - Ảnh: Hoàng Chí Hùng |
Về phía Cách mạng, sau năm 1945, Châu Thành là huyện của tỉnh Long Xuyên. Tháng 03-1948, Châu Thành thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Cuối năm 1950, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Long Châu Hà. Năm 1954, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Long Xuyên. Giữa năm 1957, Châu Thành thuộc tỉnh An Giang. Tháng 10-1961, tỉnh ủy An Giang thành lập liên huyện Châu Thành - Huệ Đức, gọi chung là huyện Châu Thành. Tháng 08-1971, liên huyện này giải thể, huyện Châu Thành trước đó đổi tên thành Châu Thành X, thuộc tỉnh An Giang, huyện Huệ Đức thuộc tỉnh Châu Hà mới thành lập.
Tháng 05-1974, huyện Châu Thành X thuộc tỉnh Long Châu Hà. Tháng 12-1975, huyện Châu Thành X trở lại là là huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Ngày 27-01-1977, huyện Châu Thành cắt xã Mỹ Thới giao về thị xã Long Xuyên. Ngày 11-03-1977, sáp nhập huyện Huệ Đức vào huyện Châu Thành. Tháng 08-1978, cắt xã Bình Thủy giao về huyện Châu Phú, xã Mỹ Hoà Hưng giao về thị xã Long Xuyên. Ngày 25-04-1979, thành lập thị trấn An Châu và 6 xã: An Hoà, Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành, Vĩnh Bình, Vĩnh An, Tân Phú. Tháng 08-1979, tách một phần đất của huyện Châu Thành để thành lập huyện Thoại Sơn. Ngày 28-10-1993, thành lập xã Bình Thạnh từ tên ấp của xã Bình Hoà. Huyện Châu Thành chính thức bao gồm 12 xã và 1 thị trấn như hiện nay.
Thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp. Huyện đã xây dựng được các nông - lâm trường, các vùng kinh tế tập trung, tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp, phát triển chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, các ngành nghề thủ công truyền thống cũng được chú ý phát triển góp phần làm ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Năm 2008, tình hình kinh tế - xã hội huyện Châu Thành tiếp tục phát triển ổn định, tổng diện tích gieo trồng cả năm 62.976,5 ha, tăng 8,8% so cùng kỳ, giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt 195.943 triệu đồng, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 148.658 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,36%, GDP bình quân đầu người đạt gần 13 triệu đồng (tăng trên 2 triệu đồng so năm 2007)…
Năm 2009, huyện Châu Thành phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu: tốc độ tăng trưởng GDP đạt từ 13,50%- 14%; thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 574,787 tỷ đồng, bằng 21% GDP; tổng thu ngân sách 128.237 triệu đồng; tỷ lệ tăng dân số còn 1,19%; giải quyết việc làm cho 4.000- 4.200 lao động; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 21,3%; 80 -81% hộ dân dùng nước sạch; 98,2- 98,5% hộ dân có điện sinh hoạt …
tỉnh Kiên GiangĐịa chỉ hiện nay
tỉnh Trà Vinh
Dân số
147.139 người (2007)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Tiền Giang
Dân số
234.423 người (26-09-2009)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Long An
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Đồng Tháp
Dân số
155.500 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Bến Tre
Dân số
162.600 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Hậu Giang
Dân số
89.242 người (08-2009 theo Quyết định số 37/NQ-CP)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Tây Ninh
Địa chỉ hiện nay
tỉnh An Giang
Dân số
160.500 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Kiên Giang
Dân số
152.611 người (2007)
Châu Thành là huyện của tỉnh Kiên Giang; Tây giáp thành phố Rạch Giá và sông Cái Lớn; Đông giáp huyện Tân Hiệp và huyện Giồng Riềng; Bắc giáp huyện Tân Hiệp; Nam giáp huyện Gò Quao và huyện Giồng Riềng. Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Minh Lương và 9 xã là: Mong Thọ, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Thạnh Lộc, Giục Tượng, Vĩnh Hoà Hiệp, Vĩnh Hoà Phú, Minh Hoà, Bình An.
Châu Thành là vùng ven của thành phố Rạch Giá, có quốc lộ 61 - cửa ngõ đi vào vùng Tây sông Hậu, đường hành lang ven biển đi qua, có cảng cá Tắc Cậu, tàu ghe ra vào tấp nập, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào cảng. Với vị thế quan trọng như vậy, Châu Thành được tỉnh quy hoạch nằm trong cụm chiến lược phát triển công nghiệp, chế biến nông thủy sản, mở ra triển vọng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong tương lai, tại Châu Thành sẽ có một bệnh viện cấp trung ương lớn nhất Tây Nam Bộ.
Trong kế hoạch xây dựng đường hành lang ven biển, tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt dự án tuyến Rạch Giá - Châu Thành dài 20 km. Đây là dự án thiết lập một tuyến đường quốc tế nối liền các khu vực kinh tế quan trọng ven biển phía Nam của Thái Lan, Campuchia với Đồng bằng Sông Cửu Long đến thành phố Cà Mau của Việt Nam và nối với các nước trong khu vực Đông Nam Á; tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại giữa ba nước nói riêng và khu vực nói chung. Tuyến đường bắt đầu từ Km 90 + 930 cắt quốc lộ 80 phía Bắc thành phố Rạch Giá đến Km110 + 903 cắt quốc lộ 61 ở phía Đông Nam thành phố Rạch Giá, tổng chiều dài khoảng 20 km.
Ngày 20-05-1920, Pháp lập quận Châu Thành, thuộc tỉnh Rạch Giá, quận lỵ đặt tại Rạch Giá, gồm có 2 tổng: tổng Kiên Hảo với 8 làng và tổng Kiên Tường với 8 làng. Ngày 07-08-1952, tổng Kiên Hảo gồm các làng: Thổ Sơn, Sóc Sơn, Mỹ Lâm, Tân Hội, Vĩnh Thanh Vân, Phi Thông, An Hoà; tổng Kiên Tường gồm có các làng: Minh Lương, Vĩnh Hoà Hiệp, Bình Sơn, Hoà Thạnh Lợi, Hoá Quản, Thới An, Thủy Liễu.
Sau năm 1956, chính quyền Sài Gòn đổi tên thành quận Kiên Thành, thuộc tỉnh Kiên Giang. Sau năm 1965, giải thể các tổng. Sau 30-04-1975, tái lập huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang với thị trấn Rạch Sỏi và 9 xã: Nam Thái Hoà, Mỹ Lâm, Sóc Sơn, Phi Thông, Mong Thọ, Giục Tượng, Bình An, Minh Hoà, Vĩnh Hoà Hiệp.
Ngày 03-06-1978, tách 3 xã Nam Thái Hoà, Mỹ Lâm, Sóc Sơn hợp với xã Bình Sơn tách từ huyện Hà Tiên để thành lập huyện Hòn Đất. Ngày 27-09-1983, lập thêm các xã mới: Bình Đô, Bình Thới, Hoà Đức, Ninh Hưng, Ninh Thuận, Hoà Phú, Thành Tân, Thọ Ninh, Thọ Phước, Thọ Bình, Hưng Thạnh; tách xã Phi Thông nhập vào thị xã Rạch Giá. Ngày 24-05-1988, giải thể thị trấn Rạch Sỏi và các xã: Hưng Thạnh, Thọ Phước, Mong Thọ; lập các thị trấn Minh Lương và các xã: Mong Thọ A, Mong Thọ B.
Ngày 18-03-1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23 - CP, thành lập xã Thạnh Lộc trên cơ sở 2.907,21 ha diện tích tự nhiên và 11.119 nhân khẩu của xã Mong Thọ A. Xã Mong Thọ A sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 3.461,76 ha diện tích tự nhiên và 9.658 nhân khẩu. Cuối năm 2004, huyện Châu Thành có thị trấn Minh Lương và 7 xã: Mông Thọ A, Mông Thọ B, Giục Tượng, Vĩnh Hoà Hiệp, Minh Hoà, Bình An, Thạnh Lộc.
Ngày 26-07-2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 97/2005/NĐ - CP, thành lập xã Mong Thọ thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 1.480,42 ha diện tích tự nhiên và 7.938 nhân khẩu của xã Mong Thọ B. Xã Mong Thọ có 1.480,42 ha diện tích tự nhiên và 7.938 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Mong Thọ: Đông giáp huyện Tân Hiệp; Tây giáp xã Mong Thọ A; Nam giáp xã Mong Thọ B, Giục Tượng và huyện Tân Hiệp; Bắc giáp xã Mong Thọ A và huyện Tân Hiệp. Sau khi thành lập xã Mong Thọ, xã Mong Thọ B còn lại 1.900,58 ha diện tích tự nhiên và 13.608 nhân khẩu.
Ngày 07-02-2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ - CP, thành lập xã Vĩnh Hòa Phú trên cơ sở 2.668,58 ha diện tích tự nhiên và 11.237 nhân khẩu của xã Vĩnh Hòa Hiệp. Địa giới hành chính xã Vĩnh Hòa Phú: Đông giáp thị trấn Minh Lương và xã Bình An; Tây giáp huyện An Biên; Nam giáp xã Bình An; Bắc giáp xã Vĩnh Hòa Hiệp và thị xã Rạch Giá. Sau khi thành lập xã Vĩnh Hòa Phú, xã Vĩnh Hòa Hiệp còn lại 1.517,31 ha diện tích tự nhiên và 14.074 nhân khẩu.
Thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp và thủy sản. Từ năm 2000 đến nay, kinh tế huyện Châu Thành có những đột phá đi lên, phát triển theo hướng toàn diện, nhất là chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế, các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt so với kế hoạch. Tổng sản phẩm xã hội từ 574,9 tỷ đồng (năm 2000) tăng lên gần 1.100 tỷ đồng (năm 2005), tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 13,15%. Tổng sản lượng lương thực từ 194.000 tấn (năm 2000) lên 227.000 tấn (năm 2005). Tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư chiếm 44% cơ cấu kinh tế. Công nghiệp - Xây dựng chiếm 10,15%. Thương mại - Dịch vụ chiếm 43,59%.
Năm 2009, trọng tâm của huyện là thực hiện chính sách chống suy giảm kinh tế, chính sách an sinh xã hội, tập trung chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản (XDCB)…trong quý I. Trong quý II, huyện tiếp tục triển khai duy trì tăng tưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho công nhân. Vừa qua, tỉnh Kiên Giang đã cho phép huyện Châu Thành quy hoạch 10 ha tại khu vực ấp Minh Phong xã Bình An để giải quyết nhà ở cho công nhân khu cảng cá Tắc Cậu, dự kiến sẽ được xây dựng trong năm 2009. Về vấn đề ô nhiễm môi trường của các nhà máy chế biển thủy sản tại khu cảng cá Tắc Cậu và các hộ chế biến riêng lẻ trên địa bàn huyện, các ngành chức năng của tỉnh sẽ phối hợp với huyện tiếp tục kiểm tra và xử lý vi phạm.
Trong mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2010, huyện tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, đáp ứng nhu cầu tại địa phương và xuất khẩu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để thực hiện dự án lúa chất lượng cao và mô hình 30 - 50 triệu đồng/ha/năm. Tiếp tục mở rộng ngư trường khai thác và đa dạng hoá ngành nghề đánh bắt xa bờ, gắn với công tác nuôi trồng và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu sản lượng đánh bắt, nuôi trồng hàng năm đạt 48.350 tấn, tăng trưởng 9%/năm, tỷ trọng chiếm 33,26% cơ cấu kinh tế. Tính đến giữa tháng 10 năm 2008, toàn huyện có trên 513 ha diện tích nuôi cá, trong đó có trên 207 ha nuôi trong ao, đìa, còn lại nuôi xen trong ruộng lúa và trên 37 ha diện tích nuôi tôm xen lúa…Năm 2008, huyện đã quy hoạch 20 ha diện tích mặt nước dùng để nuôi cá da trơn phục vụ cho chế biến xuất khẩu, ở xã Bình An 5 ha và xã Mong Thọ B 15 ha.
Châu Thành đề ra các bước đi vững chắc có quy mô nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động và tăng thu nhập cho người dân tại địa phương. Đẩy mạnh việc triển khai các chính sách thu hút kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông, thủy, hải sản và các ngành nghề mới, từng bước nâng cao chất lượng và chủng loại hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Tận dụng tối đa lợi thế cảng cá Tắc Cậu để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, từng bước phát triển khu dịch vụ, công nghiệp Tắc Cậu - Vĩnh Hòn Phú - Minh Lương về định hướng phát triển công nghiệp khi cụm Thanh Lộc - Mong Thọ A - Mong Thọ B hình thành. Đồng thời, duy trì ngành nghề truyền thống dệt chiếu, đan lát, làm mộc gia dụng… Phấn đấu tăng trưởng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm 30,3%, tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 18,36%.
Trên địa bàn huyện có 2 khu công nghiệp lớn được tỉnh đầu tư quy hoạch là: Tổ hợp khu công nghiệp Thạnh Lộc và khu Cảng cá Tắc Cậu.
- Tổ hợp khu công nghiệp Thạnh Lộc có tổng diện tích là 458,35 ha, bao gồm: Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 249,42 ha và 2 dự án ngoài hàng rào khu công nghiệp: khu ở công nhân và tái định cư 60,43 ha; khu thương mại dịch vụ 148,50 ha. Tổng vốn đầu tư 03 dự án dự kiến là 2.300 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành dự án là 5 năm, bắt đầu từ tháng 07-2008 đến hết tháng 07-2013. Thời gian sử dụng đất để thực hiện dự án là 70 năm. Định hướng phát triển các nhóm ngành nghề: công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp cơ khí và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; công nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp khác.
- Khu Khu Cảng cá Tắc Cậu nằm trên địa bàn xã Bình An, huyện Châu Thành. Ban đầu khu cảng cá này dự kiến chỉ bố trí năm nhà máy trong 9 ha, các công trình hạ tầng cơ sở cũng được thiết kế tương ứng với quy mô này. Do các nhà lựa cá được xây dựng ở vị trí cách xa cầu tàu, không thuận lợi cho bốc dỡ hoặc lên hàng, vì thế, người ta phải xây thêm một dãy nhà lựa sản phẩm nằm cặp cầu tàu. Đến khi đi vào hoạt động thì các hạng mục công trình này nảy sinh vấn đề không có mặt bằng để bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải riêng. Vì thế, sau vài năm hoạt động, cảng cá đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Sau đó, tỉnh Kiên Giang thực hiện chủ trương thu hút đầu tư, cảng cá được mở rộng với qui mô 32 ha (bố trí xây dựng 27 nhà máy). Chính vì vậy, các công trình hạ tầng cơ sở hiện có không đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển, tình hình ô nhiễm môi trường lại càng trầm trọng hơn. Năm 2008, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết giai đoạn 2 với diện tích 180 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 346,77 tỷ đồng, định hướng phát triển: chế biến thủy sản; đóng tàu; sản xuất nước đá; dịch vụ phục vụ hậu cần nghề cá...Tỉnh đã chấp thuận cho Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu cảng các Tắc Cậu giai đoạn 2 và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục đàm phán với Tổng Công ty để thực hiện các bước đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu cảng cá Tắc Cậu.
Tiếp tục chỉnh trang nâng cấp hệ thống chợ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là thu hút tư nhân đầu tư vốn phát triển Thương mại - Dịch vụ về các cụm tuyến dân cư, các xã khó khăn. Huyện phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm về Thương mại - Dịch vụ là 17,65%, tỷ trọng chiếm 48,38% cơ cấu kinh tế.
tỉnh Sóc TrăngĐịa chỉ hiện nay
tỉnh Trà Vinh
Dân số
147.139 người (2007)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Tiền Giang
Dân số
234.423 người (26-09-2009)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Long An
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Đồng Tháp
Dân số
155.500 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Bến Tre
Dân số
162.600 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Hậu Giang
Dân số
89.242 người (08-2009 theo Quyết định số 37/NQ-CP)
Địa chỉ hiện nay
Châu Thành - Tây Ninh
Địa chỉ hiện nay
tỉnh An Giang
Dân số
160.500 người (2004)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Kiên Giang
Dân số
152.611 người (2007)
Địa chỉ hiện nay
tỉnh Sóc Trăng
Dân số
103.518 người (2008)
Huyện của tỉnh Sóc Trăng; Bắc giáp huyện Kế Sách; Nam và Tây giáp huyện Mỹ Tú; Đông giáp huyện Kế Sách, huyện Long Phú và thành phố Sóc Trăng. Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Châu Thành và 7 xã là: Thuận Hòa, Hồ Đắc Kiện, An Ninh, An Hiệp, Phú Tân, Phú Tâm, Thiện Mỹ. Huyện Châu Thành được thành lập theo Nghị định số 02/NĐ-CP, ngày 24-09-2008 của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở tách 23.632,43 ha và 103.518 nhân khẩu của huyện Mỹ Tú.
Quốc lộ 1A đi qua trung tâm huyện nối liền với thành phố Sóc Trăng, là cửa ngõ ra vào của tỉnh Sóc Trăng. Song song đó, các tuyến tỉnh lộ qua địa bàn cũng nhiều như tỉnh lộ 932, 939, 939B…Đây là điều kiện thuận lợi để Châu Thành giao lưu, phát triển kinh tế; tuy nhiên nó cũng khiến cho tình hình giao thông trên địa bàn huyện khác phức tạp, Châu Thành thường xuyên là điểm nóng của tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Huyện có địa danh Vũng Thơm, nổi tiếng với đặc sản bánh pía Sóc Trăng. Làng Vũng Thơm thuộc xã Phú Tâm, cách thành phố Sóc Trăng 10 km, là một thị tứ khá sầm uất, có đông người Hoa sinh sống. Nghề làm bánh pía Vũng Thơm có từ 70 - 80 năm trước. Đến đầu thế kỷ XIX, người đầu tiên làm bánh pía để kinh doanh và truyền nghề cho con cháu sau này chính là ông Đặng Thuận sinh sống ở làng Vũng Thơm.
Bánh pía Vũng Thơm không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn bay xa sang Mỹ, Canada, Trung Quốc. Nguyên liệu làm bánh pía gồm bột mì, đậu xanh, đường, mỡ, trứng, sầu riêng. Bánh pía có nhiều lớp da xốp mềm; nhân cứng, cắt không dính dao. Tại nhiều kỳ hội chợ, bánh pía của các lò bánh ở Vũng Thơm đã được tặng thưởng Huy chương vàng và đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao. Bánh pía Vũng Thơm ngọt, mềm, thơm vị sầu riêng, không lẫn vào đâu được. Ngoài bánh pía, Vũng Thơm còn sản xuất mè láo và bánh in.